1. Ai có quyền kháng nghị giám đốc thẩm bản án, quyết định hình sự?

>> Xem thêm: Thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài và phán quyết của trọng tài nước ngoài

Như chúng ta đã biết, giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án.

Theo quy định pháp luật, bản chất của Giám đốc thẩm không phải là một cấp xét xử mà là một trình tự tố tụng đặc biệt, nhiệm vụ xét lại các bản án, quyết định hình sự đã có hiệu lực pháp luật vì phát hiện có vi phạm pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án nhằm đảm bảo cho vụ án được giải quyết khách quan và chính xác.

Đối tượng được xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm là bản án, quyết định hình sự đã có hiệu lực pháp luật (chưa hoặc đang thi hành) nhưng phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Trường hợp có vi phạm pháp luật trong quá trình xử lý vụ án nhưng vi phạm đó chưa đến mức nghiêm trọng sẽ không được kháng nghị để xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm.

Thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm bản án, quyết định hình sự được quy định tại Điều 373 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018). Theo đó:

1. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp cao; bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án khác khi xét thấy cần thiết, trừ quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

2. Chánh án Tòa án quân sự trung ương, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự cấp quân khu, Tòa án quân sự khu vực.

3. Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.

2. Phát hiện ra sai xót trong quá trình xét xử thì có được thông báo kháng nghị ?

>> Xem thêm: Thủ tục xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài

Thưa Luật sư của LVN Group, trong quá trình xét xử vụ án giết người ở quê tôi, sau khi về và suy nghĩ thì tôi có pháp hiện ra có nhiều tình tiết tặng nặng trong vụ án này và bị cáo giết 2 người chứ không phải một người . Vậy pháp luật quy định như thế nào về tình tiết tăng nặng, giết 2 người thì đi tù thế nào . Tôi phát hiện ra sai xót thì tôi có quyền thông báo kháng nghị không ?

Luật sư trả lời :

Pháp luật quy định về tình tiết tăng nặng như sau :

Căn cứ pháp lý điều 52 bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017

Điều 52. Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự

1. Chỉ các tình tiết sau đây mới là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự:

a) Phạm tội có tổ chức;

b) Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;

d) Phạm tội có tính chất côn đồ;

đ) Phạm tội vì động cơ đê hèn;

e) Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng;

g) Phạm tội 02 lần trở lên;

h) Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm;

i) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai, người đủ 70 tuổi trở lên;

k) Phạm tội đối với người ở trong tình trạng không thể tự vệ được, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, người bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc người lệ thuộc mình về mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác;

l) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội;

m) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, tàn ác để phạm tội;

n) Dùng thủ đoạn, phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều người để phạm tội;

o) Xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội;

p) Có hành động xảo quyệt hoặc hung hãn nhằm trốn tránh hoặc che giấu tội phạm.

2. Các tình tiết đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng.

Giết 2 người trở lên thì sẽ bị phạt tù như sau :

Điều 123. Tội giết người

1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Giết 02 người trở lên;

b) Giết người dưới 16 tuổi;

c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;

d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;

h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;

k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;

l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;

m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;

n) Có tính chất côn đồ;

o) Có tổ chức;

p) Tái phạm nguy hiểm;

q) Vì động cơ đê hèn.

2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.

3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.

Nếu bạn phát hiện ra sai phạm thì bạn hoàn toàn có thể thông báo kháng nghị căn cứ theo khảon 1 điều 372 bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định :

Điều 372. Phát hiện bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật cần xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm

1. Người bị kết án, cơ quan, tổ chức và mọi cá nhân có quyền phát hiện vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và thông báo cho người có thẩm quyền kháng nghị.

2. Tòa án nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc kiểm tra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện để phát hiện vi phạm pháp luật và kiến nghị Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét kháng nghị.

Tòa án quân sự cấp quân khu thực hiện việc kiểm tra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự khu vực để phát hiện vi phạm pháp luật và kiến nghị Chánh án Tòa án quân sự trung ương xem xét kháng nghị.

3. Khi thực hiện công tác giám đốc việc xét xử, kiểm sát việc xét xử hoặc qua các nguồn thông tin khác mà Tòa án, Viện kiểm sát phát hiện vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì thông báo ngay bằng văn bản cho người có thẩm quyền kháng nghị.

3. Quy định của pháp luật

>>Xem thêm :Thủ tục xét đơn yêu cầu không công nhận bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài

Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án.

Theo quy định pháp luật, bản chất của Giám đốc thẩm không phải là một cấp xét xử mà là một trình tự tố tụng đặc biệt, nhiệm vụ xét lại các bản án, quyết định hình sự đã có hiệu lực pháp luật vì phát hiện có vi phạm pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án nhằm đảm bảo cho vụ án được giải quyết khách quan và chính xác.

Đối tượng được xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm là bản án, quyết định hình sự đã có hiệu lực pháp luật (chưa hoặc đang thi hành) nhưng phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Trường hợp có vi phạm pháp luật trong quá trình xử lý vụ án nhưng vi phạm đó chưa đến mức nghiêm trọng sẽ không được kháng nghị để xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm.

Việc phát hiện bản án, quyết định hình sự đã có hiệu lực pháp luật cần xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm được quy định tại Điều 372 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018). Theo đó:

1. Người bị kết án, cơ quan, tổ chức và mọi cá nhân có quyền phát hiện vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và thông báo cho người có thẩm quyền kháng nghị.

2. Tòa án nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc kiểm tra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện để phát hiện vi phạm pháp luật và kiến nghị Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét kháng nghị.

Tòa án quân sự cấp quân khu thực hiện việc kiểm tra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự khu vực để phát hiện vi phạm pháp luật và kiến nghị Chánh án Tòa án quân sự trung ương xem xét kháng nghị.

3. Khi thực hiện công tác giám đốc việc xét xử, kiểm sát việc xét xử hoặc qua các nguồn thông tin khác mà Tòa án, Viện kiểm sát phát hiện vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì thông báo ngay bằng văn bản cho người có thẩm quyền kháng nghị.

Về thủ tục thông báo, khi phát hiện vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì người bị kết án, cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo bằng văn bản hoặc trình bày trực tiếp với người có thẩm quyền kháng nghị hoặc với Tòa án, Viện kiểm sát nơi gần nhất kèm theo chứng cứ, tài liệu, đồ vật (nếu có).

Văn bản thông báo có các nội dung chính:

– Ngày, tháng, năm;

– Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo;

– Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị phát hiện có vi phạm pháp luật;

– Nội dung vi phạm pháp luật được phát hiện;

– Kiến nghị người có thẩm quyền xem xét kháng nghị.

Người thông báo là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ; trường hợp cơ quan, tổ chức thông báo thì người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu.

4.Căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm

>> Xem thêm: Thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài và phán quyết của trọng tài nước ngoài

Căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm được quy định tại Điều 371 Bộ luật TTHS 2015. Các bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong ba căn cứ sau:
Thứ nhất, kết luận trong bản án, quyết định của Tòa án không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án.
So sánh với quy định trước đây, Bộ luật TTHS 2015 đã quy định cụ thể chủ thể của quyết định, bản án bị kháng nghị giám đốc thẩm là Tòa án. Quy định mới không làm thay đổi cơ bản nội dung của căn cứ mà chỉ có tính chất làm rõ hơn đối tượng của kháng nghị giám đốc thẩm. Sự bổ sung này là cần thiết để xác định cụ thể đối tượng của kháng nghị giám đốc thẩm phải là các bản án, quyết định của Tòa án.
“Kết luận trong bản án hoặc quyết định của Tòa án không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án” là trường hợp Hội đồng xét xử đưa ra những kết luận không đúng với những gì có thật đã xảy ra và các chứng cứ có trong hồ sơ vụ án đã được kiểm tra tại phiên tòa. Tất cả kết luận của Tòa án được thể hiện trong bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật. Các kết luận này bao gồm nội dung vụ án, quan điểm, nhận định, đánh giá của Tòa án về nội dung vụ án, các chứng cứ, tài liệu được sử dụng để chứng minh tội phạm, quyết định về tội danh, hình phạt, mức bồi thường, án phí… Các kết luận của Tòa án căn cứ vào chứng cứ, tài liệu có trong hồ sơ vụ án và được kiểm tra tại phiên tòa. Kết luận trong bản án hoặc quyết định của Tòa án không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án có thể xuất phát từ ý chí chủ quan của Hội đồng xét xử. Đó là trường hợp mặc dù các chứng cứ để kết tội bị cáo đã đầy đủ, hợp pháp nhưng Hội đồng xét xử đánh giá không đúng về tội danh, khung hình phạt… đối với bị cáo. Cũng có những trường hợp kết luận không phải của Tòa án nhưng Hội đồng xét xử trích dẫn, sử dụng trong bản án thì vẫn phải coi là kết luận của Tòa án không phù hợp với các tình tiết khách quan của vụ án. Chẳng hạn trong quá trình điều tra, truy tố, bị cáo bị bức cung, nhục hình nên khai nhận tội. Tòa án sử dụng lời khai nhận tội này làm chứng cứ để buộc tội bị cáo dẫn đến việc kết án không đúng người.
Kết luận không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án có thể do lỗi chủ quan hoặc khách quan. Trường hợp trong quá trình xác định sự thật của vụ án, các cơ quan tiến hành tố tụng có vi phạm pháp luật trong việc thu thập chứng cứ để chứng minh tội phạm thì những kết luận trong bản án, quyết định của Tòa án sẽ không “phù hợp với các tình tiết khách quan” của vụ án vì các căn cứ để đi đến kết luận đã bị tác động bởi ý thức chủ quan của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng. Việc Tòa án đưa ra kết luận mà không đủ chứng cứ hoặc trên cơ sở sử dụng những chứng cứ, tài liệu không bảo đảm tính hợp pháp, không được thu thập theo trình tự, thủ tục được quy định trong luật TTHS mới là căn cứ để kháng nghị giám đốc thẩm. Ngược lại, nếu như Điều tra viên, Kiểm sát viên, Hội đồng xét xử không biết được các “tình tiết khách quan” trong quá trình chứng minh tội phạm dẫn đến kết luận không đúng sự thật khách quan của vụ án thì lại là căn cứ để kháng nghị tái thẩm. Vì vậy, để phân biệt giữa căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm và căn cứ kháng nghị tái thẩm, nên thay đổi cụm từ “tình tiết khách quan” bằng “chứng cứ của vụ án” thì phù hợp và rõ ràng hơn.
Ngoài ra, Bộ luật TTHS hiện hành chưa quy định cụ thể hoặc hướng dẫn thế nào là “không phù hợp với tình tiết khách quan”. Việc đánh giá vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án mang tính chủ quan, phụ thuộc vào trình độ, kinh nghiệm của các chủ thể có thẩm quyền. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc kháng nghị giám đốc thẩm phải rút hoặc không được chấp nhận. Tỷ lệ kháng nghị phải rút hoặc không được Hội đồng giám đốc thẩm chấp nhận trong 10 năm, từ 2009 đến 2018 chiếm 10,2% tổng số kháng nghị giám đốc thẩm. Nghiêm trọng hơn, một số quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng giám đốc thẩm Tòa án cấp dưới bị Hội đồng giám đốc thẩm TAND tối cao hủy để điều tra lại (từ năm 2009 đến năm 2018, có 60/1472 quyết định giám đốc thẩm bị hủy để điều tra lại hoặc xét xử lại)
Thứ hai, có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong điều tra, truy tố, xét xử dẫn đến sai lầm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án.
Theo Từ điển Tiếng Việt, thủ tục là “những việc cụ thể phải làm theo một trật tự quy định để tiến hành một công việc có tính chính thức”. Việc sử dụng thuật ngữ “thủ tục tố tụng” không bao hàm hết những vi phạm pháp luật TTHS trong quá trình chứng minh tội phạm bởi vì ngoài thủ tục tố tụng, luật TTHS còn quy định khác về những nguyên tắc của TTHS, những quy định chung, thẩm quyền. Nếu vi phạm nghiêm trọng các quy định này cũng có thể bị kháng nghị giám đốc thẩm, chẳng hạn khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử sai thẩm quyền; khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đối với người mà hành vi của họ đã có bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật (nguyên tắc không ai bị kết án hai lần vì một tội phạm)…
Mặt khác, căn cứ này chỉ giới hạn trong việc điều tra, truy tố, xét xử là không đầy đủ. Hoạt động khởi tố vụ án hình sự nếu có vi phạm cũng có thể bị kháng nghị giám đốc thẩm, chẳng hạn: khởi tố vụ án không có căn cứ; khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại quy định tại Điều 155 Bộ luật TTHS. Trường hợp này, mặc dù Cơ quan điều tra khởi tố không đúng nhưng Viện kiểm sát và Tòa án không phát hiện ra nên vẫn truy tố, xét xử; vi phạm các quy định của Bộ luật TTHS trong hoạt động chứng minh tội phạm…
Bộ luật TTHS 2015 quy định thêm một điều kiện để kháng nghị giám đốc thẩm đối với các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án có “vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong điều tra, truy tố, xét xử” là những vi phạm này “phải dẫn đến sai lầm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án”. Chúng tôi cho rằng, quy định này là không hợp lý, không đúng với bản chất, ý nghĩa và mục đích của thủ tục giám đốc thẩm.
Căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm là vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong quá trình giải quyết vụ án, còn căn cứ để kháng nghị tái thẩm liên quan đến việc xác định sự thật của vụ án. Đây là sự khác nhau cơ bản để phân biệt giữa thủ tục giám đốc thẩm và thủ tục tái thẩm. Quá trình xác định sự thật của vụ án hình sự là quá trình tiếp cận chân lý. Khi tiếp cận được sự thật, chân lý sẽ được thể hiện trong bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Trước khi tuyên án bằng bản án, Tòa án phải giải quyết được hai vấn đề chính: (1) làm sáng tỏ những tình tiết của sự việc phạm tội trên cơ sở xem xét tất cả các chứng cứ, tài liệu cần thiết cho việc chứng minh, đánh giá mức độ tin cậy của các chứng cứ, tài liệu này và (2) đối chiếu những tình tiết khách quan đã được làm sáng tỏ với các quy định của pháp luật để đưa ra phán quyết về trách nhiệm của bị cáo. Pháp luật TTHS đảm bảo các chứng cứ, tài liệu được thu thập để chứng minh tội phạm khách quan, tin cậy. Nếu người tiến hành tố tụng vi phạm pháp luật trong việc giải quyết vụ án thì những chứng cứ, tài liệu thu thập được không còn đảm bảo tính khách quan. Có thể vi phạm không làm ảnh hưởng đến kết quả giải quyết vụ án nhưng nếu có vi phạm thì bản án, quyết định của Tòa án cũng không xác định được sự thật khách quan của vụ án. Mặt khác, nếu vi phạm không được khắc phục thì cũng không thể kết luận được vi phạm đó có ảnh hưởng tới kết quả giải quyết vụ án hay không. Ví dụ: việc giám định lại không do người giám định khác tiến hành. Mục đích của giám định lại là để đánh giá, so sánh kết quả giám định trước và kết quả giám định sau. Nếu giám định và giám định lại được thực hiện bởi cùng một người thì hai kết quả giám định này không còn đảm bảo tính khách quan, không có giá trị so sánh, đánh giá bởi vì khi có nghi ngờ về kết quả giám định trước mới yêu cầu giám định lại. Việc cho rằng kết quả giám định lại vẫn phản ánh đúng thực tế là không có căn cứ. Cũng có thể sau khi điều tra lại, việc giám định lại lần 2 được tiến hành bởi một người khác, kết quả cũng không có gì thay đổi nhưng nếu không kháng nghị giám đốc thẩm thì cũng không thể xác định được kết luận giám định chính xác để giải quyết vụ án.

5. Sai phạm trong việc áp dụng pháp luật

>> Xem thêm: Thủ tục xét đơn yêu cầu không công nhận bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài

Căn cứ “có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật” trong Bộ luật TTHS 2015 đã khắc phục được những hạn chế của Bộ luật TTHS cũ . Tuy nhiên, phạm vi của căn cứ này là quá rộng vì “quy định của pháp luật” đã bao hàm tất cả các quy định trong các bộ luật, các luật, thông tư, hướng dẫn… khác nhau, bao hàm cả hai căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm nêu trên và các căn cứ kháng nghị tái thẩm. “Căn cứ này bao gồm tất cả những sai lầm trong việc xác định đúng sự việc thực tế đã xảy ra; sai lầm trong việc lựa chọn quy phạm pháp luật trong trường hợp cụ thể; sai lầm trong việc ra văn bản áp dụng pháp luật; sai lầm trong việc tổ chức thực hiện văn bản áp dụng pháp luật cả về nội dung và hình thức, thủ tục tố tụng”

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự – Công ty luật LVN Group