Trả lời:
Trong hệ thống khoa học pháp lý Việt Nam, khoa học điều tra hình sự được coi là một khoa học pháp lý ứng dụng bởi những lý do sau:
– Đối tượng và khách thể nhận thức của khoa học điều tra hình sự nằm trong lĩnh vực các hiện tượng pháp lý;
– Chức năng và những nhiệm vụ mà nó giải quyết liên quan đến lĩnh vực hoạt động pháp luật của các cơ quan nhà nước và các quá trình pháp lý (điều tra, xét xử);
– Tất cả những chỉ dẫn mà khoa học điều tra hình sự đưa ra cho hoạt động thực tiễn đều mang tính pháp lý cao, dựa ưên cơ sở của pháp luật, phù hợp với pháp luật. Những chỉ dẫn đó sinh ra bởi yêu cầu của cuộc đấu ưanh phòng, chống tội phạm ở nước ta;
– Môi trường dinh dưỡng” của khoa học điều tra hình sự là khoa học luật, thực tiễn điều tra, xét xử và giám định hình sự;
– Xét từ góc độ lịch sử, khoa học điều tra hình sự được sinh- ra từ trong lòng của khoa học luật tố tụng hình sự.
Khoa học điều tra hình sự có quan hệ với hầu hết các ngành khoa học xã hội, tự nhiên và kỹ thuật. Nhưng quan hệ đó chỉ ở một mức độ nhất định. Trong khi đó, nó có quan hệ rất mật thiết với các ngành khoa học pháp lý liên quan như khoa học luật hình sự, khoa học luật tố tụng hình sự, tội phạm học, giám định pháp y, tâm lý tư pháp, thống kê tư pháp và tâm thần học. Mối quan hệ giữa khoa học điều ữa hình sự và các ngành khoa học này có thể khái quát như sau:
1. Khoa học điều tra hình sự và khoa học luật hình sự
Luật hình sự xác định những hành vi bị coi là tội phạm và quy định những dấu hiệu bắt buộc phải có của nó. Khoa học điều tra có nhiệm vụ đưa ra những chỉ dẫn về phương pháp điều tra các loại tội phạm cụ thể. Nhưng nếu không xác định được những dấu hiệu của các cấu thành tội phạm đã được quy định trong luật hình sự thì không thể đưa ra các phương pháp điều ữa các loại tội này. Bởi vì, trước khi trả lời câu hỏi: Bằng cách nào có thể xác định được sự kiện phạm tội, thì tất yếu các chủ thể tiến hành tố tụng cần phải biết sự kiện đó là gì, nó có những yếu tố, dấu hiệu nào. Điều đó có nghĩa là phải xác định được các dấu hiệu của cẩu thành tội phạm.
Ngược lại, thực tiễn của công tác điều tra hình sự có thể đưa ra những gợi ý cho nhà làm luật về sự cần thiết phải hình sự hoá một loại hành vi nào đó chưa được quy định trong Bộ luật hình sự do tính chất nguy hiểm cao cho xã hội của nó; hoặc ngược lại, cần phải phi hình sự hoá một loại hành vi nào đó đã được quy định trong Bộ luật hình sự nhưng không còn phù hợp với thực tế cuộc sống.
2. Khoa học điều tra hình sự và khoa học luật tố tụng hình sự
Giữa khoa học điều tra hình sự và khoa học luật tố tụng hình sự có mối quan hệ đặc biệt. Điều đó được giải thích bởi những nguyên nhân mang tính lịch sử.
Khoa học luật tố tụng hình sự xác định giới hạn và điều kiện áp dụng những chỉ dẫn của khoa học điều tra hình sự trong hoạt động điều tra; thẩm quyền của các chủ thể khác nhau trong việc áp dụng những phương tiện và biện pháp điều tra; trình tự, thủ tục tiến hành các biện pháp điều tra …
Khoa học điều tra hình sự nghiên cứu và đưa ra những phương tiện, biện pháp, những chỉ dẫn nhằm thực hiện các quy định của khoa học luật tố tụng hình sự một cách có hiệu quà nhất.
3. Khoa học điều tra hình sự và tội phạm học
Tội phạm học nghiên cứu những nguyên nhân, điều kiện phạm tội và đề ra các biện pháp phòng ngừa tội phạm. Khoa học điều tra hình sự cũng nghiên cứu việc đưa ra các biện pháp phòng ngừa tội phạm nhưng những biện pháp đó chủ yếu mang tính chất kỹ thuật hoặc chiến thuật. Những biện pháp này được tội phạm học sử dụng để đưa vào hệ thống các biện pháp phòng ngừa tội phạm của mình.
Mặt khác, những chỉ dẫn của tội phạm học về các loại người phạm tội, các nguyên nhân đặc trưng của các loại tội phạm cụ thể v.v. được khoa học điều tra hình sự sử dụng để xác định các phương pháp điều tra, phòng ngừa tội phạm phù hợp.
4. Khoa học điều tra hình sự và thống kê tư pháp
Những số liệu của thống kê tư pháp phản ánh tính hiệu quả của những chỉ dẫn, các phương tiện, phương pháp mà khoa học điều tra hình sự đưa ra và áp dụng trong công tác điều tra và phòng ngừa tội phạm.
Khoa học điều tra hình sự tính đến và sử dụng những thông tin, số liệu của thống kê tư pháp để đánh giá tính hiệu quả của những chỉ dẫn, những phương tiện, phương pháp mà mình đưa ra từ đó xây dựng những chỉ dẫn, phương tiện, phương pháp phù hợp và xác định những nhiệm vụ của các cơ quan bảo vệ pháp luật trong thời điểm hiện tại.
5. Khoa học điều tra hình sự và tâm lý tư pháp
Tâm lý tư pháp nghiên cứu các quy luật, quá trình, hiện tượng tâm lý của những người tiến hành và tham gia tố tụng hình sự.
Những tri thức của tâm lý tư pháp giúp điều tra viên có thể hiểu và giải thích được tâm lý xử sự của những người tham gia tố tụng hình sự và trên cơ sở đó có thể đánh giá đúng cách xử sự của họ và những tình tiết thực tế mà họ cung cấp cho cơ quan điều tra. Mặt khác, những tri thức đó còn giúp điều tra viên đánh giá đúng mức những ảnh hưởng của các yếu tố tâm lý đến việc tổ chức các hoạt động điều tra và kết quả của các hoạt động này.
Ngược lại, khoa học điều tra hình sự giúp tâm lý tư pháp trong việc xác định phương hướng tiến hành nghiên cứu các vấn đề tâm lý cấp bách đang cần giải quyết, phục vụ công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm một cách có hiệu quả nhất.
6. Khoa học điều tra hình sự và giám định pháp y
Giám định pháp y nghiên cứu các vấn đề y học cần thiết phục vụ việc điều tra, xét xử vụ án hình sự.
Khoa học điều tra hình sự và giám định pháp y có mối quan hệ gần gũi không chỉ bởi có nhiệm vụ chung là phục vụ công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm mà còn có chung nhiều đối tượng và phương pháp nghiên cứu. Chính những đối tượng nghiên cứu chung (tử thi, công cụ, phương tiện phạm tội, quần ầo, các vật chứng khác…) trong nhiều trường hợp đòi hỏi phải có sự phối hợp cùng nhau nghiên cứu của điều tra viên với giám định viên kỹ thuật hình sự và giám định viên pháp y. Thực tiễn cho thấy, nếu không có sự tham gia của các giám định viên pháp y thì không thể điều tra được các vụ án giết người, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác.
7. Khoa học điều tra hình sự và tâm thần học tư pháp
Tâm thần học tư pháp nghiên cứu các vấn đề về bệnh tâm thần nhằm xác định khả năng chịu trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo và khả năng nhận thức, khai báo của người làm chứng, người bị hại… trong trường hợp có nghi ngờ.
Những chỉ dẫn của tâm thần học tư pháp cần được cân nhắc khi tiến hành điều tra các hành vi nguy hiểm cho xã hội do những người mắc bệnh tâm thần thực hiện. Kết luận của giám định viên pháp y tâm thần có ý nghĩa quan trọng, thậm chí có trường hợp là quyết định, trong việc đánh giá nhân thân của bị can, người bị hại, người làm chứng… trong vụ án để có thái độ phù hợp khi quyết định những vấn đề có liên quan đến họ.
Luật LVN Group (sưu tầm & biên tập)