1. Quyết định truy tố trong giai đoạn xét xử là gì?

>> Xem thêm: Lịch sử phát triển của Tòa án tối cao Hoa Kỳ ?

Theo quy định của Bộ Luật tố tụng hình sự, có thể hiểu truy tố là việc đưa người phạm tội ra trước tòa án để xét xử. Ở nhiều nước, truy tố thuộc thẩm quyền của Viện công tố. Theo quy định, truy tố người phạm tội ra trước tòa thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân, sau khi kết thúc điều tra, cơ quan điều tra làm bản kết luận điều tra và đề nghị truy tố rồi gửi cùng hồ sơ vụ án đến Viện kiểm sát cùng cấp thực hiện thẩm quyền truy tố.

Quyết định truy tố bị can được quy định tại Điều 243 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015

Theo quy định của luật, Viện kiểm sát quyết định truy tố bị can trước Tòa án bằng bản cáo trạng.

Nội dung của bản cáo trạng ghi rõ diễn biến hành vi phạm tội; những chứng cứ xác định hành vi phạm tội của bị can, thủ đoạn, động cơ, mục đích phạm tội, tính chất, mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra; việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, đặc điểm nhân thân của bị can; việc thu giữ, tạm giữ tài liệu, đồ vật và việc xử lý vật chứng; nguyên nhân và điều kiện dẫn đến hành vi phạm tội và tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án.

Phần kết luận của bản cáo trạng ghi rõ tội danh và điều, khoản, điểm của Bộ luật hình sự được áp dụng.

Bản cáo trạng phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra cáo trạng; họ tên, chức vụ và chữ ký của người ra bản cáo trạng.

2. Các trường hợp Viện kiểm sát rút quyết định truy tố?

>> Xem thêm: Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn chủ yếu của Tòa án tối cao Hoa Kỳ ?

Theo Điều 285 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015, Viện kiểm sát rút quyết định truy tố: “Khi xét thấy có một trong các căn cứ quy định tại Điều 157 của Bộ luật này hoặc có căn cứ quy định tại Điều 16 hoặc Điều 29 hoặc khoản 2 Điều 91 của Bộ luật hình sự thì Viện kiểm sát rút quyết định truy tố trước khi mở phiên tòa và đề nghị Tòa án đình chỉ vụ án.”

Các căn cứ này theo Điều 157 như sau:

“Không được khởi tố vụ án hình sự khi có một trong các căn cứ sau:

1. Không có sự việc phạm tội;

2. Hành vi không cấu thành tội phạm;

3. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự;

4. Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật;

5. Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự;

6. Tội phạm đã được đại xá;

7. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác;

8. Tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự mà bị hại hoặc người đại diện của bị hại không yêu cầu khởi tố.”

Viện kiểm sát rút toàn bộ quyết định truy tố trước khi mở phiên tòa thì Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ vụ án. Những căn cứ để Viện Kiểm sát rút quyết định truy tố và đề nghị Tòa án đình chỉ vụ án bao gồm: Không có sự việc phạm tội, hành vi không cấu thành tội phạm, người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự, người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật, đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, tội phạm được đại xá, người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác, tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội, do sự chuyển biến của tình hình mà hành vi phạm tội hoặc người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa, trước khi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội đã tự thú khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm, người phạm tội được đại xá, người chưa thành niên phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tới nghiệm trọng. cây hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục.

3. Về quy định tại Điều 285 “Viện Kiểm sát rút quyết định truy tố”

>> Xem thêm: Tòa án kinh tế là gì ? Quy định pháp luật về tòa án kinh tế

“Khi xét thấy có một trong các căn cứ quy định tại Điều 157 của Bộ luật này hoặc có căn cứ quy định tại Điều 16 hoặc Điều 29 hoặc khoản 2 Điều 91 của BLHS thì Viện kiểm sát rút quyết định truy tố trước khi mở phiên tòa và đề nghị Tòa án đình chỉ vụ án.”

  • Về Điều 157 BLTTHS “Căn cứ không khởi tố vụ án hình sự”. Điều luật này quy định 8 trường hợp không được khởi tố vụ án hình sự, nhưng không phải khi xét thấy có một trong các căn cứ này thì Thẩm phán đều ra quyết định đình chỉ vụ án. Khi ra quyết định đình chỉ vụ án, Thẩm phán phải căn cứ vào Điều 282 BLTTHS và chỉ được ra quyết định đình chỉ vụ án khi có căn cứ tại các điểm 3, 4, 5, 6, 7 Điều 157 BLTTHS. Điều luật không cho phép Thẩm phán được ra quyết định đình chỉ theo quy định của khoản 1 và khoản 2 Điều 157. Nếu Viện kiểm sát căn cứ vào khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 157 để rút quyết định truy tố thì Tòa án vẫn phải mở phiên tòa xét xử.

Sở dĩ Điều 282 BLTTHS không cho phép Thẩm phán được phân công làm chủ tọa phiên tòa ra quyết định đình chỉ vụ án đối với trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 157 là do việc xác định “không có sự việc phạm tội” và “hành vi không cấu thành tội phạm” chỉ có thể được xem xét thông qua phiên tòa và quyền quyết định thuộc về hội đồng xét xử, vì thế Viện kiểm sát không thể căn cứ vào khoản 1 khoản 2 Điều 157 BLTTHS để rút quyết định truy tố và Thẩm phán không có quyền ra quyết định đình chỉ vụ án.

  • Về căn cứ quy định tại Điều 16 BLHS “Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội”

“Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản. Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này”.

Như vậy theo quy định của điều luật thì tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tội phạm, nhưng được miễn trách nhiệm hình sự. Nếu hành vi thực tế đã thực hiện cấu thành một tội khác gì họ vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm đã thực hiện.

Miễn trách nhiệm hình sự hoàn toàn khác với đình chỉ vụ án vì hậu quả pháp lý khác nhau. Mặt khác Điều 16 còn quy định về trường hợp người đã thực hiện hành vi phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự nếu hành vi đó đã cấu thành một tội khác

Vì vậy quy định “có một trong các căn cứ quy định tại Điều 16 BLHS” là không chính xác.

  • Về căn cứ Điều 29 BLHS. Điều 29 BLHS quy định về miễn trách nhiệm hình sự chứ không phải là đình chỉ vụ án. Khi có một trong các căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 29 thì Tòa án phải ra quyết định miễn trách nhiệm hình sự vì đó là quy định đương nhiên. Khi có một trong những căn cứ quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 29 thì Tòa án có thể áp dụng hoặc không áp dụng miễn trách nhiệm hình sự vì đó là quy định tùy nghi.

-Về khoản 2 Điều 91 BLHS, quy định về nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Theo đó khi một trong các căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 91 thì người phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng một trong các biện pháp giám sát giáo dục quy định tại Mục 2 Chương VII của BLHS

Thẩm phán cũng không thể ra quyết định đình chỉ vụ án vì những căn cứ này là căn cứ để có thể miễn trách nhiệm hình sự

  • Về đình chỉ vụ án. Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 282 BLTTHS thì Thẩm phán được phân công làm chủ tọa phiên tòa ra quyết định đình chỉ vụ án khi “Viện kiểm sát rút toàn bộ quyết định truy tố trước khi mở phiên tòa”.

Trường hợp vụ án có nhiều bị can, bị cáo mà căn cứ để đình chỉ vụ án không liên quan đến tất cả bị can, bị cáo thì có thể đình chỉ vụ án đối với từng bị can bị cáo chứ không phải là đình chỉ toàn bộ vụ án.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 282 BLTTHS thì “Quyết định đình chỉ vụ án phải ghi rõ lý do đình chỉ và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của bộ luật này”.

Tòa án không không thể viện dẫn các lý do các căn cứ để miễn trách nhiệm hình sự về đình chỉ mà luật không quy định để đình chỉ vụ án

4. Quy định rút quyết định truy tố tại phiên tòa

>> Xem thêm: Thực tiễn áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử án hình sự của tòa án nhân dân các cấp

Điều 319 BLTTHS quy định “Sau khi kết thúc việc xét hỏi Kiểm sát viên có thể rút một phần hoặc toàn bộ quyết định truy tố hoặc kết luận về tội nhẹ hơn”.

Điều 325 BLTTHS quy định:

“1. Khi Kiểm sát viên rút một phần quyết định truy tố hoặc kết luận về tội nhẹ hơn thì Hội đồng xét xử vẫn tiếp tục xét xử vụ án.

2.Trường hợp Kiểm sát viên rút toàn bộ quyết định truy tố thì trước khi nghị án, Hội đồng xét xử yêu cầu những người tham gia phiên tòa trình bày ý kiến về việc rút quyết định truy tố đó”.

Khoản 4 điều 326 BLTTHS quy định:

“4. Trường hợp Kiểm sát viên rút toàn bộ quyết định truy tố thì Hội đồng xét xử vẫn giải quyết những vấn đề của vụ án theo trình tự quy định tại khoản 1 Điều này. Nếu có căn cứ xác định bị cáo không có tội thì Hội đồng xét xử tuyên bị cáo không có tội; nếu thấy việc rút quyết định truy tố không có căn cứ thì quyết định tạm đình chỉ vụ án và kiến nghị Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp.”

Trong trường hợp Hội đồng xét xử ra quyết định tạm đình chỉ vụ án thì phải căn cứ vào quy định nào của BLTTHS vì Điều 281 tạm đình chỉ vụ án không có quy định về trường hợp “Việc rút quyết định truy tố không có căn cứ”. Mặt khác, Luật cũng không quy định về việc kiến nghị của Hội đồng xét xử được Viện kiểm sát giải quyết như thế nào khi Viện kiểm sát chấp nhận hoặc không chấp nhận kiến nghị của Hội đồng xét xử.

  • Điều 319, 321 và 325 chỉ quy định Kiểm sát viên có quyền kết luận về tội nhẹ hơn mà không quy định có quyền kết luận về tội bằng tội đã quyết định truy tố. Vậy tại phiên tòa Kiểm sát viên có quyền kết luận về tội bằng tội đã quyết định truy tố không?

Kiểm sát viên có quyền này nhưng phải viện dẫn quy định tại điểm c khoản 1 Điều 26 BLTTHS “c. Luận tội, tranh luận, rút một phần hoặc toàn bộ quyết định truy tố; kết luận về tội khác bằng hoặc nhẹ hơn; phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa”.

Có lẽ đây cũng là lỗi khi các Điều luật nêu trên không quy định về việc Kiểm sát viên có quyền kết luận về tội khác bằng tội đã quyết định truy tố.

  • Điều 320 trình tự phát biểu khi tranh luận ” 1. Sau khi kết thúc việc xét hỏi, Kiểm sát viên trình bày luận tội; nếu thấy không có căn cứ để kết tội thì rút toàn bộ quyết định truy tố và đề nghị Tòa án tuyên bố bị cáo không có tội. “

Luận tội chỉ đúng trong trường hợp kiểm sát viên kết luận bị cáo có tội như quyết định truy tố, có tội bằng hoặc nhẹ hơn tội đã quyết định truy tố. Trường hợp không có căn cứ để kết tội thì không thể luận tội mà chỉ là kết luận về quan điểm của Viện kiểm sát là rút toàn bộ quyết định truy tố và đề nghị Hội đồng xét xử (chứ không phải là Tòa án) tuyên bố bị cáo không phạm tội.

5. Hậu quả pháp lý của việc rút quyết định truy tố?

>> Xem thêm: Quyết định của hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao có thể bị xem xét lại hay không ?

Theo khoản 1 Điều 282 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa ra quyết định đình chỉ vụ án khi thuộc một trong các trường hợp:

“a) Có một trong các căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 155 hoặc các điểm 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 157 của Bộ luật này;

b) Viện kiểm sát rút toàn bộ quyết định truy tố trước khi mở phiên tòa.”

– Khi có một trong những căn cứ trên thì Viện kiểm sát rút quyết định truy tố trước khi mở phiên tòa và đề nghị Tòa án đình chỉ vụ án. Khi Viện kiểm sát rút quyết định truy tố hoặc khi mở phiên tòa theo một trong những căn cứ trên và đề nghị Tòa án đình chỉ vụ án thì Thẩm phần được phân công Chủ tọa phiên tòa ra quyết định đình chỉ vụ án.

– Theo Điều 319 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 Kiểm sát viên rút quyết định truy tố hoặc kết luận về tội nhẹ hơn tại phiên tòa: “Sau khi kết thúc việc xét hỏi, Kiểm sát viên có thể rút một phần hoặc toàn bộ quyết định truy tố hoặc kết luận về tội nhẹ hơn.”

Khi Kiểm sát viên rút một phần quyết định truy tố hoặc kết luận về tội nhẹ hơn thì Hội đồng xét xử vẫn tiếp tục xét xử vụ án. Trường hợp Kiểm sát viên rút toàn bộ quyết định truy tố thì trước khi nghị án, Hội đồng xét xử yêu cầu những người tham gia phiên tòa trình bày ý kiến về việc rút quyết định truy tố đó.

Viện kiểm sát có chức năng thực hành quyền công tố và thực hiện chức năng đó bằng cách ra bản Cáo trạng truy tố. Bộ luật tố tụng hình sự quy định cho Viện kiểm sát quyền rút hay thay đổi quyết định truy tố, nếu thấy rằng việc truy tố đó là không đúng. Trước khi mở phiên tòa, nếu Viện kiểm sát rút toàn bộ quyết định truy tố thì Hội đồng xét xử ra quyết định đình chỉ vụ án. Nếu Viện kiểm sát rút một phần quyết định truy tố thì Hội đồng xét xử chỉ xét xử phần không bị rút truy tố.

Tại phiên tòa, chỉ sau khi xét hỏi, trong lời luận tội của mình Kiểm sát viên mới có thể tuyên bố rút toàn bộ hay một phần quyết định truy tố hoặc kết luận về tội danh nhẹ hơn, nhưng Hội đồng xét xử vẫn phải xét xử toàn bộ vụ án. Tùy theo trường hợp mà Hội đồng xét xử xử lý như sau: Nếu Viện kiểm sát rút toàn bộ quyết định truy tố thì trước khi nghị án Hội đồng xét xử yêu cầu những người tham gia tố tụng tại phiên tòa trình bày ý kiến về việc rút truy tố đó. Khi nghị án nếu Hội đồng xét xử thấy rằng việc rút quyết định truy tố là đúng đắn thì ra bản án tuyên bị cáo vô tội; nếu thấy rằng bị cáo vẫn có tội và việc rút quyết định truy tố là không đúng thì quyết định tạm đình chỉ vụ án và báo cáo lên Viện kiểm sát cấp trên. Viện kiểm sát cấp trên nếu thấy quyết định của Viện kiểm sát cấp dưới là đúng đắn thì quyết định đình chỉ vụ án và thông báo cho Tòa án đã xét xử; nếu thấy quyết định của Viện kiểm sát cấp dưới không đúng thì ra quyết định hủy quyết định của Viện kiểm sát cấp dưới và đề nghị Tòa án phục hồi việc xét xử đối với bị cáo.

Nếu Viện kiểm sát rút một phần quyết định truy tố hoặc kết luận về tội danh nhẹ hơn thì Hội đồng xét xử vẫn tiếp tục xét xử vụ án và ra bản án theo thủ tục chung.

Luật LVN Group (Sưu tầm và biên tập)