1. Pháp nhân nước ngoài là gì ?
Theo thực tiễn tư pháp quốc tế, pháp nhân được thành lập hoặc được công nhận theo pháp luật của một nước nhất định. Nói cách khác, việc thành lập hoặc công nhận một tổ chức có tư cách pháp nhân phải dựa trên cơ sỏ pháp luật của một nước nhất định. Thông thường, một tổ chức được thành lập hoặc được công nhận có tư cách pháp nhân ỏ nước nơi nó được thành lập hoặc được công nhận thì cũng được công nhận có tư cách pháp nhân ở những nước khác.
Lâu nay, thuật ngữ “Pháp nhân nước ngoài” được sử dụng rộng rãi trong sách báo pháp lý, trong các văn bản pháp luật quốc gia cũng như các văn bản pháp luật quốc tế. Song, ở các nước cho đến nay chưa có ai đưa ra được một định nghĩa rõ ràng và khoa học về pháp nhân nước ngoài. Ở Việt Nam, trong một số cuốn giáo trình tư pháp quốc tế, pháp nhân nưốc ngoài đối vối Việt Nam được hiểu là pháp nhân không mang quốc tịch Việt Nam. Chúng ta hiểu khái niệm người nước ngoài đối với Việt Nam là người không có quốc tịch Việt Nam và bao gồm người có quốc tịch của nưốc ngoài và cả người không có quốc tịch. Vấn đề đặt ra ỏ đây là liệu khái niệm pháp nhân nước ngoài có được hiểu như khái niệm người nước ngoài hay không. Trong khoa học về tư pháp quốc tế chưa có ai nêu và trả lời câu hỏi này. Song về lý luận, không nên loại trừ khả năng xảy ra trường hợp một pháp nhân được hai hay nhiều quốc gia khẳng định là mang quốc tịch của mình; và cũng có thể có trường hợp một phấp nhân không được quốc gia nào công nhận là có quốc tịch của mình. Nguyên nhân của các tình trạng này là ở chỗ các quốc gia có các quy định khác nhau về nguyên tắc xác định quốc tịch pháp nhân. Trong thực tiễn tư pháp quốc tế đã có những trường hợp một pháp nhân được coi là có hai quốc tịch, song khi xử lý các vấn đề liên quan, cơ quan có thẩm quyền ỏ các nước đều căn cứ vào nguyên tắc của nưốc mình trong việc xác định quốc tịch pháp nhân để khẳng định quốc tịch của pháp nhân. Tuy nhiên, chúng ta chưa tìm được trường hợp nào một pháp nhân bị coi là không có quốc tịch.
2. Đặc điểm của pháp nhân nước ngoài
Pháp nhân nước ngoài chịu sự điều chỉnh của hai hệ thống pháp luật của nước pháp nhân mang quốc tịch điều chỉnh: năng lực pháp luật dân sự, điều kiện thủ tục thành lập, hợp nhất, giải thể, chia tách, thanh lí tài sản khi giải thể pháp nhân; Pháp luật nước sở tại quy định quyền và nghĩa vụ của pháp nhân, lĩnh vực hoạt động, phạm vi hoạt động, quy mô ngành nghề…
Quy chế pháp lý dân sự của pháp nhân nước ngoài còn thể hiện ở chỗ khi các quyền và lợi ích hợp pháp của pháp nhân nước ngoài bị xâm phạm thì nó sẽ được nước mà nó mang quốc tịch thực hiện sự bảo hộ pháp lý về mặt ngoại giao.
Nội dung quy chế pháp lý của pháp nhân nước ngoài là không giống nhau giữa các nước và ngay trong cùng một nước ở từng giai đoạn lịch sử khác nhau quy chế pháp lý đối với pháp nhân nước ngoài không phải lúc nào cũng giống nhau
3. Các chế độ pháp lý dành cho người nước ngoài
Chế độ đãi ngộ quốc gia
Đây là chế độ được quy định phổ biến trong pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới. Nội dung cơ bản của chế độ này được thể hiện như sau: chế độ cho phép người nước ngoài được hưởng các quyền cũng như được thực hiện các nghĩa vụ ngang hoặc tương đương với những quyền mà nghĩa vụ của công dân nước sở tại đang được hưởng và sẽ được hưởng trong tương lai (trừ những ngoại lệ theo pháp luật quy định trong các trường hợp cụ thể). Có thể nói chế độ đãi ngộ như công dân đã thể hiện được mối quan hệ giữa người nước ngoài với công dân nước sở tại. Thể hiện mối quan hệ bình đẳng những quyền và nghĩa vụ giữa người nước ngoài và công dân nước sở tại. Và hơn thế nữa chế độ đãi ngộ như công dân cũng thể hiện việc tôn trọng nhân quyền của pháp luật nước sở tại dành cho những người không phải công dân của mình. Thông thường người nước ngoài được hưởng các quyền dân sự, thương mại, lao động và văn hóa như công dân nước sở tại. Tuy nhiên trong một số quan hệ xã hội người nước ngoài bị hạn chế một số quyền thậm chí không được hưởng một số quyền như công dân nước sở tại, ví dụ như quyền bầu cử, ứng cử và các quyền theo học các trường an ninh, quân sự … những quy định này rất dễ có trong quy định của các nước nhằm bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia. Bởi khi người nước ngoài được hưởng đãi ngộ như công dân thì vấn đề xác định chế độ đãi ngộ của người nước ngoài dựa trên chế độ đãi ngộ như đối với công dân nước sở tại, tuy nhiên nhìn từ góc độ pháp lý quốc tế những hạn chế đấy chỉ được chấp nhận khi không làm phương hại đến chuẩn mực quốc tế về nhân quyền ( ví dụ như những hạn chế đó không được dựa trên cơ sở phân biệt chủng tộc, giới tính, tôn giáo…
Như vậy chế độ đãi ngộ quốc gia là cơ sở để xác định năng lực pháp luật của người nước ngoài tại nước sở tại bao gồm 3 vấn đề cơ bản sau:
– Là chế độ cho phép người nước ngoài có quyền và nghĩa vụ tương ứng như công dân nước sở tại trong các quan hệ xã hội nhất định.
– Người nước ngoài được hưởng các quyền dân sự và lao động, cũng như thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác tương đương hoặc bằng với những quyền và nghĩa vụ mà công dân nước sở tại đang được hưởng và sẽ được hưởng trong tương lai. Ví dụ: trong giao kết hợp đồng.
– Người nước ngoài được hưởng quyền và nghĩa vụ như công dân nước sở tại không phải ở tất cả mọi mặt, người nước ngoài bị hạn chế ở một số quyền nhất đinh. Ví dụ: quyền bầu cử, quyền ứng cử, đề cử, quyền cư trú, quyền hành nghề, học tập trong lĩnh vực an ninh quốc phòng..
Chế độ tối huệ quốc
– Chế độ tối huệ quốc là người nước ngoài và pháp nhân nước ngoài được hưởng một chế độ mà nước sở tại dành cho người nước ngoài và pháp nhân nước ngoài của bất kỳ nước thứ ba nào đang được hưởng và sẽ được hưởng trong tương lai.
– Chế độ tối huệ quốc thì người nước ngoài cũng như pháp nhân nước ngoài được hưởng đầy đủ và hoàn toàn các quyền hợp pháp mà một quốc gia đã dành và sẽ dành cho bất kỳ một nhóm người nước ngoài cũng như pháp nhân nước ngoài đang sinh sống hay hoạt động tại lãnh thổ của quốc gia đó.
– Phạm vi áp dụng chủ yếu của chế độ này nằm trong thương mại và hàng hải được ghi nhận trong các điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia nhằm đưa lại những điều kiện và cơ hội như nhau cho công dân pháp nhân các nước khi tiến hành các hoạt động kinh doanh, thương mại trên lãnh thổ nước sở tại.
Ví dụ : Thuế nhập khẩu linh kiện xe máy vào Việt nam được áp dụng ở mức 50%, sau đó Việt nam kí kết hiệp định thương mại song phương với Nhật bản, quy định mức thuế mới đối lới linh kiện xe máy nhập khẩu từ Nhật bản là 30%. Khi đó nếu trong hiệp định giữa Việt nam và Trung quốc có quy định về việc hai bên giành cho nhau chế độ tối huệ quốc thì lúc này mức thuế nhập khẩu đối với linh kiện xe máy từ Trung quốc vào Việt nam sẽ tự động và ngay lập tức được điều chỉnh xuống còn 30%.
Chế độ đãi ngộ đặc biệt
– Chế độ này là người nước ngoài được hưởng những quyền ưu tiên, ưu đãi đặc biệt hoặc quyền đặc hưởng mà nước sở tại dành cho họ thậm chí chính công dân nước sở tại cũng không được hưởng.
– Các ưu tiên, ưu đãi hoặc các đặc quyền này thường được quy định trong luật pháp của các quốc gia cũng như trong các điều ước quốc tế.
– Áp dụng đối với nhân viên ngoại giao, lãnh sự và nhân viên của các tổ chức quốc tế.
Cơ sở : người nước ngoài chỉ được hưởng chế độ đãi ngộ đặc biệt này trên cơ sở pháp luật quốc gia của nước sở tại hoặc điều ước quốc tế mà nước này tham gia. Trên thực tế các chế độ đãi ngộ đặc biệt này thường được áp dụng trong các quan hệ ngoại giao – quan hệ lãnh sự
Theo điều 29 Công ước viên năm 1961 về quan hệ ngoại giao thì nhân viên ngoại giao của nước ngoài ở nước sở tại được hưởng các chế độ đãi ngộ đặc biệt: “ thân thể của viên chức ngoại giao là bất khả xâm phạm. Họ không thể bị bắt hoặc bị giam giữ dưới bất kì hình thức nào. Nước tiếp nhận cần có sự đối xử trọng thị xứng đáng với họ và áp dụng mọi biện pháp thích đáng để ngăn chặn mọi hành vi xúc phạm đến thân thể, tự do hay phẩm cách của họ”
Chế độ có đi có lại
– Chế độ có đi có lại thể hiện ở việc một quốc gia dành một chế độ pháp lý nhất định cho cá nhân và pháp nhân nước ngoài tương ứng như trước đó đã dành và sẽ dành cho công dân và pháp nhân của mình ở đó trên cơ sở có đi có lại.
– Do các quốc gia có chế độ chính trị, nền kinh tế cũng như lịch sử khác nhau, cho nên trong thực tiễn chế độ có đi có lại được thể hiện dưới hai cách: có đi có lại thực chất và có đi có lại hình thức.
+ Có đi có lại thực chất: là một nước dành cho cá nhân hoặc pháp nhân nước ngoài một số quyền và nghĩa vụ hoặc những ưu đãi nhất định đúng bằng những quyền và nghĩa vụ cũng như những ưu đãi thực tế mà các cá nhân và pháp nhân của nước đó đã được hưởng ở nước ngoài kia. Có đi có lại thực chất được áp dụng ở những nước có cùng chế độ kinh tế – chính trị – xã hội.
+ Chế độ có đi có lại hình thức: Một nước dành cho cá nhân và pháp nhân nước ngoài một chế độ pháp lý nhất định như chế độ đãi ngộ như công dân hoặc chế độ đãi ngộ tội huệ quốc mà ở nước kia cũng đã dành cho công dân và pháp nhân nước mình một chế độ tương ứng như thế. Được áp dụng rất hữu hiệu trong quan hệ giữa các quốc gia có chế độ chính trị – xã hội khác nhau.
4.Quy chế pháp lý của pháp nhân nước ngoài tại Việt Nam
Quy chế pháp lý của pháp nhân nước ngoài tại Việt Nam được xác định trên cơ sở pháp luật Việt Nam và các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Về năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài theo quy định tại Điều 765 Bộ luật dân sự thì được xác định theo pháp luật của nước nơi pháp nhân đó thành lập; trừ trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định khác; trong trường hợp pháp nhân nước ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài được xác định theo pháp luật Việt Nam.
Tuy nhiên nội dung cụ thể của quy chế pháp lý dân sự của các loại pháp nhân ước ngoài hoạt động ở Việt Nam không hoàn toàn giống nhau.
5. Năng lực pháp luật của pháp nhân nước ngoài tại Việt Nam
Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước nơi pháp nhân đó được thành lập, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. Trong trường hợp pháp nhân nước ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân được xác định theo pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Với cá nhân, khả năng tham gia quan hệ pháp luật dân sự được pháp luật thừa nhân nhưng việc xác lập, thay đổi, chấm dứt các quan hệ pháp luật chỉ được thực hiện khi cá nhân đạt đến một độ tuổi nhất định, có đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi. Ngược lại, đối với pháp nhân, kể từ thời điểm được pháp luật thừa nhận tư cách pháp lý, pháp nhân có quyền tham gia xác lập, thay đổi, chấm dứt các quan hệ pháp luật dân sự Như vậy, có thể thấy năng lực pháp luật của pháp nhân bao gồm cả khả năng pháp nhân có quyền và nghĩa vụ và khả năng pháp nhân bằng hành vi của mình xác lập các quyền và nghĩa vụ.
– Xét theo phương diện thứ nhất, khả năng pháp nhân được pháp luật cho phép có các quyền và nghĩa vụ dân sự được hiểu pháp nhân chỉ quyền tham gia những quan hệ pháp luật mà quốc gia cho phép. Chẳng hạn như ở Mỹ, chính phủ cho phép người dân sử dụng súng, như vậy, một số pháp nhân đủ điều kiện được phép kinh doanh súng, đạn dược, ngược lại theo pháp luật Việt Nam, súng bị liệt vào danh mục tài sản cấm lưu thông, nên không có tổ chức, cá nhân được phép sở hữu và kinh doanh. Trong trường hợp việc xác định khả năng có quyền và nghĩa vụ một mặt tuân theo pháp luật Mỹ (có quyền kinh doanh tại Mỹ) nhưng khi thực hiện các giao dịch tại Việt Nam thì phải tuân theo pháp luật Việt Nam.
– Xét theo phương diện thứ hai, khả năng pháp nhân bằng hành vi xác lập các quyền và nghĩa vụ được xem xét dưới các điều kiện mà điều kiện mà pháp nhân cần phải đáp ứng khi tham gia vào các lĩnh vực cụ thể. Chẳng hạn những yêu cầu về vồn pháp định, nhân sự chất lượng cao, cơ sở vật chất kỹ thuật… mà mỗi quốc gia có thể đặt ra những quy định khác nhau. Trong trường hợp này, việc xác định điều kiện phải tuân theo pháp luật nước nơi pháp nhân tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh.
Luật LVN Group ( sưu tầm và biên tập )