Những người sau đây có quyền quyết định khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn, Trưởng Công an phường; Trưởng Công an cấp huyện: Trưởng phòng cảnh sát quản lí hành chính về trật tự xã hội, Trưởng Phòng cảnh sát giao thông, Trưởng Phòng cảnh sát kinh tế, Trưởng Phòng cảnh sát hình sự, Trưởng Phòng cảnh sát phòng chống tội phạm ma tuý, Trưởng Phòng quản lí xuất cảnh, nhập cảnh của công an cấp tỉnh; Thủ trưởng đơn vị cảnh sát cơ động từ cấp đại đội trở lên hoạt động có tính độc lập, Trạm trưởng trạm công an cửa khẩu; Hạt trưởng Hạt kiểm lâm, Đội trưởng đội Kiểm lâm cơ động; Chỉ cục trưởng hải quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu và Hải đội trưởng Hải đội kiếm soát trên biển thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu Tổng Cục hải quan; Đội trưởng Đội quản lí thị trường; Chỉ huy trưởng tiểu khu biên phòng, Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng, Chỉ huy trưởng Hải đội biên phòng, Trưởng đồn biên phòng và Thủ trưởng đơn vị bộ đội biên phòng đóng ở biên giới, hải đáo; Hải đội trưởng, Hải đoàn trưởng cảnh sát biển, người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời sân bay, bến cảng.

Trong trường hợp những người nói trên vắng mặt thì cấp phó được uỷ quy6″ có quyền quyết định khám nơi cất giấu tang Vẩ phương tiện vi phạm hành chính. Nếu nơi cất gi! tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là nơi ở thì quyết định khám phải được sự đồng ý bằng văn bản của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện trước khi tiến hành. Khi khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải có mặt người chủ nơi bị khám hoặc người thành niên trong gia đình họ và người chứng kiển. Trong trường hợp người chủ nơi khám, người thành niên trong gia đình họ đều vắng mặt mà việc khám không thể trì hoãn thì phải có đại diện chính quyền và hai người chứng kiến. Không được khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính vào ban đêm, trừ trường hợp khẩn cấp nhưng phải ghi rõ lí do vào biên bản. Mọi trường hợp khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải có quyết định bằng văn bản và phải lập biên bản. Quyết định khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và biên bản phải được giao cho người chủ nơi bị khám một bản. Hành vi vi phạm của người có thẩm quyền áp dụng biện pháp khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị xử lí theo quy định của pháp luật.

 

Xử phạt vi phạm hành chính được phát hiện, truy tìm bằng phương tiện, kĩ thuật nghiệp vụ:

Ứng dụng những thành tựu của khoa học-kĩ thuật nhằm tăng cường hiệu quả của quản lí hành chính nhà nước là yêu cầu quan trọng đặt ra đối với quản lí hành chính nhà nước. Trong điều kiện khoa học-kĩ thuật phát triển mạnh mẽ như hiện nay, điều này lại càng trở nên cần thiết. Pháp luật hiện hành đã cho phép ứng dụng những tiến bộ cùa khoa học-kĩ thuật hiện đại để phát hiện chính xác, kịp thời, không để lọt những vi phạm hành chính xảy ra trong lĩnh vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và bảo vệ môi trường (Xem: Khoản 1 Điều 64 Luật xử lí vi phạm hành chính năm 2012). Lẽ đương nhiên, việc xử lí các vi phạm hành chính trong các trường hợp này phải tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật có liên quan, đặc biệt là các quy định về mặt thủ tục. Pháp luật hiện hành yêu cầu mọi chứng cứ thu thập được bằng phương tiện, kĩ thuật nghiệm vụ như camera, máy đo tốc độ hay các phương tiện, thiết bị kĩ thuật khác đều phải được thể hiện trong biên bản vi phạm hành chính (Xem: Khoản 2 Điểm c Điều 64 Luật xử lí vi phạm hành chính năm 2012). Nói cách khác, việc xử phạt vi phạm hành chính trong những trường hợp này đều phải lập biên bản vi phạm hành chính chứ không phụ thuộc vào mức phạt được áp dụng đối với vi phạm hành chính đó.

1. Các trườn hợp bị tạm giữa xe ôtô.

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển xe ô tô bị tạm giữ xe trong trường hợp sau:
– Điều khiển xe mà trong máu, hơi thở có nồng độ cồn chưa vượt quá: 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở.
– Đi ngược chiều trên đường cao tốc.
– Lùi xe trên đường cao tốc.
– Điều khiển xe mà nồng độ cồn vượt quá 50 miligam – 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam – 0,4 miligam/1 lít khí thở.
– Điều khiển xe trên đường mà nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.
– Không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn, chất ma túy của người thi hành công vụ.
– Không có Giấy đăng ký xe theo quy định hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe đã hết hạn sử dụng.

– Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có ma túy.
– Không gắn biển số đối với các loại xe yêu cầu phải gắn biển số.
– Có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường nhưng đã hết hạn sử dụng dưới 1 tháng.
– Không đủ hệ thống hãm hoặc có đủ hệ thống hãm nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật.
– Gắn biển số không đúng với Giấy đăng ký xe hoặc không do cơ quan có thẩm quyền cấp.
– Sử dụng Giấy đăng ký xe, Giấy chứng nhận, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc bị tẩy xóa; sử dụng Giấy đăng ký xe không đúng số khung, số máy của xe.
– Không có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường hoặc có nhưng đã hết hạn sử dụng từ 1 tháng trở lên…

2. Các trường hợp bị tạm giữ xe máy.

– Điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ xe phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.
– Điều khiển xe mà trong máu, hơi thở có nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở.
– Điều khiển xe mà nồng độ cồn: Vượt quá 50 miligam – 80 miligam/100 mililít máu; Vượt quá 0,25 miligam – 0,4 miligam/1 lít khí thở.
– Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe.
– Dùng chân điều khiển xe.
– Ngồi về một bên điều khiển xe.
– Nằm trên yên xe điều khiển xe.
– Thay người điều khiển khi xe đang chạy.
– Lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị.
– Chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh.
– Điều khiển xe thành nhóm từ 02 xe trở lên chạy quá tốc độ quy định.
– Điều khiển xe trên đường mà có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở hoặc có chất ma túy.
– Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ.
– Không có Giấy đăng ký xe theo quy định hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe đã hết hạn sử dụng.
– Sử dụng Giấy đăng ký xe đã bị tẩy xóa; không đúng số khung, số máy của xe hoặc không do cơ quan có thẩm quyền cấp.
– Điều khiển xe không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải gắn biển số); gắn biển số không đúng với Giấy đăng ký xe hoặc gắn biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp…

3. Phương tiện giao thông bị cháy thì ai là người phải bồi thường?

Theo quy định tại Nghị định 115/2013 nguyên tắc quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu: Bảo đảm giữ được giá trị, chất lượng, tiêu chuẩn của tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu.

Nghị định 31/2020, sửa đổi, bổ sung Nghị định 115/2013 cũng quy định về điều kiện đối với nơi tạm giữ là nhà, kho, bãi: Phải bảo đảm an toàn, an ninh, trật tự; có hàng rào bảo vệ, nội quy ra, vào, nội quy về bảo vệ môi trường, phòng cháy và chữa cháy; phải bảo đảm khô ráo, thoáng khí. Trường hợp nơi tạm giữ tang vật, phương tiện ở ngoài trời thì phải bố trí mái che hoặc có các biện pháp phòng, chống mưa, nắng; có hệ thống thiết bị chiếu sáng; trang bị phương tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy và thiết bị, phương tiện kỹ thuật phù hợp cho việc quản lý, bảo quản từng loại tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu.

Do đó, để có căn cứ yêu cầu để bồi thường thiệt hại trong vụ cháy này, chủ sở hữu xe cần có biên bản tạm giữ xe vi phạm, tình trạng xe, đời xe để xác định giá trị tài sản bị thiệt hại. Khi phát sinh sự cố cháy nổ, cơ quan điều tra làm rõ nguyên nhân và xác định trách nhiệm thuộc về ai. Nếu trách nhiệm của Công an thì Công an phải bồi thường, trường hợp không thỏa thuận được thì khởi kiện ra tòa án có chức năng giải quyết theo luật định.

4. Các nguyên tắc xử lí vi phạm hành chính.

Nguyên tắcmọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do VPHCgây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.

Nguyên tắcviệc xử phạt VPHCđược tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật.

Nguyên tắcviệc xử phạt VPHC phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng.

Nguyên tắcchỉ xử phạt VPHC khi có hành vi VPHC do pháp luật quy định;một hành vi VPHC chỉ bị xử phạt một lần;nhiều người cùng thực hiện một hành vi VPHC thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi VPHC đó;một người thực hiện nhiều hành vi VPHC hoặc VPHC nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm.

Nguyên tắc người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh VPHC;cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính.

Nguyên tắcđối với cùng một hành vi VPHC thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

5. Mức phạt đối xe máy với lỗi vượt quá tốc độ.

Đối với mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy

– Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h (Điểm c Khoản 2 Điều 6).

– Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h (Điểm a Khoản 4 Điều 6).

– Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h (Điểm a Khoản 7 Điều 6).

Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng (Điểm c Khoản 10 Điều 6).

 

 

Luật Minh KHuê (sưu tầm & biên tập)