Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất, tỉnh thần và phục hồi danh dự theo quy định của pháp luật. Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tổ cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác”.

1. Khái niệm khiếu nại về thi hành án dân sự

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 2 Luật khiếu nại năm 2011 thì:

“Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cản bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cả nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chỉnh, hành vi hành chỉnh của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền quan đến thi hành án dân sự theo thủ tục do luật định đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền xem xét lại các quyết định, hành vi của thủ trưởng cơ quan thi hành án và chấp hành viên trong quá trình thi hành án dân sự khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

2. Ý nghĩa của khiếu nại về thi hành án dân sự

Khiếu nại về thi hành án là phương thức để các cá nhân, cơ quan, tổ chức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cùa mình. Thông qua hành vi khiếu nại, các cá nhân, cơ quan, tổ chức yêu cầu người có thẩm quyền nhanh chóng áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, kịp thời ngăn chặn và khắc phục hậu quả cùa hành vi trái pháp luật của thủ trưởng cơ quan thi hành án, chấp hành viên nếu có. Mặt khác, thực hiện đúng pháp luật khiếu nại về thi hành án dân sự góp phần phát huy dân chủ, củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, đồng thời phòng ngừa, hạn chế và đấu tranh với những vi phạm pháp luật về thi hành án, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.

3. Đối tượng của khiếu nại về thi hành án dân sự

Đối tượng của khiếu nại về thi hành án dân sự có đặc điểm khác với đối tượng của khiếu nại hành chính. Đối tượng của khiếu nại hành chính là các quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỉ luật cán bộ, công chức mà người khiếu nại cho rằng trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Đối tượng của khiếu nại về thi hành án dân sự là quyết định, hành vi của thủ trưởng cơ quan thi hành án, chấp

+ Không ra quyết định tiếp tục thi hành án trong các trường hợp được quy định tại khoản 3 Điêu 49 Luật thi hành án dân sự.

+ Ra quyết định đình chỉ thi hành án không đúng, vi phạm nhũng điều kiện quy định tại Điều 50 Luật thi hành án dân sự.

+ Ra quyết định vụ việc chưa có điều kiện thi hành án không đúng, như: chưa đủ căn cứ khẳng định người phải thi hành án không có điều kiện để thi hành án…

+ Áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự không đúng quy định của pháp luật.

+ Vi phạm trình tự, thủ tục và thời hạn giải quyết khiếu nại, kháng nghị.

– Các quyết định, hành vi trái pháp luật của chấp hành viên gồm:

+ Thi hành không đúng quyết định thi hành án của thủ trưởng cơ quan thi hành án.

+ Không định thời hạn tự nguyện thi hành án cho người phải thi hành án theo quy định của pháp luật.

+ Vi phạm các quy định tại Điều 21 Luật thi hành án dân sự về những việc chấp hành viên không được làm.

+ Vi phạm quy định tại Điều 39 Luật thi hành án dân sự về thực hiện việc thông báo về thi hành án.

+ Vi phạm các quy định trong quá trình áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án, biện pháp cưỡng chế thi hành án.

+ Áp dụng quy định về tính lãi suất cũng như trượt giá không chính xác, không đúng quy định của pháp luật.

– Đối với quyết định, hành vi về áp dụng biện pháp cưỡng chế là 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hoặc biết được hành vi đó;

– Đối với quyết định, hành vi sau khi áp dụng biện pháp cưỡng chế là 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hoặc biết được hành vi đó.

– Lần khiếu nại tiếp theo, thời hiệu là 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại của người có thẩm quyền.

Như vậy, người được thi hành án, người phải thi hành án, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan chỉ có quyền khiếu nại về thi hành án dân sự trong một thời hạn nhất định, hết thời hạn này mà người khiếu nại không khiếu nại thì không còn quyền khiếu nại nữa. Nếu hết thời hạn khiếu nại mà người có quyền khiếu nại mới khiếu nại thì không được tiếp nhận để xem xét, giải quyết. Tuy nhiên, thời hạn khiếu nại này có thể bị gián đoạn khi xảy ra những sự kiện bất khà kháng hoặc trở ngại khách quan. Trong những trường hợp này pháp luật quy định thời hạn khiếu nại bị tạm dừng, khoảng thời gian này không tính vào thời hạn khiếu nại. Trong trường hợp người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hạn quy định do gặp phải trở ngại khách quan hoặc do sự kiện bất khả kháng thì thời gian có trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng đó không tính vào thời hạn khiếu nại. Đây là quy định nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người có quyền khiếu nại vì những lí do khách quan họ đã không thể thực hiện được quyền khiếu nại của mình trong đúng thời hạn mà pháp luật đã quy định.

Theo Điều 143 Luật thi hành án dân sự, người khiếu nại có các quyền tự mình khiếu nại hoặc thông qua người đại diện hợp pháp để khiếu nại; nhờ Luật sư của LVN Group giúp đỡ về pháp luật trong quá trình khiếu nại; được nhận quyết định giải quyết khiếu nại; được biết các bằng chứng để làm căn cứ giải quyết khiếu nại; đưa ra bằng chứng về việc khiếu nại và giải trình ý kiến của mình về bằng chứng đó; được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm và được bồi thường thiệt hại, nếu có; được khiếu nại tiếp nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu cùa người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại; rút khiếu nại trong bất kì giai đoạn nào của quá trình giải quyết khiếu nại. Khi thực hiện quyền khiếu nại, người khiếu nại có nghĩa vụ khiếu nại đến đúng người có thẩm quyền giải quyết; trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu cho người giải quyết khiếu nại; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày và việc cung cấp thông tin, tài liệu đó; chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật và quyết định của Bộ trưởng Bộ tư pháp, Bộ trưởng Bộ quốc phòng quy định tại điểm b khoản 4 và điểm b khoản 7 Điều 142 Luật thi hành án dân sự.

4. Quyền và nghĩa vụ của người bị khiếu nại về thi hành án dân sự

Người bị khiếu nại về thi hành án dân sự là thủ trưởng cơ quan quàn lí thi hành án dân sự thuộc Bộ tư pháp, thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, chấp hành viên có quyết định, hành vi ữong quá trình thì hành án dân sự bị cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền, lợi ích và nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành án khiếu nại. Họ là những chủ thể có quyền sử dụng quyền lực nhà quyết khiếu nại, tổ cáo là thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, thủ trưởng cơ quan quản lí thi hành án dân sự, Bộ trưởng Bộ tư pháp.

Quyền và nghĩa vụ của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại được quy định tại Điều 145 Luật thi hành án dân sự. Theo đó, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có quyền yêu cầu người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc khiếu nại; tạm dừng việc thực hiện quyết định, hành vi bị khiếu nại hoặc yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tạm ngừng việc thi hành án trong thời hạn giải quyết khiếu nại theo quy định của Luật thi hành án dân sự, nếu xét thấy việc thi hành án sẽ ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự hoặc ảnh hưởng đến việc giải quyết khiếu nại. Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có nghĩa vụ tiếp nhận, giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi bị khiếu nại; thông báo bằng văn bản về việc thụ lí để giải quyết, gửi quyết định giải quyết cho người khiếu nại; chịu frách nhiệm trước pháp luật về việc giải quyết khiếu nại của mình.

Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến luật dân sự, luật thi hành án dân sự về khiếu nại thi hành án dân sự. Hãy gọi ngay: 1900.0191 để được Luật sư tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến. Đội ngũ Luật sư của LVN Group luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc của Bạn.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự – Công ty luật LVN Group