Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục Tư vấn pháp luật Lao Độngcủa Công ty Luật LVN Group.

>>  Luật sư tư vấn pháp luật Lao Động qua tổng đài 24/7, gọi: 1900.0191 

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới công ty Luật LVN Group. Trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

1. Căn cứ pháp lý:

– Bộ luật Lao động 2012

– Luật Bảo hiểm xã hội 2014

Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC

Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT

2. Nội dung phân tích:

Vấn đề hưởng lương trong thời gian nghỉ hè:

Theo hướng dẫn tại thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập, đối tưởng áp dụng gồm có: Nhà giáo (kể cả những người trong thời gian thử việc, hợp đồng) thuộc biên chế trả lương, đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và các trường, trung tâm, học viện thuộc cơ quan nhà nước, Đảng, tổ chức chính trị – xã hội (sau đây gọi tắt là cơ sở giáo dục công lập) được nhà nước cấp kinh phí hoạt động (bao gồm nguồn thu từ ngân sách nhà nước cấp và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật);

Cụ thể đối với giáo viên mầm non, Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT áp dụng cho giáo viên trực tiếp giảng dạy, giáo viên làm công tác quản lý ở các trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

Như vậy theo hướng dẫn của cả 2 thông tư trên đều không quy định đối tượng áp dụng phải là giáo viên trong biên chế mà chỉ cần là giáo viên trực tiếp giảng dạy, giáo viên làm công tác quản lý ở các trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Và mức phụ cấp đối với giáo viên đang trực tiếp giảng dạy theo quy định của thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC:

Mức phụ cấp 35% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường mầm non, tiểu học ở đồng bằng, thành phố, thị xã; các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, các trung tâm kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa;”

 Theo đó bạn đang có hợp đồng, đang trực tiếp giảng dạy tại trường công lập bạn sẽ được hưởng các chính sách theo quy định của luật này. Cụ thể Điều 3 thông tư 48/2011/TT-BGDĐT quy định thời gian làm việc, thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên như sau:

1. Thời gian làm việc trong một năm của giáo viên mầm non là 42 tuần, trong đó:

a) 35 tuần làm công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ (sau đây gọi chung là dạy trẻ);

b) 04 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ;

c) 02 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới;

d) 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.

2. Thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên mầm non gồm: nghỉ hè và các ngày nghỉ khác, cụ thể như sau:

a) Thời gian nghỉ hè của giáo viên là 08 tuần, được hưởng nguyên lương và các phụ cấp, trợ cấp (nếu có);

b) Các ngày nghỉ khác thực hiện theo quy định của Bộ Luật lao động và các quy định hiện hành.

Căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường, Hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên một cách hợp lý theo đúng quy định.

Căn cứ vào quy định nêu trên và theo thông tin bạn cung cấp, trường hợp của bạn hoàn toàn đủ điều kiện được hưởng phụ cấp đứng lớp trong thời gian nghỉ hè theo quy định.

Về vấn đề thanh toán chế độ BHXH khi bị sẩy thai:

Điều 33. Luật BHXH2014 quy định thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý:

1. Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:

a) 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;

b) 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;

c) 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;

d) 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.

2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 1 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Điều 101 khoản 2 Luật BHXH 2014 quy định về hồ sơ hưởng chế độ thai sản trong trường hợp lao động nữ bị sẩy thai như sau:

– Sổ bảo hiểm

– Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đối với trường hợp điều trị ngoại trú,

– Bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với trường hợp điều trị nội trú.

Trách nhiệm giải quyết của cơ quan bảo hiểm xã hội được quy định tại khoản 3 Điều 102 Luật BHXH 2014:

a) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động;

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động.

Trường hợp cơ quan bảo hiểm xã hội không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua Tư vấn pháp luật miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn luật Lao động – Công ty luật LVN Group