Doanh nghiệp tư nhân là một trong những loại hình doanh nghiệp xuất hiện sớm nhất ở nước ta và hiện đang nhận được sự quan tâm từ rất nhiều nhà đầu tư trong nước. Qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung đến nay, các quy định của pháp luật doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân …
Thống kê số lượng doanh nghiệp đăng kỷ thành lập mới
theo loại hình qua các năm
(Nguồn: https://dangkykinhdoanh.gov. vn)
Dưới hiệu lực của Luật doanh nghiệp cũ, doanh nghiệp tư nhân là sự lựa chọn duy nhất nếu nhà đầu tư cá nhân không muốn hùn hạp kinh doanh với bất kỳ nhà đầu tư nào khác, tuy nhiên theo Luật doanh nghiệp năm 2020 thì nhà đầu tư có thể lựa chọn giữa việc thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (với chế độ trách nhiệm hữu hạn) hay một doanh nghiệp tư nhân (với chế độ trách nhiệm vô hạn).
vấn đề đặt ra: Tại sao các nhà đầu tư vẫn sẵn lòng chấp nhận chế độ trách nhiệm vô hạn để làm ăn kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp tư nhân trong khi có thể hạn chế rủi ro khi lựa chọn công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên?
>> Luật sư tư vấn pháp luật Doanh nghiệp, gọi: 1900.0191
Doanh nghiệp tư nhân là một trong những loại hình doanh nghiệp xuất hiện sớm nhất ở nước ta và hiện đang nhận được sự quan tâm từ rất nhiều nhà đầu tư trong nước. Qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung đến nay, các quy định của pháp luật doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân đang dần hoàn thiện. Mô hình doanh nghiệp tư nhân được quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2020, theo đó, “doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp Doanh nghiệp tư nhân có các đặc điểm cơ bản dưới đây:
1.1 Doanh nghiệp tư nhân là một loại hình doanh nghiệp:
Thuật ngữ “doanh nghiệp tư nhân” với tư cách là một loại hình doanh nghiệp tồn tại song song với các loại hình công ty, chịu sự điều chỉnh của pháp luật về doanh nghiệp. Dù vậy, trên các phương tiện thông tin đại chúng thì cụm từ “doanh nghiệp tư nhân” đang được nhiều người sử dụng với ý nghĩa chi các doanh nghiệp của thành phần kế tư nhân nói chung. Với cách hiểu này thì thuật ngữ doanh nghiệp tư nhân có nội hàm rất rộng, bao gồm tất cả các loại hình chủ thể kinh doanh của các nhà đầu tư dân doanh. Tuy nhiên, từ đạo luật về doanh nghiệp đầu tiên ở nước ta cho đến ngày nay, thuật ngữ doanh nghiệp tư nhân luôn được Nhà nước ta sử dụng nhất quán, đề cập đến một trong bốn loại hình doanh nghiệp, với ý nghĩa là một hình thức pháp lý tổ chức kinh doanh để nhà đầu tư lựa chọn.
Doanh nghiệp tư nhân có đầy đủ các đặc điểm của một doanh nghiệp nói chung. Dù chỉ có một chủ, nhưng doanh nghiệp tư nhân có người quản lý, người lao động… việc vận hành công việc kinh doanh cần đến nhiều người được tổ chức theo những nguyên tắc nhất định nên doanh nghiệp tư nhân vẫn thỏa mãn dấu hiệu là một “tổ chức”. Doanh nghiệp tư nhân được Nhà nước thừa nhận bằng việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, có mã số thuế riêng, tên riêng và trụ sở giao dịch của doanh nghiệp tư nhân phải phù họp với các quy định pháp luật. Ngoài ra, doanh nghiệp tư nhân có tài sản để phục vụ việc kinh doanh, dù rằng đây không phải là tài sản thuộc sở hữu của doanh nghiệp tư nhân mà là tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân. Doanh nghiệp tư nhân được Nhà nước thừa nhận và bảo hộ, nghĩa là doanh nghiệp tư nhân được nhìn nhận như một chủ thể kinh doanh độc lập với các chủ thể kinh doanh khác, có quyền tự do kinh doanh và chủ động về mọi hoạt động kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật. Tuy nhiên, vì doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân nên doanh nghiệp tư nhân bị hạn chế trong một số quan hệ pháp luật (vấn đề này sẽ được trình bày ở đặc điểm khác).
1.2 Doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ:
Doanh nghiệp tư nhân là một chủ thể kinh doanh đặc biệt hơn so với các doanh nghiệp khác bởi vốn trong doanh nghiệp do một cá nhân bỏ vốn ra thành lập và làm chủ, không có sự liên kết, hùn vốn với người khác. Do đó, doanh nghiệp tư nhân thuộc quyền sở hữu của một người, họ vừa là chủ sở hữu, vừa là người sử dụng tài sản, đồng thời cũng là người quản lý hoạt động của doanh nghiệp. Bởi vậy, chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định những vấn đề liên quan tới quản lý doanh nghiệp, thuê người khác điều hành, có quyền cho thuê toàn bộ doanh nghiệp, bán doanh nghiệp, tạm ngừng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Chủ doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định một cách nhanh chóng, mọi hoạt động kinh doanh đều có thể tiến hành một cách linh hoạt, ứng phó nhanh và hiệu quả. Khác với chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, có thể là cá nhân hoặc tổ chức, chủ sở hữu của doanh nghiệp tư nhân chỉ có thể là cá nhân.
Doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp một chủ, điều đó có nghĩa là nếu doanh nghiệp nào có hơn một chủ thì doanh nghiệp đó không là doanh nghiệp tư nhân nữa. Trong trường hợp như vậy, doanh nghiệp tư nhân phải thực hiện thủ tục chuyển đối sang mô hình doanh nghiệp tương ứng như công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân bán, tặng cho doanh nghiệp hoặc chủ doanh nghiệp tư nhân chết, mất tích thì người mua, người được tặng cho, người được thừa kế phải đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân
Khi đăng ký làm chủ một doanh nghiệp tư nhân, một cá nhân mặc nhiên lấy tư cách, khả năng và tất cả tài sản của mình bảo đảm cho hoạt động của doanh nghiệp, những yếu tố này mang tính đặc thù, riêng biệt và duy nhất đối với mỗi cá nhân. Do đó, không thể sử dụng một cách trùng lặp tại cùng một thời điểm. Khi nào doanh nghiệp tư nhân đó chưa chấm dứt sự tồn tại về mặt pháp lý thì cá nhân đó không thể làm chủ một doanh nghiệp tư nhân khác. Do đó, ở bất cứ thời điểm nào, mỗi cá nhân chỉ có thể làm chủ một doanh nghiệp tư nhân .
1.3 Chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp tư nhân
bằng toàn bộ tài sản của mình:
Chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của mình đối với các khoản nợ phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp tư nhân vì doanh nghiệp tư nhân không có khả năng chịu trách nhiệm. Điều đó có nghĩa là chủ doanh nghiệp tư nhân không chỉ chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân trong phạm vi số vốn đầu tư đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh mà còn phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình để trả các khoản nợ phát sinh từ hoạt động của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp tư nhân, không có sự phân tách rõ ràng về tài sản của doanh nghiệp và tài sản riêng cùa chủ doanh nghiệp. Đây là điểm khác biệt của doanh nghiệp tư nhân so với công ty trách nhiệm hữu hạn hay công ty cổ phần trong đó những thành viên công ty hay cổ đông chi phải chịu hách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi phần vốn góp của mình. Vì vậy, khoa học pháp lý xem doanh nghiệp tư nhân có chế độ trách nhiệm tài sản vô hạn.
Quy định này với ý nghĩa góp phần bảo vệ quyền lợi các chủ nợ khi làm ăn kinh doanh với doanh nghiệp tư nhân và tạo ra những doanh nghiệp tư nhân đủ năng lực tham gia vào thị trường. Thế nhưng, nhiều nhà đầu tư đã tìm cách né quy định về mức vốn tối thiểu khi thành lập doanh nghiệp tư nhân bằng nhiều cách, chẳng hạn như chủ doanh nghiệp tư nhân đi vay vốn để chứng minh vốn tối thiểu rồi sau khi doanh nghiệp được thành lập thì đem trả vốn. Hậu quả là nhiều doanh nghiệp tư nhân trên danh nghĩa vẫn có vốn pháp định theo yêu cầu của pháp luật, nhưng thực sự nhiều khi không đạt được mức vốn ấy.
Cũng vì chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp tư nhân, nên Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh. Hộ kinh doanh là loại chủ thể kinh doanh cũng có chế độ trách nhiệm tài sản vô hạn, việc cho phép chủ doanh nghiệp tư nhân làm chủ hộ kinh doanh tiềm ẩn rủi ro rất lớn cho cả doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh.
Tuy nhiên, việc Luật doanh nghiệp năm 2020 cấm chủ doanh nghiệp tư nhân làm thành viên công ty hợp danh chưa thật sự họp lý. Thành viên công ty hợp danh có thể là thành viên hợp danh và thành viên góp vốn, nghĩa là nhà làm luật cấm cả việc chủ doanh nghiệp tư nhân làm thành viên góp vốn của công ty hợp danh. Trong khi thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ của công ty trong phạm vi vốn cam kết góp vào công ty, và thành viên góp vốn cũng không được tham gia quản lý các hoạt động kinh doanh trong công ty hợp danh, cấm chủ doanh nghiệp tư nhân làm thành viên góp vốn là không cần thiết.
Theo quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2020 thì doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân mặc dù là một thực thể pháp lý độc lập với các chủ thể kinh doanh khác, nhưng doanh nghiệp tư nhân lại không có tài sản độc lập, không có tư cách pháp nhân nên không có đủ năng lực để góp vốn vào công ty. Tuy nhiên, cá nhân chủ doanh nghiệp tư nhân thì vẫn có thể tham gia vào các hoạt động như thành lập công ty, góp vốn, mua cổ phần để tìm kiếm thêm lợi nhuận từ hoạt động đầu tư của mình.
1.4 Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhăn:
Xét theo các điều kiện để được thỏa mãn có tư cách pháp nhân được quy định trong pháp luật dân sự, doanh nghiệp tư nhân không thỏa mãn đầy đủ các điều kiện này. Doanh nghiệp tư nhân không có tài sản độc lập, bởi vì, tài sản dùng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân cũng chính là tài sản của chủ doanh nghiệp. Luật doanh nghiệp năm 2020 cũng quy định rõ là tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư nhân không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp tư nhân cũng không tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của mình, thay vào đó chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm về hoạt động của doanh nghiệp bằng toàn bộ tài sản cùa mình. Tư cách của doanh nghiệp gắn liền và lệ thuộc vào tư cách của chủ doanh nghiệp tư nhân trong các mối quan hệ kinh doanh. Cũng chính vì vậy mà theo Luật doanh nghiệp năm 2020 thì chủ doanh nghiệp tư nhân là nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài hoặc Tòa án trong các tranh chấp liên quan đến doanh nghiệp.
Như vậy, doanh nghiệp tư nhân không tự nhân danh chính mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập được, mà lệ thuộc vào tư cách của cá nhân chủ doanh nghiệp tư nhân. Cũng chính vì vậy mà các nhà lập pháp nước ta, Luật doanh nghiệp năm 2020 đều thể hiện quan điểm nhất quán trong việc xem chủ doanh nghiệp tư nhân là nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong các quan hệ pháp luật tố tụng.
Cần lưu ý là tư cách pháp nhân và tư cách chủ thể pháp luật độc lập là hai vấn đề có nội dung và bản chất pháp lý khác nhau. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp được pháp luật ghi nhận và bảo hộ, do đó, doanh nghiệp tư nhân có tư cách pháp lý độc lập nhưng doanh nghiệp tư nhân lại không có tư cách pháp nhân, vì cơ chế chịu trách nhiệm của doanh nghiệp tư nhân là cơ chế trách nhiệm vô hạn và không có sự tách bạch giữa tài sản của chủ sở hữu với tài sản của doanh nghiệp. Tuy nhiên hiện nay, có một số quan điểm cho rằng dưới hiệu lực của Bộ luật dân sự năm 2015 thì tổ chức không có tư cách pháp nhân (trong đó có doanh nghiệp tư nhân) không còn là chủ thể trong các quan hệ pháp luật dân sự mà cá nhân thành viên của những tổ chức như vậy mới là chủ thể cùa các quan hệ pháp luật dân sự tương ứng. Quan điểm này không phù hợp với tinh thần của Bộ luật dân sự năm 2015 và các văn bản pháp luật chuyên ngành đang điều chỉnh địa vị pháp lý của các tổ chức không có tư cách pháp nhân, ngoài ra cách hiểu như vậy có thể ảnh hưởng không tốt đến sự tồn tại và tham gia của các thực thể không có tư cách pháp nhân vào phát triển kinh tế – xã hội, thậm chí có thể triệt tiêu dần loại hình doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh… .
1.5 Doanh nghiệp tư nhân có khả năng huy động vốn hạn chế:
Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. “chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tẻ chức phát hành”. Chứng khoán được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện từ, bao gồm các loại sau đây: cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ; quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán…
Trong đó, cổ phiếu là chứng khoán vốn, do công ty cổ phần phát hành để ghi nhận quyền sở hữu của nhà đầu tư là cổ đông đối với công ty. Mỗi cổ phiếu xác nhận số cổ phần mà cổ đông nắm giữ tại công ty cổ phần và tương ứng với số cổ phần đó là quyền được hưởng cổ tức, quyền tham gia quản lý công ty và nghĩa vụ chia sẻ rủi ro trong kinh doanh với công ty. Còn trái phiếu là loại chứng khoán nợ, do tổ chức phát hành để ghi nhận quyền chủ nợ của nhà đầu tư đối với tổ chức phát hành. Mỗi ưái phiếu ghi nhận quyền được hưởng lợi tức cố định và quyền đòi nợ của nhà đầu tư đối với tổ chức phát hành khi trái phiếu đến hạn thanh toán. Người sờ hữu trái phiếu được hưởng khoản lãi cố định, không phụ thuộc vào kết quả hoạt động của tổ chức phát hành và cũng không có quyền tham gia vào quyêt định các vấn đề nội bộ của tổ chức phát hành.
Phát hành chứng khoán là hoạt động được tiến hành để đáp ứng nhu cầu về vốn của chủ thể phát hành. Đối với các doanh nghiệp thì phát hành chứng khoán giúp các doanh nghiệp có thể huy động được nguồn vốn nhàn rỗi trong dân chúng mà không lệ thuộc quá nhiều vào vốn tín dụng ngân hàng và giảm bớt các khâu trung gian trong hoạt động vay vốn. Hiện nay, không phải tất cả các doanh nghiệp đều có quyền phát hành chứng khoán, chỉ có công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn mới có quyền này. Công ty cổ phần có quyền phát hành cả cổ phiếu và trái phiếu, còn công ty trách nhiệm hữu hạn chỉ có quyền phát hành trái phiếu .
Từ đó có thể thấy rằng các kênh huy động vốn rộng rãi trong công chúng của doanh nghiệp tư nhân đã được ngăn lại, khồng cho doanh nghiệp tư nhân sử dụng. Sự hạn chế này phù hợp với các đặc điểm khác của doanh nghiệp tư nhân. Tài sàn trong doanh nghiệp tư nhân là một bộ phận trong khối tài sản của chủ doanh nghiệp. Các khoản nợ phát sinh từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân cũng chính là nợ của chủ doanh nghiệp. Nói cách khác, giả sử cho doanh nghiệp tư nhân quyền phát hành chứng khoán, tức là quyền huy động vốn rộng rãi từ công chúng, thì cũng có nghĩa là cho cá nhân chủ sở hữu của doanh nghiệp tư nhân quyền này. Trong khi hiện nay khó có một ca chế đủ chặt chẽ, minh bạch, hiệu quả để giám sát hoạt động của một cá nhân đối với tài sản riêng của mình, cũng khó có thể lường trước, ngăn chặn hay giảm thiểu những biến động, rủi ro bất ngờ đến với một cá nhân .
Riêng đối việc phát hành cổ phiếu thì đây là quyền đặc trưng chỉ có ở loại hình công ty cổ phần. Hom nữa, cổ phiếu là loại chứng khoán vốn, mua cổ phiếu thực chất là góp vốn vào doanh nghiệp. Hay nói cách khác, việc mua cổ phiếu là sự kiện pháp lý tạo ra quyền chủ sở hữu đối với một phần vốn cùa doanh nghiệp, mà doanh nghiệp tư nhân không thể có nhiều chủ. Vì vậy, Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định doanh nghiệp tư nhân không được quyền phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
Khi hoạt động kinh doanh phát sinh nhu cầu tăng vốn, chỉ có phương thức phổ biến nhất là chủ doanh nghiệp đầu tư thêm. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể lấy những tài sản khác của mình để đầu tư, hoặc nhân danh cá nhân mình huy động vốn cho doanh nghiệp.
Trân trọng!
Bộ phận tư vấn pháp luật Doanh nghiệp – Công ty luật LVN Group