1. Cách khởi kiện hành vi lừa đảo qua mạng xã hội?

Kính chào Luật sư của LVN Group, tôi có một vấn đề rất mong nhận được sự tư vấn của Luật sư của LVN Group: Cách đây khoảng 3 ngày tôi có đặt hàng qua mạng xã hội facebook của 1 bạn với số tiền 4.440.000 VNĐ, bạn ấy đưa cho tôi số tài khoản vietcombank để tôi chuyển khoản (tài khoản mang tên Nguyễn A) nhưng số điện thoại lại là 1 bạn trai nghe máy và có nói là chồng của chị này.
Khi tôi chuyển khoản xong có chụp ảnh gửi lại bill cho bạn ấy và gọi điện thì bạn ấy không nghe máy, khoảng 1 tiếng sau thì bạn ấy tắt máy thuê bao, và hàng bây giờ tôi cũng không có. Tôi đã ra ngân hàng và nhờ giúp đỡ thì nhân viên ngân hàng nói chỉ có thể làm phiếu tra soát. Vậy cho tôi hỏi đây có phải là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, và có bị khởi tố không, có cách nào để tôi lấy lại được số tiền ấy không?
Chân thành cảm ơn !

>>Tư vấn pháp luật hình sự, tố tụng hình sự, gọi: 1900.0191

 

Trả lời:

Tội lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản, Điều 174 Bộ Luật Hình sự năm 2015 (Luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017) có quy định như sau:

Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm….

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Trong trường hợp của bạn chúng tôi xin phân tích hành vi cụ thể các hành vi của những đối tượng nêu trên như sau:

– Về hành vi gian dối: tức là một người đưa ra thông tin không chính xác, giả mạo nhưng mong muốn người khác tin đó là sự thật. Bên bán hàng đã yêu cầu bạn phải chuyển tiền vào tài khoản rồi mới giao hàng cho bạn, nhưng thực tế không có sự chuyển giao tài sản cho bạn, mà khi bạn chuyển giao tiền thì bên bán hàng đã không còn thông tin liên lạc.

– Về hành vi chiếm đoạt tài sản: tức là chiếm đoạt tài sản của người khác một cách trái phép thông qua hành vi gian dối trước đó. Mục đích của hành vi gian dối này khiến người bị hai tin những lời hứa hẹn của người phạm tội sau đó chuyển giao tài sản. Mục đích của tội phạm là nhằm chiếm đoạt được tài sản của người bị hại.

– Giá trị tài sản: Số tiền bạn bị chiếm đoạt là 4.400.000 VNĐ. Căn cứ theo quy định nêu trên, hành vi của người bán hàng đã cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cụ thể là hành vi được quy định tại khoản 1 Điều 174 Bộ luật Hình sự sửa đổi bổ sung năm 22017. Do đó, hành vi phạm tội này hoàn toàn có thể bị khởi tố.

Trong trường hợp của bạn, do hiện tại bạn chỉ đang có trong tay thông tin cá nhân trên tài khoản tại ngân hàng mà bạn đã chuyển tiền, do đó, bạn có thể làm đơn tố cáo hành vi phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người kia đến cơ quan công an cấp huyện. Trong đơn tố cáo bạn phải cung cấp các tài liệu, chứng cứ cho thấy trên thực tế đã xảy ra hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trong đó bạn là người bị hại, đồng thời bạn phải cung cấp thông tin về người phạm tội mà bạn đang có, để cơ quan công an có cơ sở để khởi tố vụ án và tìm kiếm người phạm tội. Khi vụ án đã được khởi tố, trải qua các giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử, Tòa án sẽ buộc người phạm tội phải trả lại cho bạn số tiền đã chiếm đoạt bằng việc thi hành án hình sự.

 

2. Yếu tố cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ?

Kính gửi Luật LVN Group: Tôi xin trình bày sự việc cụ thể như sau: Lần đầu tiên chị H hỏi vay tôi số là gần 7 triệu đồng ( Bảy triệu đồng chẵn ) để mua nhẫn đeo tay tại của hàng .Số tiền đó được tôi đưa bằng tiền mặt tai nơi mua. Sau đó khoảng hơn 2 tuần chị H lại tiếp tục vay tôi 1 số tiền và chị H nói với tôi là để mua lại cái nhẫn hôm trước vay tôi mua bị mất. Tôi có đi cùng chị ấy quay lại nơi mua lần đầu để chị ấy mua lại cái nhẫn đó. Tại lúc đó tôi không có tiền mặt nên tôi đã thanh toán bằng thẻ cá nhân của tôi được mở tại ngân hàng.
Tôi không nhớ rõ số tiền lúc đó nhưng cũng khoảng 8 triệu đồng( Tám triệu đồng chẵn ) . Chị H có nói khi nào đi làm có tiền hứa sẽ gửi lại cho tôi. Lần thứ 2 là có hỏi mươn tôi 19 triệu đồng ( mười chín triệu đồng chẵn ) để mua điện thoại, tôi có đi cùng chị ấy đến của hàng điện thoại F5 Mobile tại địa chỉ Cầu Giấy Hà Nội. Có mua 01 chiếc điện thoại IPHONE 6S màu hồng. Tôi có thanh toán cho nhân viên của hàng số tiền hơn 18 triệu đồng tại thời điểm đó. Mọi thứ thông tin được cửa hàng lưu trên phần mềm và hóa đơn tại của hàng. Hiện nay chị H vẫn sử dụng nó. Ngoài ra còn rất nhiều lần hỏi vay tôi những khoản tiền nhỏ lẻ để mua quần áo, mỹ phẩm, ngay cả tiền về quê cũng vay và còn vay cả tôi khi về quê tôi bằng hình thức gửi chuyển khoản vào tài khoản mang tên cô ấy với lý do bố mẹ làm lại nhà và muốn hỗ trợ bố mẹ. Hay nhờ tôi mua thẻ điện thoại với nhiều mệnh giá khác nhau có cả thẻ trị giá 500.000 nghìn đồng và yêu cầu gửi cả số sery của thẻ. Tôi không nhớ hết số lặt vặt đó nhưng tôi tìm lại nếu tôi còn lưu dữ được tin nhắn hay hình ảnh nào tôi xẽ chuyển cho cơ quan diều tra sau. Tôi coi trọng chị coi như người mình yêu và sau này lấy làm vợ nên tôi cũng không thể ngờ sau này lại lừa tôi như vậy. Cụ thể nhất của hành vi lừa đảo này là sự việc gần đây nhất tôi xin trình bày như sau. Ngày 13 Tháng 6 năm 2016 tôi có dự định đi mua láp tóp và một máy tính bảng về để phục vụ công việc cua cá nhân.
Nhưng tôi thấy mình còn thiếu mất gần 600.000 nghìn đồng nên định không mua nữa. Khi tôi hỏi cô ấy thì cô luôn tìm mọi lý do để nói và trấn an tôi về chiếc máy tính. Khoảng 1 tháng trước khi chia tay, cô ta luôn tìm mọi lý do để trách móc tôi dù chỉ là câu nói cô ấy cũng này nọ, bắt lỗi rồi giận tỏ thái độ muốn chia tay rồi luôn tìm mọi lỗi dù nhỏ để nói này nọ với tôi. Tôi có nhắc và nói muốn lấy lại cái máy tính xách tay và cái máy tính bảng để làm việc thì cô ta bỏ về và nói mai cô ấy đem qua cho tôi. Nhưng mấy hôm rồi đến cả tuần tôi không thấy, tôi gọi thì cô ấy bảo không cầm hay mượn gì của tôi và bảo đồ của anh tôi có cầm đâu mà sao anh lại hỏi tôi. Đến lúc đấy thực sự tôi không còn lời giải thích nào về hành vi này ngoài việc cố tình chiếm đoạt tài sản của tôi. Sau đó tôi còn biết cô ấy còn đâm đơn lên cơ quan công an kiện tôi lừa đảo cô ấy và vay tiền, lấy xe máy cá nhân của cô ấy để bán. Sự việc này tôi sẽ trình báo quý cơ quan trong nội dung khác. Từ những sự việc trên, có thể khẳng định Chị N đã dùng thủ đoạn gian dối khi tạo cho tôi sự tin tưởng nhằm mục đích chiếm đoạt tiền và đồ đạc có giá trị lớn của tôi. Qua thủ đoạn và hành vi như trên, chị N đã chiếm đoạt tài sản có giá trị lớn của tôi.
Em viết nội dung đơn tố cáo như vậy, xin hỏi phía Luật sư của LVN Group. em căn cứ vào các tình tiết cụ thể như vậy, em có cả hóa đơn, hình ảnh gửi, và sao kê của ngân hàng. Liệu em đã đầy đủ mọi thứ chứng minh là mình bị lừa chưa ạ…. ( cô ấy dọa em là nhà toàn công an, chú là phó giám đốc công an, rồi cô ấy còn viết đơn kiện em lừa lấy xe máy của cô ấy, rồi vay 25 triệu của cô ấy với cơ quan điều tra ).

>> Luật sư tư vấn luật hình sự trực tuyến, gọi: 1900.0191

 

Trả lời:

Những tài sản mà chi H vay tiền bạn để mua là tài sản của chị H. Do đó, chị H phải có trách nhiệm trả lại bạn số tiền đã vay.

Hợp đồng vay tài sản tại Điều 463 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

Điều 463. Hợp đồng vay tài sản
Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định.

Mặt khác, theo thông tin bạn cung cấp thì bạn là chủ sở hữu của máy tính xách tay và máy tính bảng trên.

Vấn đề bảo vệ quyền sở hữu quy định tại Điều 163 Bộ luật dân sự 2015:

Điều 163. Bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản
1. Không ai có thể bị hạn chế, bị tước đoạt trái luật quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản.
2. Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng chống thiên tai, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của tổ chức, cá nhân theo giá thị trường.

Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu tại Điều 164 Bộ luật dân sự 2015:

Điều 164. Biện pháp bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản
2. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại. (Và được thể hiện cụ thể thông qua hình thức đơn khởi kiện ra Tòa án,…)

Hình thức, nội dung đơn khởi kiện theo quy định:

Đơn khởi kiện phải có các nội dung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;

b) Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;

c) Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).

Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó;

d) Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có);

đ) Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện;

e) Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).

Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

g) Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm;những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

h) Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);

i) Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.

Đơn khởi kiện của bạn phải phù hợp đúng và đủ các quy định của pháp luật. Kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì họ phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Người khởi kiện bổ sung hoặc giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ khác theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án.

3. Tố giác hành vi lừa đảo như thế nào ?

Thưa Luật sư của LVN Group, Tôi đã đặt cọc một miếng đất lâm nghiệp 20 mẫu với giá 100 trịệu,trị giá của miếng dất là 1,2tỉ. Cho tôi hỏi:dất vẫn còn rừng,một số cây nhỏ dã đuợc phá,nhưng cây to lâu năm vẫn còn,chủ yếu là cây cổ thụ lâu năm.Xung quanh đám dất dó,nguời dân dã trồng cây cà phê,cao su. Ngừời bán đất nói họ đã làm xong giấy tờ,nhưng chưa xin đuợc giấy phá rừng,họ nói tôi đưa một số tiền trứớc 400triệu dể họ phá rừng,phá xong rồi thì đưa số tiền còn thiếu Cho tôi hỏi tôi mua đám đất dó có được không,có nên mua không?mà mọi nguời ai cũng nói không nên mua Nếu ra xã,dịa chính và chủ tịch xã chấp nhận vậy mua duợc không?

Vậy co chắc chắn không? Vì tôi xem trên tivi thấy rất nhiều vụ lừa đảo. Mong Luật sư của LVN Group tư vấn cho tôi. Chân thành cám ơn!

Trả lời:

Điều 188 Luật đất đai năm 2013 số 45/2013/QH13 quy định như sau:

“Điều 188. Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất

1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;

b) Đất không có tranh chấp;

c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

d) Trong thời hạn sử dụng đất.

2. Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật này.

3. Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.”

Điều 190 và Điều 191 Luật Đất đai năm 2013 quy định như sau:

“Điều 190. Điều kiện chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp

Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp do được Nhà nước giao đất, do chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, được tặng cho quyền sử dụng đất hợp pháp từ người khác thì chỉ được chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp trong cùng xã, phường, thị trấn cho hộ gia đình, cá nhân khác để thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và không phải nộp thuế thu nhập từ việc chuyển đổi quyền sử dụng đất và lệ phí trước bạ.

Điều 191. Trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất

1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất.

2. Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

3. Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.

4. Hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó”

Trong trường hợp này, bạn đưa ra dữ liệu không đầy đủ do đó chúng tôi không thể trao đổi chính xác với bạn được. Vi vậy, bạn nên căn cứ vào các quy định pháp luật mà chúng tôi đưa ra để xác định mình có nên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất này hay không.

 

4. Lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức bắt người xin việc phải nộp tiền ?

Xin hỏi Luật sư: Cách đây 1 tuần e đến 1 văn phòng làm việc. và văn phòng đó được coi là môi giới lao động. khi em đến hỏi công việc mà họ đã đăng trên trang web xyz.net. rồi e đến xin việc thì họ bắt em đóng 800 nghìn là tiền mua đồng phục. hôm sau bắt đóng 2.1tr để làm bản cam kết hồ sơ. Cho tới bây giờ, công việc e chả có, lại tiền mất. Cứ đi xin chỗ nào thì phải đóng phí chỗ đấy. sau lại bắt đóng 300k tiền xác minh dân sự nữa. Cho e hỏi vụ việc này có thể coi là lừa đảo không ạ và giải quyết thế nào để có lại số tiền vừa đóng. Và làm gì để những người tìm việc không bị phạm sai lầm này không ạ. ?
Xin cảm ơn Luật sư.

>>> Luật sư tư vấn luật Hình sự, gọi1900.0191

 

Trả lời:

Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi năm 2017 quy định:

Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

Căn cứ quy định trên, điều kiện cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản chính là thủ đoạn gian dối. Người thực hiện tội phạm đưa ra các thông tin sai lệch nhằm khiến cho người khác nhầm tưởng đó là sự thật, để người khác giao tài sản, tiền cho mình với mục đích chiếm đoạt. Trang web xyz.net có thể chỉ là phương tiện để người phạm tội đưa thông tin giả mạo lên nhằm thu hút sự quan tâm của những người tìm việc, từ đó bằng các thủ đoạn khác chiếm đoạt tài sản của họ. Thông thường các trang web cho phép đăng tin tuyển dụng thường đưa ra cảnh báo cho người tìm việc về việc bên tuyển dụng có thu phí bởi chính những trang web đó không thể quản lý được chính xác nguồn gốc bài đăng. Theo thông tin bạn cung cấp, bạn đã đóng tiền cho văn phòng môi giới việc làm đó tám trăm nghìn là tiền mua đồng phục, hai triệu một trăm ngàn tiền làm bản cam kết hồ sơ và ba trăm ngàn tiền xác minh dân sự, như vậy tổng cộng bạn đã đóng ba triệu hai trăm ngàn cho văn phòng môi giới, nhưng họ không tìm cho bạn công việc như thông tin đã đăng tuyển. Trường hợp này, văn phòng đó có địa chỉ và bạn đã đến được tận nơi, bạn yêu cầu phía văn phòng thực hiện hết nghĩa vụ của họ là tìm cho bạn được công việc như thông tin họ đã đăng, hoặc hoàn trả lại một phần hoặc toàn bộ số tiền bạn đã đóng theo thỏa thuận giữa 2 bên.

Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi tài sản lừa đảo có giá trị từ hai triệu đồng trở lên. Trường hợp của bạn khi không thể đòi lại tiền và bên văn phòng môi giới không có ý định trả lại tiền cho bạn, căn cứ vào biên lai thu tiền, những bản giao dịch thỏa thuận đã có giữa bạn và bên môi giới và thông tin tuyển dụng họ đã đăng trên trang web xyz.net để tố giác về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Bạn có thể nộp đơn tố giác đến TAND cấp huyện nơi bạn cư trú hoặc đến TAND huyện nơi văn phòng môi giới đặt trụ sở.

 

5. Tư vấn về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ?

Thưa Luật sư của LVN Group, Tôi có yêu 1 người và do tin tưởng nên tôi đã cho người yêu tôi mượn 1 chiếc xe máy WaveS có đưa cả đăng kí xe từ tháng 7 đến nay. Đến giữa tháng 9 vừa rồi tôi có cho anh ấy vay tiền 2 lần 1 lần là 3tr và 1 lần 15 triệu đồng tiền mặt, không có ghi giấy tờ gì.
Ngoài ra anh ấy còn cầm của tôi 2tr tiền mặt từ việc bán chiếc điện thoại của tôi. HIện tại anh ta đang bị tạm giam vì tội bắt giữ người trái phép và tôi không thể gặp được anh ta để đòi lại số tiền và xe đã cho mượn. Tôi muốn hỏi trường hợp này tôi có thể làm đơn kiện anh ta về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay không? Và nếu kiện thì anh ta sẽ nằm trong khung hình phạt nào và tôi có lấy lại được số tiền và xe đã cho mượn khi làm đơn kiện hay không? và các thủ tục cần thiết cho việc này.
Tôi xin chân thành cảm ơn công ty đã đọc câu hỏi của tôi! Rất mong nhận được sự tư vấn sớm từ quý công ty!

>> Tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến gọi: 1900.0191

 

Trả lời:

Căn cứ vào Bộ luật hình sự năm 2015 quy định:

Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản chỉ cấu thành tội khi thủ đoạn gian dối xuất hiện ngay từ đầu, người phạm tội cố ý đưa ra thông tin không đúng sự thật nhằm làm cho người khác tin đó là sự thật nhằm chiếm đoạt tài sản. (Tức là thủ đoạn gian dối xuất hiện trước hành vi chiếm đoạt). Trường hợp của bạn, do bạn không nêu rõ người yêu của bạn vay tiền của bạn sử dụng vào mục đích gì? Nếu hành vi mượn xe, vay tiền ngay từ ban đầu đã có thủ đoạn gian dối (ví dụ như nói sai về mục đích vay, mượn…), và sau đó, người yêu của bạn trốn tránh, không liên lạc với bạn nữa thì mới có thể cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 BLHS.
Trường hợp của bạn, do tin tưởng nên bạn đã giao xe có đăng kí cho người yêu mượn, cho người yêu vay tiền mà không có giấy tờ gì. Và hiện tại, bạn không thể gặp để đòi lại tài sản là do anh ta đang bị tạm giam. Để lấy lại tiền và xe đã cho mượn thì bạn cần phải liên lạc với người yêu và yêu cầu anh ta trả lại. Nếu anh ta vẫn cố tình không trả thì bạn nên nhờ đến sự giải quyết của cơ quan có thẩm quyền. Khi đó, việc bạn kiện anh ta với tội gì cần phải dựa trên những hành vi cụ thể trên thực tế của anh ta.

Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách tới địa chỉ email l[email protected] hoặc tổng đài tư vấn trực tuyến1900.0191. Chúng tôi sẵn sàng giải đáp. Trân trọng!