1. Khởi kiện khi bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản?

Xin chào Luật sư của LVN Group, Tôi có một câu hỏi xin được giải đáp: Tôi vừa bị lừa 5,500,000₫ về việc là mua hàng qua mạng. Bên kia yêu cầu tôi chuyển đủ số tiền nêu trên trước khi giao hàng nhưng tôi chuyển tiền họ lại không chuyển hàng cho tôi. Vậy tôi muốn kiện thì làm thế nào ?
Tôi xin trân thành cám ơn!
Người gửi: V.K

>> Luật sư tư vấn luật hình sự trực tuyến, gọi: 1900.0191

Trả lời:

Căn cứ Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi 2017:

Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ….

Dấu hiệu pháp lí: (Tội) lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác bằng thủ đoạn gian dối.

Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản khi thỏa mãn một trong các dấu hiệu sau:

– Tài sản chiếm đoạt có giá trị từ 2.000.000 đồng trở lên;

– Gây hậu quả nghiêm trọng;

– Đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt;

– Đã bị kết án về tội chiếm đoạt và chưa được xóa án tích.

Theo quy định trên thì hành vi phạm tội của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản gồm hai hành vi khác nhau. Đó là hành vi lừa dối và hành vi chiếm đoạt. giữa hai hành vi này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Hành vi lừa dối là điều kiện để hành vi chiếm đoạt có thể xảy ra, còn hành vi chiếm đoạt là mục đích và là kết quả của hành vi lừa dối.

Hành vi lừa dối là hành vi cố ý đưa ra thông tin không đúng sự thật nhằm để người khác tin đó là sự thật.

Xét về mặt khách quan, hành vi lừa dối là hành vi đưa ra những thông tin giả. Về mặt chủ quan, người phạm tội biết đó là thông tin giả nhưng mong muốn người khác tin đó là sự thật. hành vi lừa dối như vậy có thể được thực hiện qua lời nói, việc xuất trình những giấy tờ sai sự thật hoặc qua những việc làm cụ thể (cân, đong, đo, đếm thiếu).

Ở mỗi hình thức như vậy người phạm tội có thể có những thủ đoạn thực hiện cụ thể khác nhau. Những thủ đoạn thực hiện cụ thể này không có ý nghĩa về mặt định tội. Đã là hành vi lừa dối thì dù được thực hiện bằng thủ đoạn nào cũng đều có thể là hành vi phạm tội của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

hành vi lừa dối trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được thực hiện là nhằm thực hiện việc chiếm đoạt tài sản. Những hành vi lừa dối nhằm mục đích khác dù mục đích này có tính tư lợi cũng không phải là hành vi phạm tội của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Hành vi chiếm đoạt tài sản trong tội lừa đảo có hai hình thức thể hiện cụ thể:

– Nếu tài sản bị chiếm đoạt đang trong sự chiếm hữu của chủ tài sản thì hình thức thể hiện cụ thể của hành vi chiếm đoạt là hành vi nhận tài sản từ người bị lừa dối. Vì đã tin vào thông tin của người phạm tội nên người bị lừa dối đã giao nhầm tài sản. Khi nhận được tài sản cũng là lúc người phạm tội lừa đảo đã làm chủ được tài sản định chiếm đoạt và người bị lừa dối mất khả năng làm chủ tài sản đó trên thực tế. Tội lừa đảo coi là hoàn thành ở thời điểm này – thời điểm người phạm tội đã chiếm đoạt được tài sản.

– Nếu tài sản bị chiếm đoạt đang ở trong sự chiếm hữu của người phạm tội thì hình thức thể hiện cụ thể của hành vi chiếm đoạt là hành vi giữ lại tài sản đáng lẽ phải giao cho người bị lừa dối. Vì đã tin vào thông tin của người phạm tội nên người bị lừa dối đã nhận nhầm tài sản (nhận thiếu, nhận sai loại tài sản được nhận) hoặc không nhận. Khi người bị lừa dối nhận nhầm hoặc không nhận tài sản cũng là lúc người phạm tội lừa đảo đã làm cho được tài sản bị chiếm đoạt và người bị lừa dối đã mất tài sản đó. Tội phạm coi là hoàn thành từ thời điểm này – thời điểm người phạm tội đã chiếm đoạt được tài sản.

Thông thường hành vi chiếm đoạt tài sản xảy ra kế tiếp ngay sau hành vi lừa dối. Nhưng cũng có trường hợp giữa hau hành vi này có khoảng cách nhất định về thời gian. Ở đây cần chú ý tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản chỉ coi là hoàn thành khi hành vi chiếm đoạt xảy ra.

Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp.

Người phạm tôi biết mình có hành vi lừa dối và mong muốn hành vi lừa dối đó có kết quả để có thể chiếm đoạt được tài sản.

Theo đó, căn cứ vào những dấu hiệu của “Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và những tình tiết bạn đưa ra, bạn có thể thực hiện khởi kiện người có hành vi lừa đảo đó tại Tòa án nhân dân cấp huyện (quận, thành phố thuộc tỉnh) nơi người đó đang cư trú. Kèm theo đơn khởi kiện là những bằng chứng, chứng cứ chứng minh cho hành vi lừa đảo này.

Tham khảo: Mẫu đơn khởi kiện và mẫu đơn trình báo công an

Trân trọng cám ơn!

2. Khởi kiện lừa đảo chiếm đoạt tài sản ở đâu?

Chào Luật Sư LVN Group! Xin tư vấn giúp tôi : tôi ở bên Mỹ và nhờ cháu trai đứng ra chuyển khoản từ Hồ Chí Minh cho hai vợ chồng tại Yên Bái, đây là 75 triệu đồng mua đất của ba, mẹ của hai vợ chồng họ giới thiệu tôi..Nhưng khi biết sự thật là họ lừa chúng tôi và chúng tôi có gặp họ ở tại gia đình Yên Bái, chúng tôi có thông cảm cho họ hoàn lại tiền nhưng họ chỉ mới trả được 12 triệu.
Sau 1 tháng tới bây giờ họ không liên lạc với tôi nữa. Tôi vẫn còn cuộc đối thoại bằng tin nhắn ở facebook,giấy bank từ Hồ Chí Minh ra Yên Bái. Như vậy tôi nên nộp đơn kiện ở toà án ở đâu? Họ thuộc loại hình tội gì thưa Luật sư của LVN Group?
Xin cám ơn!

>>Luật sư tư vấn Luật hình sự gọi: 1900.0191.

Trả lời:

1. Nộp đơn khởi kiện ở đâu?

Căn cứ Điều 269 Bộ luật tố tụng hình sự 2015quy định:

Điều 269. Thẩm quyền theo lãnh thổ
1. Tòa án có thẩm quyền xét xử vụ án hình sự là Tòa án nơi tội phạm được thực hiện. Trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau hoặc không xác định được nơi thực hiện tội phạm thì Tòa án có thẩm quyền xét xử là Tòa án nơi kết thúc việc điều tra.
2. Bị cáo phạm tội ở nước ngoài nếu xét xử ở Việt Nam thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi cư trú cuối cùng của bị cáo ở trong nước xét xử. Nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng ở trong nước của bị cáo thì tùy trường hợp, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ra quyết định giao cho Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội hoặc Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh hoặc Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng xét xử.
Bị cáo phạm tội ở nước ngoài nếu thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự thì Tòa án quân sự cấp quân khu xét xử theo quyết định của Chánh án Tòa án quân sự trung ương.

Như vậy, trường hợp của bạn, tội phạm được thực hiện tại Yên Bái nên bạn nộp đơn khởi kiện vụ án hình sự tại Yên Bái.

2. Phạm tội gì ?

Căn cứ theo quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017:

Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ….

Như vậy, căn cứ dữ liệu bạn đưa ra có dấu hiệu cấu thành tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, với số tiền lừa của bạn là 75 triệu đồng thuộc trường hợp Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng, mức phạt sẽ là hai năm đến bảy năm tù.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng

3. Phân biệt hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản ?

Chào Luật sư, vào khoảng 22h ngày 26/6/2016 mình đang trông quán intenet tại nhà Cô thì có 1 đối tượng là người quen vào cầm chìa khóa xe máy của mình r nói nhanh mượn 5p vì là có quen biết nên mình cho mượn mà ko ra giằng lại, vì đối tượng là nghiện nên mình cũng ko tin tưởng lắm chờ 1 tiếng sau mình và bạn đi tìm ko thấy sang nhà cũng ko thấy. Mình nghĩ có lẽ mình bị lừa đảo. Nhưng xe mình lại mới bị mất giấy tờ xe mình lại tháo biển ra để đi quanh nhà nữa, xe mình là Wave A trong cốp mình để ví và trang sức tổng trị giá là 5tr bao gồm 3tr tiền mặt, 1 nhẫn vàng tây 10k 1,35 chỉ, kính và đồng hồ. Vì mình đang trông quán intenet nên có camera ghi lại hình ảnh rõ ràng và có ng làm chứng. Đối tượng từng có tiền án 2 năm tù về hành vi Vận chuyển ma túy. Trong trường hợp này mình có thể gửi đơn tố cáo truy cứu trách nghiệm hình sự được ko Luật Sư?
Mong Luật Sư phản hồi sớm và tư vấn giúp mình để có biện pháp sớm nhất.

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 174 Bộ Luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 thì:

Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ…

Như vậy, Hành vi phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là hành vi vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó, hoặc sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

Như vậy, người này đã có hành vi mượn xe của bạn nhưng lại bỏ trốn và không trả lại tài sản, có dấu hiệu của tội phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, còn đối với phần tài sản trong cốp xe của bạn, người kia có hành vi chiếm đoạt một cách lén lút, và bạn không hề đồng ý về việc cho người kia vay hay sử dụng khối tài sản này. Vì vậy, người này thực hiện đồng thời 2 hành vi phạm tội: lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và hành vi trộm cắp tài sản. Theo đó, bạn có thể trình báo với cơ quan công an về hành vi này.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Tư vấn Luật Hình sự – Công ty luật LVN Group