Sống trong 1 cộng đồng, xã hội hay 1 đất nước tỉnh kỷ luật luôn song hành cùng mỗi con người. Kỷ luật đại diện cho 1 quốc gia chính là pháp luật và đối với 1 tổ chức chính là quy định. Câu nói kỷ luật dường như đã đi vào tâm thức của mỗi người để luôn nhắc chúng ta phải phải luôn sống là người có kỷ luật. Nhưng liệu rằng bạn đã biết khái niệm kỷ luật là gì và sức mạnh của tính kỷ luật?

1. Kỷ luật là gì?

Kỷ luật là hiểu theo một nghĩa thứ nhất chính là quy định của công đồng, hay tổ chức, yêu cầu mọi người phải tuân thủ và thống nhất hành động theo đúng kỷ luật đưa ra nhằm hoạt động chất lượng và hiệu quả. Kỷ luật này thường thường được nhắc trong các cơ quan nhà nước, tổ chức quy định theo chủ trương, các cấp lãnh đạo đề ra. Và nếu vi phạm kỷ luật sẽ bị xử lý theo đúng mức phạt được quy định.

Kỷ luật ở nghĩa thứ chính là giải thích khái niệm một cách đơn giản và linh hoạt hơn chính là khuôn mẫu đề ra để cố định để mọi người làm theo. Tự rèn luyện cho bản thân có tính tự giác và trách nhiệm, rèn luyện và sửa chữa tạo khuôn nếp và sự mạnh mẽ để hoàn hảo hơn đạt được mục tiêu đề ra.

2. Khái niệm về giảm thời hạn kỷ luật

Giảm thời hạn kỷ luật là giảm bớt thời gian thi hành kỉ luật còn lại cho người lao động trong một số trường hợp nhằm ghị nhận sự cố gắng và khuyến khích họ phấn đấu tiến bộ.

Có nhiều hình thức kỉ luật lao động áp dụng đối với người lao động (Xt. Hình thức kỶ luật lao động) nhưng giảm thời hạn kỉ luật lao động chỉ đặt ra đối với hình thức kéo dài thời hạn nâng lương hoặc chuyển làm công việc khác với mức lương thấp hơn trong thời hạn tối đa là 6 tháng.

Theo quy định hiện hành, khi người lao động bị áp dụng một trong hai hình thức kỉ luật nói trên mà đã chấp hành được 1/2 thời hạn kỉ luật và có sửa chữa, tiến bộ thì người sử dụng lao động xem xét, giảm bớt thời hạn kỉ luật cho người lao động đó, Trong trường hợp quyết định giảm thời hạn kỉ luật, người sử dụng lao động phải bố trí cho đương sự được trở lại làm công việc cũ theo hợp đồng đã giao kết hoặc phải tính thời gian làm việc vào thời hạn để nâng lương.

3. Những đặc tính thể hiện tính kỷ luật

Tính kỷ luật là một trong những yếu tố quan trọng trong bản thân mỗi người và bạn sẽ thấy được kết quả hiển nhiên bởi chính khả năng của thân thân mình. Với lối sống tự chủ và nắm được kỷ luật thì bạn gặt hái được nhiều thành công cho chính bản thân và đầu tư đúng đắn cho bản thân đem lại giá trị suốt đời.

Hiểu bản thân mình trước tiên

Kỷ luật thể hiện rất dễ dàng nhận thấy chính là hành xử của bạn trong bất kỳ một tình huống nào xuất hiện. Đầu tiên khi nhắc đến kỷ luật chính là bạn hiểu được chính bản thân mình cần phải xác định được hành vi và mục tiêu và giá trị của bản thân. Quá trình này đòi hỏi bạn tự giác tìm hiểu và phân tích để nắm được hiệu quả cao khi đề ra mục tiêu cho bản thân để đem lại những giá trị.

Nhận thức có ý thức

Ý thức được bản thân cũng là những điều thể hiện bạn là người có kỷ luật và những gì bạn làm bạn đều nhận thức được trước khi bắt đầu. Nếu bạn không xây dựng tính kỷ luật bạn sẽ thấy chính bản thân bạn vô kỷ luật và vô nghĩa. Để xây dựng được yếu tố này bạn cần mất thời gian và tìm được điểm mấu chốt để nhận thức được hành vi của mình tạo nên cơ hội cho bản thân đưa ra những quyết định và hành động đúng đắn với giá trị của bản thân.

Quyết tâm áp dụng kỷ luật

Không chỉ vạch ra những mục tiêu và giá trị cho bản thân mà bạn cần phải cam kết với chính bản thân bạn tuyệt đối hành động theo đúng kỷ luật bằng được nếu không thì bạn sẽ phải ân hận và dằn vặt trước những hành động bạn làm mà không đúng mục đích.

Can đảm để đổi lấy những gì tốt đẹp hơn

Kỷ luật là một việc làm cực kỳ khó cần dựa trên cảm xúc và đam mê thì thực sự mới có thể đối mặt được. Do đó, tính kỷ luật phụ thuộc lớn vào sự can đảm để làm được đúng kỷ luật. Xây dựng lòng can đảm để có thể đối mặt với những mệt mỏi, những thử thách và khó chịu xảy ra xung quanh. Hay bồi đắp bởi những chiến thắng mà bản thân ghi lại được bằng chính sự tự tin và lòng can đảm thì tính kỷ luật sẽ dễ dàng thực hiện hơn.

Sức mạnh của tính kỷ luật đối với một tập thể, một cộng đồng

Kỷ luật giúp đào tạo con người theo chiều hướng tốt hơn, nhờ có kỷ luật năng lực con người được rèn luyện để hướng đế mục tiêu chung tốt đẹp hơn. Nhờ có tính kỷ luật mà một tập thể một cộng đồng có thể đi tới thành công. Với một cộng đồng thì việc thi hành kỷ luật chính là việc hướng mọi người đến đích đến của mặt tích cực. Kỷ luật dành cho tất cả mọi người, mọi lứa tuổi và xuất phát từ những câu chuyện đơn giản nhất, ví dụ:

– Ngay từ nhỏ bạn đã được bố mẹ dạy và sắp xếp cho giờ giấc sinh hoạt khoa học hợp lý, biết nghe lời, “cam kết” hoàn thành được công việc lời hứa. Đó là kỷ luật của một gia đình của bố mẹ dành cho con cái để hướng con cái theo một chiều hướng phát triển tốt hơn.

– Hay trong quân đội, bạn dễ dàng nhận thấy tính kỷ luật khá cao từ môi trường này. Các chiến sĩ sẽ có những quy định giờ giấc sinh hoạt cụ thể. Kỷ luật được ban ra để các chiến sĩ có thể rèn luyện một sức khỏe tốt và bảo vệ tổ quốc.

Kỷ luật là một đức tính cần có và cần được rèn luyện càng sớm càng tốt. Chúng ta sẽ trở thành một người chuẩn mực làm việc theo nguyên tắc. Điều đó sẽ giúp ta tránh được những tệ nạn trong xã hội

Kỷ luật luôn khiến chúng ta hướng đến những điều tích cực mang đến những thành công xứng đáng cho bản thân. Đồng thời bạn sẽ luôn được mọi người đánh giá cao khi cộng tác hay trong những hoạt động tập thể

Kỷ luật đôi khi không phù hợp với tư tưởng sống của nhiều người có phong cách sống ngẫu hứng. Tuy nhiên kỷ luật luôn hướng đến sự thành công, tiến bộ cho một tổ chức, một tập thể.

Kỷ luật là gì chắc chắn rằng qua nội dung trên bạn cũng đã tìm được câu trả lời cho chính mình. Hãy rèn luyện tính kỷ luật của mỗi người để góp phần tạo dựng cuộc sống tốt hơn và thành công hơn.

4. Xây Dựng Tính Kỷ Luật Trong Công Việc Như Thế Nào?

Làm thế nào để xây dựng tính kỷ luật?

Để giúp cho bản thân trở thành một người ngày càng có ý thức kỷ luật hơn, bạn cần:

– Hiểu được tầm quan trọng của tính kỷ luật

– Biết được mình có những thói quen thiếu kỷ luật nào, và những hậu quả theo sau chúng. Sự tự ý thức này sẽ giúp thôi thúc bạn rèn luyện tính kỷ luật.

– Cố gắng hành động bám sát theo những quyết định và kế hoạch của bạn, dù cho thói quen lười biếng và trì hoãn có xen vào.

– Rèn luyện tính kỷ luật qua những hành động nhỏ và thường ngày như: rửa chén bát, uống cafe không đường thay vì có đường, đọc sách thay vì đọc tin tức scandals, chuyện phiếm, dùng thang bộ thay vì thang máy…

– Có kế hoạch làm việc cụ thể, chi tiết từng hạng mục, mốc thời gian.

– Tuân thủ đúng kế hoạch đã đề ra, đảm bảo đúng deadline làm việc.

– Luôn đúng giờ bằng cách hoàn thành sớm hơn dự định.

– Quản lý tốt thời gian, sắp xếp công việc hợp lý, khoa học.

– Giữ thái độ lạc quan, suy nghĩ tích cực.

Tính kỷ luật trong công việc là điều kiện cơ bản để mỗi nhân sự hoàn thành những hạng mục quan trọng. Đồng thời, phẩm chất này giúp bạn chống lại thói quen xấu, phá tan rào cản cho sự phát triển của bản thân.

Một người có tính kỷ luật tốt thường có những biểu hiện như sau:

– Luôn kiên trì, bền bỉ.

– Thường không bao giờ đầu hàng hoặc bỏ cuộc, cho dù gặp khó khăn, thử thách.

– Khả năng tự kiểm soát bản thân tốt.

– Ít khi bị xao nhãng bởi các tác nhân bên ngoài.

– Thường làm đi làm lại một công việc, cho đến khi nào đạt được kết quả thì thôi.

Tính kỷ luật có thể giúp bạn:

– Hạn chế được cung cách hành xử vội vã, thiếu cân nhắc.

– Giữ được lời hứa với người khác, và với chính bản thân bạn.

– Khắc phục được thói lười biếng và trì hoãn.

– Thực hiện các dự án đến cùng, ngay cả sau khi nhiệt huyết ban đầu bắt đầu giảm sút.

– Tập thể dục thể thao, đi bơi…cho dù bạn đang cảm thấy lười biếng.

– Bám sát kế hoạch ăn kiêng của mình.

– Dậy sớm vào buổi sáng.

– Hạn chế thói quen xem TV, chơi game hoặc sử dụng mạng xã hội quá nhiều.

– Đọc sách và hoàn thành những cuốn sách bạn đọc.

– Thiền định dễ dàng hơn

5. Vai Trò của kỷ luật?

Tầm quan trọng của tính kỷ luật

Nhờ vào những lợi ích kể trên, tính kỷ luật có thể giúp chúng ta gặt hái thành công trong gần như mọi lĩnh vực mà chúng ta quyết tâm dấn thân vào. Trong suốt quá trình đó, tính kỷ luật cũng sẽ từ từ giúp chúng ta trở thành một người tự tin, hài lòng với bản thân hạnh phúc hơn.

Ngược lại, những ai không hoặc chưa học được tính kỷ luật sẽ khó có thể giữ cho cuộc sống cá nhân của họ được quy củ, có tổ chức. Họ thường không kiên gan, bền chí theo đuổi mục tiêu đến cùng, nên thường không gặt hái được nhiều thành công. Kết quả là họ ít khi cảm thấy hài lòng về bản thân mình, và dễ sinh ra tâm lý ghen ghét đố kị. Những người thiếu tính kỷ luật cũng dễ mắc các bệnh như béo phì, hoặc mắc những chứng như nghiện bia rượu, thuốc lá, bài bạc, v.v…

Như vậy, tính kỷ luật là một đức tính quan trọng và cần thiết trong quá trình phát triển bản thân của mỗi người. Có lẽ, một trong những lợi ích quan trọng nhất của tính kỷ luật là nó giúp chúng ta cảm thấy hài lòng với bản thân hơn và giúp chúng ta trở thành một người tự tin, hài lòng với bản thân hạnh phúc hơn, giúp chúng ta gặt hái thành công trong gần như mọi lĩnh vực mà chúng ta quyết tâm dấn thân vào. Tin tốt nhất là, tính kỷ luật có thể được rèn luyện qua rất nhiều những hoạt động đơn giản mà chúng ta làm mỗi ngày. Hãy cùng nhau rèn luyện tính kỷ luật từ bây giờ!