Kính chào công ty Luật LVN Group, xin Luật sư của LVN Group cho tôi biết, trong quan hệ khiếu nại, người khiếu nại và người bị khiếu nại có quyền và nghĩa vụ gì? Tôi có thể tìm căn cứ pháp luật ở văn bản nào? Rất mong nhận được phản hồi từ Luật sư của LVN Group. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Người hỏi: Ngọc Tú – Thái Bình

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Hành chính của Công ty luật LVN Group

>> Luật sư tư vấn pháp luật Hành chính, gọi: 1900.0191

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Cơ sở pháp lý:

– Bộ luật lao động năm 2019

– Nghị định số 24/2018/NĐ-CP

1. Khiếu nại về lao động là gì?

Khiếu nại về lao động là việc người lao động, người học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động, người thử việc theo thủ tục quy định yêu cầu người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại về lao động xem xét lại quyết định, hành vi về lao động của người sử dụng lao động khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm pháp luật lao động, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

2. Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại

Người khiếu nại về lao động, giáo dục nghề nghiệp, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, việc làm, an toàn, vệ sinh lao động là người lao động, người học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động, người thử việc, người học trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, người tham gia đánh giá kỹ năng nghề quốc gia, người hưởng chính sách bảo hiểm thất nghiệp thực hiện quyền khiếu nại.

Quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại được quy định tại Điều 10 Nghị định 24/2018/NĐ-CP. Theo đó:

Người khiếu nại có quyền sau đây:

– Tự mình khiếu nại hoặc ủy quyền cho người khác khiếu nại;

– Tham gia đối thoại hoặc ủy quyền cho người đại diện hợp pháp tham gia đối thoại;

– Được biết, đọc, sao chụp, sao chép tài liệu, chứng cứ do người giải quyết khiếu nại thu thập để giải quyết khiếu nại; trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước hoặc bí mật của người bị khiếu nại theo quy định của pháp luật;

– Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đang lưu giữ, quản lý thông tin, tài liệu liên quan tới nội dung khiếu nại cung cấp nội dung thông tin, tài liệu đó cho mình trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có yêu cầu và giao cho người giải quyết khiếu nại để giải quyết khiếu nại; trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước hoặc bí mật của người bị khiếu nại theo quy định của pháp luật;

– Yêu cầu người giải quyết khiếu nại áp dụng biện pháp khẩn cấp để ngăn chặn hậu quả có thể xảy ra do việc thi hành quyết định, hành vi bị khiếu nại;

– Đưa ra chứng cứ về việc khiếu nại và giải trình ý kiến của mình về chứng cứ đó;

– Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm hại do việc thi hành quyết định, hành vi bị khiếu nại;

– Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;

– Rút khiếu nại theo quy định

– Khiếu nại lần hai;

– Người khiếu nại có quyền khởi kiện vụ án tại Tòa án theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự trong trường hợp sau đây:

+ Có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi của người sử dụng lao động; tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp; doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình;

+ Không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu theo quy định tại Điều 23 Nghị định 24/2018/NĐ-CP

+ Đã hết thời hạn quy định mà khiếu nại lần đầu không được giải quyết.

– Người khiếu nại có quyền khởi kiện vụ án tại Tòa án theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính trong trường hợp sau đây:

+ Không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai;

+ Đã hết thời hạn quy định mà khiếu nại lần hai không được giải quyết.

Người khiếu nại có nghĩa vụ sau đây:

– Thực hiện khiếu nại theo đúng trình tự, thủ tục quy định tại Nghị định 24/2018/NĐ-CP;

– Trình bày trung thực sự việc, đưa ra chứng cứ về việc khiếu nại; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan cho người giải quyết khiếu nại; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày và việc cung cấp thông tin, tài liệu đó;

– Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.

Người khiếu nại thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

3. Quyền, nghĩa vụ của người bị khiếu nại

Người bị khiếu nại về lao động, giáo dục nghề nghiệp, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, việc làm, an toàn, vệ sinh lao động là người sử dụng lao động; người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp; chủ doanh nghiệp hoặc người đứng đu tổ chức sự nghiệp của Nhà nước đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; chủ doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm; người đứng đầu tổ chức liên quan đến việc làm có quyết định hoặc hành vi bị khiếu nại.

Quyền và nghĩa vụ của người bị khiếu nại được quy định tại Điều 11 Nghị định số 24/2018/NĐ-CP. Theo đó:

Người bị khiếu nại có quyền sau đây:

– Đưa ra chứng cứ về tính hợp pháp của quyết định, hành vi bị khiếu nại;

– Được biết, đọc, sao chụp, sao chép tài liệu, chứng cứ do người giải quyết khiếu nại lần hai thu thập để giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước hoặc bí mật của người khiếu nại theo quy định của pháp luật;

– Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đang lưu giữ, quản lý thông tin, tài liệu liên quan tới nội dung khiếu nại cung cấp nội dung thông tin, tài liệu đó cho mình trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có yêu cầu và giao cho người giải quyết khiếu nại lần hai để giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước hoặc bí mật của người khiếu nại theo quy định của pháp luật;

– Nhận quyết định giải quyết khiếu nại lần hai;

– Khởi kiện vụ án tại Tòa án theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính trong trường hợp không đồng ý với nội dung quyết định giải quyết khiếu nại lần hai theo quy định tại Điều 31 Nghị định này.

Người bị khiếu nại có nghĩa vụ sau đây:

– Thực hiện việc giải quyết khiếu nại lần đầu theo thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 15, khoản 1 Điều 16, khoản 1 Điều 17, khoản 1 Điều 18 Nghị định này;

– Tham gia đối thoại hoặc ủy quyền cho người đại diện hợp pháp tham gia đối thoại;

– Chấp hành quyết định xác minh nội dung khiếu nại của cá nhân, cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai;

– Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai yêu cầu;

– Giải trình về tính hợp pháp, đúng đắn của quyết định, hành vi bị khiếu nại khi người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai yêu cầu;

– Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.

Ngoài ra, người bị khiếu nại thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

4. Quyền, nghĩa vụ của người giải quyết khiếu nại

Người giải quyết khiếu nại về lao động, giáo dục nghề nghiệp, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, việc làm, an toàn, vệ sinh lao động là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại quy định tại Nghị định này.

Giải quyết khiếu nại về lao động gồm có giải quyết khiếu nại lần đầu và giải quyết khiếu nại lần hai. Do đó, quyền vào nghĩa vụ của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có từng lần được quy định lần lượt tại Điều 12 và Điều 13 Nghị định 24/2018/NĐ-CP. Theo đó:

4.1. Quyền và nghĩa vụ của người giải quyết khiếu nại lần đầu

Người giải quyết khiếu nại lần đầu có quyền sau đây:

– Yêu cầu người khiếu nại, những người có liên quan đến việc khiếu nại cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có yêu cầu làm cơ sở để giải quyết khiếu nại;

– Quyết định áp dụng, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp theo quy định tại Điều 26 Nghị định này.

Người giải quyết khiếu nại lần đầu có nghĩa vụ sau đây:

– Tiếp nhận khiếu nại và thông báo bằng văn bản về việc thụ lý giải quyết khiếu nại cho cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định tại Điều 19 Nghị định này;

– Giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi của mình bị khiếu nại;

– Tổ chức đối thoại với người khiếu nại và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;

– Gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định tại Điều 24 Nghị định này;

– Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc giải quyết khiếu nại của mình;

– Cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung khiếu nại khi người khiếu nại yêu cầu;

– Cung cấp hồ sơ giải quyết khiếu nại khi người giải quyết khiếu nại lần hai hoặc Tòa án yêu cầu.

Ngoài ra, người giải quyết khiếu nại lần đầu thực hiện quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

4.2. Quyền, nghĩa vụ của người giải quyết khiếu nại lần hai

Người giải quyết khiếu nại lần hai có quyền sau đây:

– Yêu cầu người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có yêu cầu làm cơ sở để giải quyết khiếu nại;

– Quyết định áp dụng, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp theo quy định tại Điều 26 Nghị định này;

– Trưng cầu giám định làm căn cứ giải quyết khiếu nại.

Người giải quyết khiếu nại lần hai có nghĩa vụ sau đây:

– Tiếp nhận, thụ lý, lập hồ sơ vụ việc khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết;

– Kiểm tra, xác minh nội dung khiếu nại;

– Tổ chức đối thoại giữa người khiếu nại, người bị khiếu nại và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;

– Ra quyết định và công bố quyết định giải quyết khiếu nại;

– Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại khi người khiếu nại, người bị khiếu nại yêu cầu;

– Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại, hồ sơ giải quyết khiếu nại lần hai khi Tòa án yêu cầu.

Ngoài ra, người giải quyết khiếu nại lần hai thực hiện quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

5. Quyền, nghĩa vụ của Luật sư của LVN Group, trợ giúp viên pháp lý và người tham gia trợ giúp pháp lý cho người khiếu nại

Luật sư, trợ giúp viên pháp lý và người tham gia trợ giúp pháp lý có quyền sau đây:

– Tham gia vào quá trình giải quyết khiếu nại theo đề nghị của người khiếu nại;

– Thực hiện quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại khi đã nhận ủy quyền;

– Xác minh, thu thập chứng cứ có liên quan đến nội dung khiếu nại theo yêu cầu của người khiếu nại và cung cấp chứng cứ cho người giải quyết khiếu nại;

– Nghiên cứu hồ sơ vụ việc, sao chụp, sao chép tài liệu, chứng cứ có liên quan đến nội dung khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại; trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước hoặc bí mật của người bị khiếu nại theo quy định của pháp luật.

Luật sư, trợ giúp viên pháp lý và người tham gia trợ giúp pháp lý có nghĩa vụ sau đây:

– Xuất trình thẻ Luật sư của LVN Group, thẻ trợ giúp viên pháp lý và quyết định phân công trợ giúp pháp lý, giấy yêu cầu giúp đỡ về pháp luật hoặc giấy ủy quyền của người khiếu nại;

– Thực hiện đúng nội dung, phạm vi mà người khiếu nại đã ủy quyền.

Luật sư, trợ giúp viên pháp lý và người tham gia trợ giúp pháp lý thực hiện quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Theo đó, trong quá trình khiếu nại, người khiếu nại nếu không nắm được căn cứ pháp lý để bảo đảm quyền lợi cho mình có thể liên hệ Luật sư của LVN Group tại công ty Luật LVN Group để được hỗ trợ pháp lý một cách tốt nhất.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hành chính – Công ty luật LVN Group