Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Dân sự của Công ty luật LVN Group
>> Luật sư tư vấn pháp luật Dân sự, gọi: 1900.0191
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
1. Hợp đồng ủy quyền là gì?
Điều 562 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) quy định
Điều 562. Hợp đồng ủy quyền
Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Như vậy, quan hệ ủy quyền có những đặc điểm khác biệt so với một số quan hệ tương tự như quan hệ gia công, dịch vụ. Trong mối quan hệ này, bên làm gia công hoặc dịch vụ nhân danh mình thực hiện công việc vì lợi ích của mình. Mặt khác, trách nhiệm dân sự của hợp đồng dịch vụ, gia công là trách nhiệm của chính bên nhận làm dịch vụ, gia công. Còn hợp đồng ủy quyền thì bên nhận ủy quyền nhân danh người ủy quyền thực hiện một công việc phục vụ lợi ích của bên ủy quyền.
Chủ thể của hợp đồng dịch vụ theo quy định của pháp luật
1.1 Đặc điểm pháp lí của hợp đồng ủy quyền
Các đặc điểm của Hợp đồng uỷ quyền làm rõ tính chất của hợp đồng này.
Hợp đồng ủy quyền là hợp đồng song vụ
Bên ủy quyền có quyền yêu cầu bên được ủy quyền thực hiện đúng phạm vi ủy quyền và có nghĩa vụ cung cấp thông tin, giấy tờ liên quan đến việc thực hiện công việc của bên ủy quyền
Bên được ủy quyền phải thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ được ủy quyền trong quan hệ với người thứ ba
Hợp đồng ủy quyền là hợp đồng có đền bù hoặc không có đền bù
Nếu bên thực hiện việc ủy quyền nhận thù lao thì hợp đồng ủy quyền là hợp đồng có đền bù. Nếu bên thực hiện việc ủy quyền không nhận thù lao mà thực hiện công việc ủy quyền mang tính chất giúp đỡ, tương trợ bên ủy quyền thì đó là hợp đồng không có đền bù.
1.2 Đối tượng của hợp đồng ủy quyền
Trong quan hệ ủy quyền, người được ủy quyền thay mặt người ủy quyền thực hiện một số hành vi nhất định làm phát sinh hậu quả pháp lí, liên quan đến quyền lợi của các bên trong quan hệ hợp đồng hoặc lợi ích của người đã ủy quyền.
Vì vậy, đối tượng của ủy quyền là những hành vi pháp lí, những hành vi này không bị pháp luật cấm và không trái với đạo đức xã hội. Hành vi đó được thực hiện thông qua việc xác lập, thực hiện các giao dịch và các hành vi khác với mục đích đạt được những hậu quả pháp lí nhất định ( ủy quyền quản lí tài sản)
1.3 Ủy quyền lại
Bên được ủy quyền được ủy quyền lại cho người khác trong trường hợp sau đây:
– Có sự đồng ý của bên ủy quyền;
– Do sự kiện bất khả kháng nếu không áp dụng ủy quyền lại thì mục đích xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vì lợi ích của người ủy quyền không thể thực hiện được.
Việc ủy quyền lại không được vượt quá phạm vi ủy quyền ban đầu.
Hình thức hợp đồng ủy quyền lại phải phù hợp với hình thức ủy quyền ban đầu.
1.4 Quan hệ của các chủ thể trong hợp đồng ủy quyền
Trên cơ sở hợp đồng ủy quyền, người được ủy quyền đại diện cho người ủy quyền thực hiện các hành vi pháp lí trong phạm vi thẩm quyền. Vì vậy, đại diện theo ủy quyền có hai mối quan hệ pháp lí cùng tồn tại.
– Quan hệ giữa người ủy quyền và người được ủy quyền. Người được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện các hành vi pháp lí trong phạm vi ủy quyền
– Quan hệ giữa người được ủy quyền với bên thứ ba của giao dịch. Người được ủy quyền với tư cách của người đã ủy quyền giao kết hoặc thực hiện các giao dịch dân sự với người thứ ba. Người được ủy quyền có những quyền và nghĩa vụ nhất định với người thứ ba của giao dịch.
1.5 Thời hạn ủy quyền
Thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.
2. Khi người ủy quyền chết thì hợp đồng ủy quyền có giá trị pháp lý không?
Trong quan hệ dân sự việc thỏa thuận giữa các bên thông qua hợp đồng ủy quyền, bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền.
Căn cứ Điều 422 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về điều khoản chấm dứt hợp đồng như sau:
Điều 422. Chấm dứt hợp đồng
Hợp đồng chấm dứt trong trường hợp sau đây:
1. Hợp đồng đã được hoàn thành;
2. Theo thỏa thuận của các bên;
3. Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện;
4. Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện;
5. Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn;
6. Hợp đồng chấm dứt theo quy định tại Điều 420 của Bộ luật này;
7. Trường hợp khác do luật quy định.
Theo khoản 3 Điều 422 Bộ luật Dân sự 2015 chỉ trong trường hợp cá nhân giao kết hợp đồng chết, mà hợp đồng phải do chính cá nhân đó thực hiện thì hợp đồng chấm dứt. Trong quan hệ nghĩa vụ, nếu bên có quyền là cá nhân chết mà quyền yêu cầu không thuộc di sản thừa kế thì sẽ là một trong những căn cứ chấm dứt nghĩa vụ. Được hiểu, trường hợp nghĩa vụ được thực hiện chỉ dành cho cá nhân có quyền, mà cá nhân này chết thì nghĩa vụ cũng chấm dứt.
Theo hợp đồng ủy quyền giữa bạn và ông B thì bạn thay mặt B để thực hiện quyền chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, sau đó ông B chết nên giá trị pháp lý của hợp đồng được giải quyết theo quy định của.
Hợp đồng ủy quyền chấm dứt theo các căn cứ chung về chấm dứt hợp đồng. Ngoài ra, hợp đồng ủy quyền có căn cứ chấm dứt riêng
– Hợp đồng ủy quyền chấm dứt khi hết thời hạn
+ Việc ủy quyền phải lập thành văn bản đã xác định rõ thời hạn ủy quyền. Trong thời hạn đó, bên được ủy quyền phải thực hiện xong công việc đã được ủy quyền. Trong trường hợp bên được ủy quyền chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa xong nghĩa vụ của mình vì những lí do khách quan, chủ quan mà việc ủy quyền hết thời hạn thì hợp đồng ủy quyền chấm dứt.
– Bên được ủy quyền đã thực hiện xong công việc ủy quyền và giao lại kết quả công việc cho bên ủy quyền
– Hợp đồng ủy quyền chấm dứt khi một trong hai bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng. Trong trường hợp bên được ủy quyền vi phạm nghĩa vụ ủy quyền, bên ủy quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng hoặc bên được ủy quyền đã thực hiện được 1 số công việc nhưng sau đó vi phạm hợp đồng, bên ủy quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng.
– Một trong hai bên chết, hợp đồng ủy quyền chấm dứt. Hợp đồng ủy quyền do các bên trực tiếp thực hiện, do vậy nếu 1 bên chết thì chấm dứt hợp đồng ủy quyền.
Theo Điều 372 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về “Căn cứ chấm dứt nghĩa vụ” cụ thể như sau:
Điều 372. Căn cứ chấm dứt nghĩa vụ
Nghĩa vụ chấm dứt trong trường hợp sau đây:
1. Nghĩa vụ được hoàn thành;
2. Theo thỏa thuận của các bên;
3. Bên có quyền miễn việc thực hiện nghĩa vụ;
4. Nghĩa vụ được thay thế bằng nghĩa vụ khác;
5. Nghĩa vụ được bù trừ;
6. Bên có quyền và bên có nghĩa vụ hòa nhập làm một;
7. Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ đã hết;
8. Bên có nghĩa vụ là cá nhân chết hoặc là pháp nhân chấm dứt tồn tại mà nghĩa vụ phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện;
9. Bên có quyền là cá nhân chết mà quyền yêu cầu không thuộc di sản thừa kế hoặc là pháp nhân chấm dứt tồn tại mà quyền yêu cầu không được chuyển giao cho pháp nhân khác;
10. Vật đặc định là đối tượng của nghĩa vụ không còn và được thay thế bằng nghĩa vụ khác;
11. Trường hợp khác do luật quy định.
Căn cứ Điều 382 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ khi bên có quyền là cá nhân chết, cụ thể:
Điều 382. Chấm dứt nghĩa vụ khi bên có quyền là cá nhân chết hoặc pháp nhân chấm dứt tồn tại
Khi các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định về việc nghĩa vụ được thực hiện chỉ dành cho cá nhân hoặc pháp nhân là bên có quyền mà cá nhân chết hoặc pháp nhân chấm dứt tồn tại thì nghĩa vụ cũng chấm dứt.
Như vậy, bạn là người có nghĩa vụ trong việc thực hiện nội dung của hợp đồng ủy quyền nên khi ông B mất thì nghĩa vụ đối với bạn cũng chấm dứt theo. Đồng nghĩa với hợp đồng ủy quyền này sẽ chấm dứt giá trị pháp lý tại thời điểm ông B chết.
3. Mẫu hợp đồng ủy quyền dân sự thông dụng hiện nay
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——o0o ——
GIẤY ỦY QUYỀN
(Dành cho cá nhân)
– Căn cứ Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Căn cứ vào các văn bản hiến pháp hiện hành;
……., ngày…… tháng…… năm 20…… ; chúng tôi gồm có:
I. BÊN ỦY QUYỀN:
Họ tên:…………………………………………………………….
Địa chỉ:…………………………………………………………….
Số CMND: ……………. Cấp ngày: …….. Nơi cấp: ……..
Quốc tịch:…………………………………………………………
II. BÊN ĐƯỢC ỦY QUYỀN:
Họ tên:………………………………………………………………..
Địa chỉ:……………………………………………………………….
Số CMND: …………. Cấp ngày: ………. Nơi cấp:………..
Quốc tịch:……………………………………………………………
III. NỘI DUNG ỦY QUYỀN:
……………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………….
IV. CAM KẾT
– Hai bên cam kết sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Pháp luật về mọi thông tin ủy quyền ở trên.
– Mọi tranh chấp phát sinh giữa bên ủy quyền và bên được ủy quyền sẽ do hai bên tự giải quyết.
Giấy ủy quyền trên được lập thành … bản, mỗi bên giữ ….. bản.
BÊN ỦY QUYỀN (Ký, họ tên) |
BÊN ĐƯỢC ỦY QUYỀN (Ký, họ tên) |
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CÓ THẨM QUYỀN
……………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………
(Ký, đóng dấu xác nhận)
Lưu ý: Đối với doanh nghiệp khi ủy quyền chỉ cần thay đổi các nội dung của bên ủy quyền và các nội dung trong giấy ủy quyền là có thể sử dụng được mẫu này.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề cần giải đáp của khách hàng “Khi người ủy quyền chế thì hợp đồng ủy quyền còn giá trị pháp lý không?”. Nội dung tư vấn dựa trên những thông tin mà khách hàng cung cấp và căn cứ trên cơ sở các quy định pháp luật hiện hành nhằm mục đích cho khách hàng tham khảo. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự – Công ty luật LVN Group