Ban đầu ca phẫu thuật được dự tính sẽ do đoàn  y tế tỉnh thực hiện, nhưng do có quá nhiều bệnh nhân nên đoàn y tế tỉnh đã không kịp thời gian để thực hiện, sau đó đoàn y tế tỉnh đã bàn giao lại cho bệnh viện Huyện Ngọc Lạc thực hiện. Sau khi mổ anh tôi có triệu chứng đau, sốt nhiều nghi do nhiễm trùng, đã yêu cầu bác sĩ khám nhưng bên bệnh viện bảo không sao, nhưng cơn đau ngày càng nặng, gia đình có yêu cầu được chuyển viện nhưng bác sĩ bv huyện không kí giấy. Sau khi tình trạng nặng thêm, gia đình liên tục yêu cầu chuyển viện và được vợ giám đốc bệnh viện  mới giúp đỡ gia đình được chuyển viện lên bệnh viện tỉnh. Hiện tại một mắt của anh tôi đã bị hỏng hoàn toàn, mắt bên kia tạm thời bình thường. Nhưng sau đó gia đình có yêu cầu bệnh viện Huyện giải trình lý do vì sao  thì vẫn chưa được trả lời. Nếu như gia đình muốn làm đơn khởi kiện thì phải phải làm như thế nào?

 Mong nhận được tư vấn từ văn phòng. Cảm ơn các vị Luật sư của LVN Group rất nhiều!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn pháp luật hình sự của Công ty Luật LVN Group.

Trách nhiệm pháp lý trong trường hợp bác sĩ làm việc thiếu trách nhiệm ?

Luật sư tư vấn về pháp luật trực tuyến, gọi:1900.0191

Trả lời:

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Căn cứ pháp lý:

Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009

Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009

Nghị định số 176/2013/NĐ-CP của Chính phủ : NĐ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế 

2. Nội dung tư vấn :

Trước hết , bất cứ ca phẫu huật nào cũng co những rủi ro nhất định vì vậy mà về nguyên tắc , trươc khi phẫu thuật bệnh nhaanavaf gia đình phải ý giấy đồng ý phẫu thuật. Gia đình bạn muốn khởi kiện đoàn y tế Huyện thì cần phải có bằng chứng chứng minh một trong các yếu tố như : đã có sai sót trong quá trình phẫu thuật do lỗi của các y bác sĩ , có giám định chứng minh việc chuyển lên điều trị tuyến trên của anh bạn là cấp thiết nhưng các bác sĩ cấp huyện koong ký giấy chuyển viện , có sự sai sót về chuyên môn ….

Sau  khi có bằng chứng chứng minh một trong các điều trên bạn có thể khởi kiện hành chính hoặc khởi kiện hình sự như sau:

Căn cứ luật khám chữa bệnh 2009 : 

Điều 36. Nghĩa vụ đối với người bệnh

1. Kịp thời sơ cứu, cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh, trừ trường hợp quy định tại Điều 32 của Luật này.

2. Tôn trọng các quyền của người bệnh, có thái độ ân cần, hòa nhã với người bệnh.

3. Tư vấn, cung cấp thông tin theo quy định tại khoản 1 Điều 7 và khoản 1 Điều 11 của Luật này.

4. Đối xử bình đẳng với người bệnh, không để lợi ích cá nhân hay sự phân biệt đối xử ảnh hưởng đến quyết định chuyên môn của mình.

5. Chỉ được yêu cầu người bệnh thanh toán các chi phí khám bệnh, chữa bệnh đã niêm yết công khai theo quy định của pháp luật.

Điều 37. Nghĩa vụ đối với nghề nghiệp

1. Thực hiện đúng quy định chuyên môn kỹ thuật.

2. Chịu trách nhiệm về việc khám bệnh, chữa bệnh của mình.

3. Thường xuyên học tập, cập nhật kiến thức y khoa liên tục để nâng cao trình độ chuyên môn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

4. Tận tâm trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh.

5. Giữ bí mật tình trạng bệnh của người bệnh, những thông tin mà người bệnh đã cung cấp và hồ sơ bệnh án, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 8 của Luật này.

6. Thông báo với người có thẩm quyền về người hành nghề có hành vi lừa dối người bệnh, đồng nghiệp hoặc vi phạm quy định của Luật này.

7. Không được kê đơn, chỉ định sử dụng các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, gợi ý chuyển người bệnh tới cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác vì vụ lợi.

Như vậy, đội ngũ y bác sí trong kíp mổ đã không thực hiện đứng và đầy đủ chuyên môn kỹ thuật, cẩu thả và vô trách nhiệm trong việc kiểm tra trong giai đoạn phẫu thuật cũng như trong giai đoạn điều trị phục hồi. Chính những hành vi này đã đã gây ra hậu quả, làm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của người bệnh.

Trách nhiệm của bệnh viện cũng như kíp mổ khi gây ra hậu quả trên được quy định theo Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009 như sau:

Điều 76. Trách nhiệm của người hành nghề, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi xảy ra tai biến trong khám bệnh, chữa bệnh 

1. Trường hợp xảy ra sai sót chuyên môn kỹ thuật gây ra tai biến cho người bệnh hoặc trong trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 73 của Luật này, doanh nghiệp bảo hiểm mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã mua bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bệnh theo hợp đồng bảo hiểm đã ký với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó.

Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chưa mua bảo hiểm theo quy định tại khoản 1 Điều 78 của Luật này thì phải tự bồi thường thiệt hại cho người bệnh theo quy định của pháp luật.

2. Ngoài việc bồi thường theo quy định tại khoản 1 Điều này, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và người hành nghề có sai sót chuyên môn kỹ thuật gây ra tai biến cho người bệnh phải chịu các trách nhiệm pháp lý khác theo quy định của pháp luật.

3. Trường hợp xảy ra tai biến trong khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 73 của Luật này thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và người hành nghề không phải bồi thường thiệt hại.

Bạn nên tiến hành để cho bố bạn kiểm tra sức khỏe, xác định thương tổn và những hậu quả để lại từ hành vi nêu trên của đội ngũ y bác sĩ, từ đó yêu cầu mức bồi thường thiệt hại.

Theo quy định tại Điều 27 Nghị định 176/2013/NĐ-CP ngày 6/4/2005 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế đối với vi phạm về chuyên môn kỹ thuật

Điều 30. Vi phạm quy định về chuyên môn kỹ thuật

1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không lập hoặc lập hồ sơ, bệnh án nhưng không ghi chép đầy đủ theo quy định của pháp luật;

b) Không lập hoặc lập sổ khám bệnh, chữa bệnh nhưng không ghi chép đầy đủ theo quy định của pháp luật;

c) Không ghi sổ y bạ theo dõi điều trị đối với người bệnh điều trị ngoại trú;

d) Không thực hiện việc lưu trữ hồ sơ, bệnh án theo quy định của pháp luật.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không giải quyết đối với người bệnh không có người nhận theo quy định của pháp luật;

b) Không giải quyết đối với người bệnh tử vong theo quy định của pháp luật;

c) Không thực hiện việc trực khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực hiện hội chẩn khi bệnh vượt quá khả năng chuyên môn của người hành nghề hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

b) Không thực hiện hội chẩn khi đã điều trị nhưng bệnh không có tiến triển tốt hoặc có diễn biến xấu đi;

c) Không tổ chức thực hiện biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện hành vi không chuyển người bệnh cấp cứu đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp khi tình trạng người bệnh vượt quá khả năng chuyên môn của cơ sở.

5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Thực hiện phẫu thuật, can thiệp ngoại khoa mà không được sự đồng ý của người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh, trừ trường hợp không thể hỏi ý kiến của người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh mà nếu không thực hiện phẫu thuật hoặc can thiệp ngoại khoa sẽ đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh;

b) Không bảo đảm đầy đủ số lượng và chất lượng các phương tiện vận chuyển cấp cứu, thiết bị y tế, dụng cụ y tế và cơ số thuốc cấp cứu.

6. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định của pháp luật về chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh gây ra tai biến cho người bệnh.

7. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại Khoản 6 Điều này.

Trong trường hợp thương tật của anh bạn được xác định với tỷ lệ từ 31% trở lên, bạn còn có thể khởi kiện theo những quy định của Bộ luật hình sự 1999 như sau:

Điều 109. Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính 

1.  Người nào vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên, do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự – Công ty luật LVN Group