1.Khái niệm quy chế là gì ?

Quy chế là văn bản có chứa quy phạm pháp luật hoặc quy phạm xã hội do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành, quy chế theo một trình tự, thủ tục nhất định, có hiệu lực đối với các thành viên thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chế.

Quy chế là quy phạm điều chỉnh các vấn đề như chế độ chính sách, công tác nhân sự, quyền hạn, tổ chức hoạt động…quy chế đưa ra những yêu cầu mà các thành viên thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chế cần đạt được và mang tính nguyên tắc.

 Quy chế phải đảm bảo những yếu tố nào?

– Mang tính hợp pháp, quy chế ban hành phải phù hợp với các quy định của pháp luật, không trái với những quy định mà pháp luật nghiêm cấm.

– Mang tính thực tiến, quy chế ban hành phù hợp với yêu cầu quản lý điều hành, hoạt động tổ chức trong cơ quan, đơn vị.

– Mang tính hiệu quả, góp phần tích cực cho công tác quản lý, điều hành toàn bộ các hoạt động của tổ chức, tạo ra hành lang pháp lý cho tổ chức, khi quy chế được áp dụng thì mọi người phải tôn trọng và thực thi.

2. Khái niệm quy chế pháp lý dân sự của người nước ngoài

Để góp phần nâng cao hiệu quả điều chỉnh pháp lý các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam cũng như của người nưốc ngoài, thúc đẩy giao lưu kinh tế, thương mại, khoa học công nghệ và văn hoá giữa các quốc gia, mỗi quốc gia cần nghiên cứu để xây dựng quy chế pháp lý dân sự của người nước ngoài phù hợp với những yêu cầu này. Muốn nghiên cứu để xây dựng nội dung quy chế pháp lý dân sự của người nước ngoài ở mỗi nước, trước hết phải xác định khái niệm chung về quy chế pháp lý dân sự của họ. Việc xác định khái niệm về quy chế pháp lý dân sự của người nước ngoài vối tư cách là một cá nhân, gắn liền với việc giải quyết về mặt lý luận quan niệm về quy chế pháp lý của cá nhân nói chung.

Trong khoa học pháp lý, đôi khi các nhà nghiên cứu không dùng khái niệm “quy chế pháp lý”, mà dùng khái niệm “địa vị pháp lý” hoặc dùng cả hai khái niệm với nội dung thống nhất. Chúng ta cần làm rõ không chỉ khái niệm “quy chế pháp lý” mà cả khái niệm “địa vị pháp lý” của cá nhân, đồng thời phân biệt rõ sự giông nhau và khác nhau của hai khái niệm này.

Nhìn chung, về mặt lý luận, “địa vị pháp lý” của cá nhân là địa vị của cá nhân trong xã hội được thừa nhận và khẳng định trong pháp luật của mỗi nhà nước. Đây là hiện tượng pháp lý phức tạp mà nội dung của nó được thể hiện bỏi nhiều yếu tố như quyền năng chủ thể (năng lực pháp luật và năng lực hành vi) của cá nhân; hệ thông quyền và nghĩa vụ pháp lý của cá nhân; quốc tịch của cá nhân; các nguyên tắc pháp lý làm cơ sỏ xây dựng hệ thống quyền và nghĩa vụ pháp lý của cá nhân; các lợi ích hợp pháp của cá nhân; những bảo đảm pháp lý đốì với các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân,…

Trong số các yếu tố thể hiện địa vị pháp lý của cá nhân, quyền năng chủ thể, hệ thống quyền, nghĩa vụ pháp lý, lợi ích hợp pháp của cá nhân và những biện pháp pháp lý bảo đảm cấc quyền, nghĩa vụ pháp lý cũng như lợi ích hợp pháp của họ là những yếu tô’ then chốt, là hạt nhân.

Trong sách báo pháp lý và cả trong thực tiễn, có quan điểm đồng nhất nội dung địa vị pháp lý của cá nhân với hệ thống các quyền, nghĩa vụ pháp lý và các lợi ích hợp pháp của cá nhân. Bằng chứng của quan niệm này là khi đặt vấn đề tìm hiểu địa vị pháp lý của cá nhân, chỉ đề cập các quyền và nghĩa vụ pháp lý và các lợi ích hợp pháp của cá nhân. Việc đồng nhất nội dung địa vị pháp lý của cá nhân với hệ thống các quyền, nghĩa vụ pháp lý và các lợi ích hợp pháp của cá nhân là thiếu khách quan, có thể được xem là phiến diện. Bởi vì, yếu tố đầu tiên thế hiện địa vị pháp lý của cá nhân và không thể bỏ qua là vấn đề cá nhân có được công nhận là chủ thể của pháp luật của quốc gia hay không. Nếu được công nhận là chủ thể của pháp luật thì đương nhiên cá nhân có quyền năng chủ thể, tức là có năng lực pháp luật và năng lực hành vi theo quy định của pháp luật quốc gia, và chỉ nhờ đó mới có hệ thống các quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể cũng như các lợi ích hợp pháp của cá nhân.

Nhìn chung, hệ thống các quyền, nghĩa vụ pháp lý và các lợi ích hợp pháp của cá nhân chỉ là một trong những yếu tố then chốt cấu thành của nội dung khái niệm địa vị pháp lý của cá nhân. Vì vậy, quan niệm nội dung địa vị pháp lý của cá nhân chỉ bao gồm hệ thống các quyền, nghĩa vụ pháp lý và các lợi ích hợp pháp của cá nhân thì chưa thể xác đáng cả về mặt lý luận và thực tiễn. Tìm hiểu địa vị pháp lý của cá nhân, người ta tìm hiểu trưốc hết quyền năng chủ thể; hệ thống quyển, nghĩa vụ pháp lý, các lợi ích hợp pháp của cá nhân và cả những biện pháp pháp lý bảo đảm thực hiện quyền năng chủ thể, các quyền, nghĩa vụ pháp lý cũng như lợi ích hợp pháp của họ, và nhiều yếu tố khác nữa..

Trong khoa học pháp lý, có ý kiến cho rằng, cắc yếu tố cấu thành cơ bản, hạt nhân của khái niệm địa vị pháp lý của cá nhân chính là những yếu tố cấu thành của nội dung quy chế pháp lý của cá nhân. Nói cách khác, tổng hợp các yếu tố: Quyền năng chủ thể, hệ thống quyền, nghĩa vụ pháp lý, các lợi ích hợp pháp của cá nhân và các biện pháp pháp lý bảo đảm các quyền và nghĩa vụ pháp lý và các lợi ích hợp pháp của họ cấu thành quy chế pháp lý của cá nhân. Có thể nói rằng, quỹ chế pháp lý của cá nhân là địa vị pháp lý của cá nhân theo nghĩa hẹp. Rõ ràng hoàn toàn có thể chia sẻ quan điểm này.

Người nước ngoài cũng là một cá nhân trong xã hội. Vì vậy, nói tìm hiểu quy chế pháp lý dân sự của người nước ngoài là tìm hiểu quyền năng chủ thể, hệ thống quyền, nghĩa vụ pháp lý, các lợi ích hợp pháp của cá nhân và các biện pháp pháp lý bảo đảm thực hiện quyền năng chủ thể, các quyền, nghĩa vụ và các lợi ích hợp pháp của họ ỏ nước sỗ tại trong lĩnh vực dần sự. Phạm vi nội dung quy chế pháp lý dân sự của người nưóc ngoài ở đây được hiểu phù hợp vỗi phạm vi điều chỉnh của tư pháp quốc tế, bao quát tất cả các lĩnh vực quan hệ dần sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài như: Quan hệ dân sự theo nghĩa hẹp, quan hệ hôn nhân và gia đình, quan hệ lao động và quan hệ tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài.

3. Thể thức và xác định nội dung luật nước ngoài cần áp dụng

Trong thực tiễn xét xử, việc áp dụng luật nước ngoài ở các nước phát triển phương Tây là da dạng và phức tạp về thủ tuc, cách xác định nội dung và cách nhìn nhận là khác nhau.
     Chúng ta xem xét cơ bản ở một số nướcở Anh, Mỹ (theo hệ thống common law), các tòa án đã hình thành một nguyên tắc là luật nước ngoài được xem xét như là chứng cứ (rights), chứ không phải là luật(law) trong quá trình tố tụng. Theo đó, như ở Anh chẳng hạn, các tòa án theo thông lệ không cần nghiên cứu và biết rõ về luật nước ngoài, mà các bên đương sự buộc phải minh chứng luật nước ngoài trước tòa án. Các quan tòa xem xét và đánh giá các chứng cứ đó trên nền tảng, cơ sở pháp luật của Anh và dựa vào đó để xác định nội dung luật nước ngoài cần áp dụng. Trong khi tiến hành quá trình tố tụng, tòa án có thể mời các chuyên gia về luật của nước ngoài cần áp dụng trình bày ý kiến của mình như là người làm chứng, các ý kiến đó tòa có thể tham khảo. Một khi các bên đương sự cùng ý kiến của các chuyên gia không chứng minh nổi, các quan tòa có quyền “suy /Mựu” rằng luật nước ngoài của các bên đương sự có liên quan cũng giống luật Anh và tòa án sẽ áp dụng luậtcủa Anh để giải quyết.
     Thậm chí, trong một số trường hợp ở Anh các bên đương sự có thể thóa thuận về giải thích nội dung các quy phạm luật nước ngoài cần áp dụng; kết quả của nội dung giải thích này sẽ được tòa án áp dụng để giải quyết, mặc dù tòa án có thể biết rõ nội dung giải thích thóa thuận trên là không logic và không phù hợp với nội dung của các quy phạm.
Ở Mỹ việc áp dụng luật nước ngoài về thể thức và xác định nội dung cũng tương tự như ở Anh.
     Thực tiễn tòa án ở Pháp có khác với hệ thống Anh – Mỹ về các vấn đề trên. Khi cần thiết phải áp dụng luật nước ngoài, các bên đương sự phải chứng minh được sự cần thiết phải áp dụng đó; ngoài ra họ phải tự đưa ra các bằng chứng để xác định nội dung luật của nước cần áp dụng. Đây là một gánh nặng đè lên vai đương sự trước tòa và tất nhiên đương sự phải thuê Luật sư của LVN Group với giá rất cao và với người lao động thì không phải lúc nào cũng có thể thuê được và đành chịu bó tay trong việc bảo vệ quyền lợi của mình. Những bằng chứng mà đương sự trình bày trước tòa, các quan tòa sẽ kiểm tra đánh giá và xác định nội dung để xét xử. Nếu các quy phạm luật nước ngoài là rất quen thuộc vớiTòa án thì tòa án sẽ áp dụng mà không phụ thuộc vào việc các bên đương sự có đưa ra được các bằng chứng phù hợp hay không. Tòa án Pháp luôn phải giải thích và minh chứng nội dung luật nước ngoài đúng với nội dung đích thực của nó để áp dụng. Việc những thiếu sót, khiếm khuyết của luật nước ngoài (đối với luật pháp của các nước chậm phát triển) không thể là căn cứ để kháng án lên tòa phá án (giống tòa phúc thẩm ở nước ta).

4. Trường hợp áp dụng pháp luật nước ngoài có nhiều hệ thống pháp luật

Trong quá trình áp dụng pháp luật nước ngoài, Toà án có thể gặp tình trạng quy phạm xung đột dẫn chiếu đến pháp luật nước ngoài nhưng tại quốc gia có hệ thống pháp luật nước ngoài đó tồn tại các hệ thống pháp luật khác nhau. Ví dụ, trong Nhà nước liên bang, bên cạnh pháp luật của liên bang, mỗi một bang đều có pháp luật của mình. Vì vậy đối với những Nhà nước liên bang, ví dụ như Hoa Kỳ, cần xác định quy phạm xung đột dẫn chiếu đến pháp luật của liên bang hay pháp luật của tiểu bang? Về nguyên tắc, xung đột pháp luật được nghiên cứu trong Tư pháp quốc tế dưới góc độ chọn luật áp dụng giữa các hệ thống pháp luật của các quốc gia có chủ quyền. Do đó, cần tôn trọng các nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật trong nội bộ của các quốc gia đối với các nhà nước liên bang và đối với các quốc gia cho phép tồn tại nhiều hơn một hệ thống pháp luật. Trong trường hợp này, việc xác định hệ thống pháp luật nào được áp dụng cần tuân theo nguyên tắc xác định pháp luật do chính quốc gia nước ngoài đó quy định. Vấn đề này được ghi nhận tại Điều 669 BLDS 2015 “Trường hợp pháp luật của nước có nhiều hệ thống pháp luật được dẫn chiếu đến thì pháp luật áp dụng được xác định theo nguyên tắc do pháp luật nước đó quy định.” Đây là một quy định mới được đưa vào BLDS 2015 và là quy định phù hợp với Tư pháp quốc tế của nhiều nước

5. Về cách thức xác định nội dung pháp luật nước ngoài

Trường hợp pháp luật nước ngoài được áp dụng nhưng có cách hiểu khác nhau
Liên quan đến việc áp dụng pháp luật nước ngoài nhưng có nhiều cách hiểu khác nhau, Điều 667 BLDS 2015 quy định: “Trường hợp pháp luật nước ngoài được áp dụng nhưng có cách hiểu khác nhau thì việc áp dụng phải theo sự giải thích của cơ quan có thẩm quyền tại nước đó”. Đây là quy định hoàn toàn mới so với BLDS 2005 và là một quy định hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc áp dụng pháp luật nước ngoài. Việc Toà án áp dụng pháp luật nước ngoài cần phải tuân thủ theo đúng cách thức, tinh thần giải thích, áp dụng những quy định pháp luật đó tại chính quốc gia nơi nó được ban hành. Toà án Việt Nam khi áp dụng pháp luật nước ngoài không được tuỳ tiện giải thích những quy định của pháp luật nước ngoài theo nguyên tắc pháp luật Việt Nam.

Điều đó có nghĩa là cơ quan có thẩm quyền không thể dùng tư duy pháp lý, cách thức giải thích, cách thức áp dụng của luật quốc gia mình để giải thích và áp dụng pháp luật nước ngoài. Đây là nguyên tắc chung được thừa nhận rộng rãi ở các nước. Khi Toà án của mỗi nước áp dụng pháp luật nước ngoài mà áp dụng theo cách hiểu riêng của mình thì sẽ dẫn đến hệ quả là pháp luật nước ngoài không được áp dụng một cách thống nhất, không bảo đảm giá trị của pháp luật. Vì vậy nguyên tắc này ràng buộc Toà án của các nước dù trong hoàn cảnh, điều kiện nào, ở quốc gia nào thì việc áp dụng một hệ thống pháp luật nào đó phải luôn cho ra một kết quả giống như pháp luật đó được áp dụng tại quốc gia đã ban hành. Nhằm khẳng định nguyên tắc này, W. Goldschmidt, học giả người Đức đã nhận xét “Nếu đối với pháp luật quốc gia, thẩm phán tham gia vào hoạt động xây dựng pháp luật với tư cách là một kiến trúc sư, thì đối với pháp luật nước ngoài, thẩm phán chỉ là một nhiếp ảnh gia. Thẩm phán áp dụng pháp luật quốc gia và dập khuôn pháp luật nước ngoài.” 

Luât LVN Group ( sưu tầm & biên tập )