1. Khái quát chung về mất khả năng thanh toán 

Trong xã hội ngày càng hiện đại, ngày càng phát triển như ngày hôm nay, nhu cầu của con người ngày càng được tăng lên rõ rệt, đi từ các nhu cầu cơ bản như sinh lý, an toàn, quan hệ xã hội, đến các nhu cầu về kính trọng, thể hiện bản thân…

Và khi nhu cầu ngày càng cao thì càng thúc đẩy việc tạo ra tiền để lưu thông. Trong làm ăn kinh doanh để duy trì và phát triển cuộc sống thì cũng có những thời điểm rất thuận lợi, làm ăn “như diều gặp gió”, “như gió gặp mây” thì cũng có những thời điểm rơi vào những trạng thái kinh doanh bị ảnh hưởng, đặc biệt như thời gian dịch covid 19 trong thời gian vừa qua, không ít những nhà đầu tư dính vào những khoản nợ nần, những doanh nghiệp phá sản, những nhà kinh doanh lâm vào tình trạng gần như khống kiệt, cùng kiệt, mất hoàn toàn khả năng thanh toán cho các khoản vay, khoản đầu tư trước đó…

Vậy chúng ta cùng đi sâu tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến nợ nần, vỡ nợ và tìm hiểu những cách giải quyết để vượt qua những khoảng thời gian này nhé.

 

2. Lý do không thể thoát khỏi nợ nần 

2.1 Nên làm gì để không rơi vào tình trạng nợ nần

Nợ nần là việc mà không một ai muốn dính đến, thế nhưng đôi khi những lý do có thể kể đến ở đây là không thể lập được kế hoạch chi tiêu. Để không tạo ra các khoản nợ thì nên lập cho bản thân một kế hoạch chi tiêu hợp lý và phù hợp với nguồn thu nhập. Đây là việc tưởng chừng đơn giản nhưng lại ít người làm được. Hãy suy nghĩa thật kỹ những thứ cần thiết để chi tiêu. Lên kế hoạch như vậy bạn có thể nắm bắt được số tiền mỗi tháng và hạn chế vung tiền khắp nơi cho những thứ không thực sự cần thiết.

 

2.2 Nợ nần do phụ thuộc vào thẻ tín dụng quá nhiều

Khi nhu cầu vay vốn tăng cao thì thẻ tín dụng cũng trở nên phổ biến. Với lợi ích của thẻ tín dụng mọi người thường hay phụ thuộc vào nó dẫn đến việc quẹt thẻ quá tay và gây ra các khoản nợ mà không hề hay biết. Lâu dần số nợ tích trữ càng lớn và khó có thể trả nợ được tạo áp lực lên bản thân, gia đình

 

2.3 Nợ nần do nhu cầu đua đòi đồ hiệu 

Một số người hay có nhu cầu mua sắm những thứ vượt quá khả năng thu nhập của bản thân. Thường là sẽ do nhu cầu sưu tập đồ hoặc đua đòi với bạn bè. Khi nhìn thấy món đồ đắt tiền sẽ có suy nghĩ gom góp hết tiền và mọi thứ để mua bằng được nhằm thỏa mãn bảnt hân hoặc sĩ diện với bạn bè. Sau đó là những khoản nợ không hề nhỏ lần lượt xuát hiện, nếu sự việc này kéo dài dễ dẫn đến tán gia bại sản.

 

2.4 Nợ nần do tin người quá 

Đây cũng là nguyên nhân gây nợ nần nhanh nhất, có những trường hợp đứng ra thay mặt người khác vay một khoản vay hoặc đứng ra nhận bảo lãnh cho người khác thực hiện các khoản vay, do đó đây cũng là điều cần hết sức lưu ý.

 

2.5 Công việc thu nhập thấp, sử dụng tiền để thể hiện bản thân, đầu tư không đúng chỗ

Khi làm việc với mức lương vừa phải chỉ đủ để sống qua ngày và không có những nguồn phụ thu thêm thì khi gặp sự cố rất dễ rơi vào cảnh nợ nần. Hãy tìm thêm những công việc bạn thích để kiếm thêm thu nhập và chi trả cho những trường hợp xấu. 

Con người hay mặc cảm và tự ti khi nhìn thấy bạn bè hơn mình. Đôi khi chỉ vì sĩ diện với mọi người mà vung tiền một cách quá trớn. Không nghĩ đến những ngày tháng tiếp theo đi vay mượn kháp nơi để có thể duy trì cuộc sống, nợ cứ chồng nợ và không có khả năng chi trả.

Đầu tư không đúng chỗ đây cũng là một điều quan trong việc đầu tư không đúng chỗ cũng gây ra những tổn hại không nhỏ xuất hiện thêm một khoản nợ khổng lồ.

 

2.6 Bị lừa đảo

Đây cũng là một nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng nợ nần. Do đó, cần phải thận trọng với những quyết định riêng của bản thân 

 

3. Cách giải quyết khi rơi vào tình trạng vỡ nợ, không có khả năng chi trả

Theo quy định tại Điều 466 của Bộ Luật dân sự 2015 thì bên vay sẽ có nghĩa vụ phải trả nợ. Do đó, nên điều đầu tiên là phải bình tính, và đối mặt, chịu trách nhiệm với những khoản nợ, khoản vay của chính bản thân mình. Sau đó đưa ra các phương án và nên kế hoạch chi trả cho các món nợ, các khoản vay

 

3.1 Giữ tâm thái bình tĩnh

Khi gặp khó khăn thì việc giữ được bình tĩnh là điều hết sức quan trọng. Tâm thế ổn định thì mới có thẻ tìm ra cách giải quyết sáng suốt nhất. Việc hoảng loạn và đưa ra quyết định vào lúc này dễ khiến mọi chuyện trở lên rắc rối và bế tắc. 

Đầu tiên hãy bình tĩnh sắp xếp mọi thứ và xử lý từng việc như sau: Tìm kiếm nguyên nhân dẫn đến vỡ nợ, xác nhận lại bên cho vay nợ về số tiền và lãi, kiểm tra lại tài khoản hiện có của bản thân, tất cả những thứ có thể bán lấy tiền.

 

3.2 Thỏa luận với bên nợ để gia hạn thêm ngày

Nếu có thể hãy đàm phán với bên nợ để xin gia hạn thêm ngày, nên có kế hoạch trả nợ rõ ràng để nhận được sự tin tưởng từ bên cho vay. Trình bãy rõ ràng khó khăn của bản thân, không nên trốn trắnh mà hãy bày tỏ sự thiên ý là sẽ trả hết nợ đúng như kế haochj đã gia hạn.

 

3.3 Kiểm tra lại tài sản của mình

Xem xét về tình hình thực tế về nguồn thu nhập và tổng tài sản đang nắm giữ, những gì có thể bán để trả nợ thì nên sử dụng. Điều cần thiết ngày lúc này là kiếm tiền để trả nợ gốc lẫn lãi, đừng chần chừ vì có thể lãi sẽ tăng cao theo.

Những lúc này nhìn xem có thể nhờ cậy được ai trong số bạn bè và người thân. hãy mở lời để nhờ giứp đỡ, nêu rõ tình trạng của bạn và cho họ thấy sự chân thành và nghiêm túc để vực dậy của bạn, may mắn bạn có thể mượn được một ít tiền từ những người đó.

Nếu suy sụp thì hãy tìm đến gia đình, người nhà luôn là liều thuốc tinh thần tốt nhất và biết đâu họ sẽ hỗ trợ cho bạn một khoản nhỏ.

 

3.4 Ưu tiên việc trả nợ, lên danh sách các khoản nợ và ngừng vay nợ 

Ưu tiên việc trả nợ đây là lưu ý quan trọng nhất, muốn thoát khỏi tình cảnh nợ nần thì việc trả nợ nên đặt ở ưu tiên, hãy bỏ qua một bên  những chi tiêu không thực sự cần thiết. 

Đồng thời, nên sắp xếp các khoản nợ một cách chi tiết nhất theo lãi suất và thời hạn. Nên xem xét và trả các khoản nợ có lãi suất cao trước như vậy có thể giảm bớt số tiền lãi ở lần tiếp theo. Sau đó, thì đến các khoản nợ có lãi suất tháp hơn. Tuy số tiền lãi vẫn còn khả năng cao nhưng đã giảm bớt được gánh nặng ở một số khoản vay. 

Ngừng vay nợ: Điều quan trọng nhất là dừng khoản vay lại, không nên vay thêm tiền ở bất kỳ nợ nào. Nếu tiếp tục vay thì số tiền nợ sẽ gia tăng trong khi không có đủ khả năng trả. Điều này thường gây ra một số hậu quả đáng tiếc. Hãy nhanh chóng tìm cách trả hết nợ cũ một cách nhanh chóng nhất. 

 

3.5 Cố gắng tiết kiệm chi tiêu, không ngừng gia tăng thu nhập, bỏ thói quen chi tiêu đắt tiền

Việc cần làm là thắt chặt chi tiêu, chỉ nên mua những thứ thật sự cần thiết và hạn chế mua sắm bừa bãi. Bỏ thói qun chi tiêu đắt tiền, nếu vẫn còn giữ thói quen đua đòi và mua sắm thường xuyên thì bạn sẽ khó mà thoát khỏi cảnh nợ nần.  

Không ngừng gia tăng thu nhập: Đây là phương pháp thiết thực nhất để trả nợ. nếu muốn bỏ đi gắng nặng nợ nần một cách nhanh chóng thì hãy tìm việc làm thêm. Có những công việc bạn yêu thích hoặc những việc có mức lương phù hợp với năng lực, cố gắng như vậy thì bạn sẽ nhanh chóng trả hết những khoản nợ trong thời gian ngắn nhất.

 

3.6 Kiên nhẫn, không bỏ cuộc

Với những khoản nợ lớn thì không thể một lần là xong, vì thế hãy cố gắng làm việc để trả nợ từ từ. Hãy đưa theo kế hoạch trả nợ đã lập sẵn để hoàn thành đúng thời hạn. Khi đã lên kế hoạch trả nợ thì phải nghiêm túc thực hiện cho đúng. Tuy nhiên để tránh tạo thêm áp lực cho bản thân thì khi trả xong khoản nợ nào đó hãy tự thưởng cho bản thân, cổ vũ bản thân để có thêm động lực cố gắng và thanh toán các khoản nợ khác.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay tới số: 1900.0191 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác.