Phòng khám có khoảng 05 nhân viên thu nhập trung bình được khoảng 30 triệu/1 tháng. Chúng tôi có vay ngân hàng khoảng 1,5 tỷ thế chấp bằng căn nhà trọ đứng tên một mình chồng tôi. Chồng tôi phải chăm sóc cho mẹ đẻ bị tai biến, liệt nửa người, hiện tại đang phục hồi sức khỏe. Thời gian chăm con không có. Ngoài việc hàng hàng đưa mẹ đẻ đi khám , sau đó đi chơi, cafe cùng bạn, thì không chăm lo cho con. một mình tôi phải gánh vác.

Vậy cho tôi hỏi giờ tôi muốn li hôn quyền nuôi con sẽ thuộc về ai, vì chồng tôi không tôn trọng tôi và tôi cảm thấy chúng tôi không hợp không có tiếng nói chung. Tôi muốn tư vấn làm sao để tôi giành được quyền nuôi con?

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Hôn nhân của Công ty luật LVN Group

>> Luật sư tư vấn pháp luật Hôn nhân, gọi: 1900.0191

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

  • Luật hôn nhân và gia đình 2014;
  • Nghị định 110/2013/NĐ-CP ngày 24/09/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

2. Luật sư tư vấn:

2.1. Thẩm quyền giải quyết của Tòa án khi ly hôn?

Theo quy định tại Điều 28, điều 35 và Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự:

“Điều 28. Những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

1. Ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn; chia tài sản sau khi ly hôn.

2. Tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.

3. Tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.

4. Tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ.

5. Tranh chấp về cấp dưỡng.

6. Tranh chấp về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.

7. Tranh chấp về nuôi con, chia tài sản của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn hoặc khi hủy kết hôn trái pháp luật.

8. Các tranh chấp khác về hôn nhân và gia đình, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

Điều 35. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện

1. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:

a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này;

Điều 39. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ

1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

b) Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;…”

Do vậy, căn cứ theo quy định trên, Thẩm quyền giải quyết ly hôn đơn phương do Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc giải quyết. Để giải quyết vấn đề này, Quý khách có thể nộp đơn xin ly hôn và hồ sơ đính kèm để yêu cầu tòa án xem xét giải quyết cho ly hôn với chồng.

2.2. Căn cứ giao con cho cha hoặc mẹ chăm sóc?

Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Căn cứ Điều 81 Luật hôn nhân gia đình quy định:

Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Quý khách và chồng có một con chung 4,5 tuổi, do vậy, trước tiên Quý khách và chồng có thể thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. Nếu không thỏa thuận được thì Quý khách hoặc chồng của Quý khách có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền quyết định giao con cho một trong hai bên trực tiếp nuôi con.

Việc quyết định giao con cho bên nào chăm sóc sau khi ly hôn sẽ căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con. Những điều kiện này bao gồm điều kiện về vật chất và tinh thần.

+ Điều kiện về vật chất, kinh tế như: đảm bảo những yếu tố ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập, vui chơi,… mà mỗi bên dành cho con. Việc này đòi hỏi Quý khách cần đưa ra chứng cứ chứng minh những vấn đề về mức thu nhập thực tế hàng tháng (có thể thông qua hợp đồng lao động, bảng lương hợp đồng hợp tác kinh doanh,…), tài sản riêng (ví dụ giấy chứng nhận quyền sở hữu đất, nhà ở,…), chỗ ở hợp pháp sau khi ly hôn,… Điều kiện về kinh tế hơn so với chồng, mức thu nhập và nơi cư trú đủ để đảm bảo điều kiện về nuôi dưỡng, học tập và vui chơi cho con.

+ Điều kiện về tinh thần thể hiện ở thời gian chăm sóc, dạy giỗ, giáo dục con, điều kiện cho con vui chơi, giải trí phát triển trí tuệ, thể lực,… Việc này Quý khách có thể thu thập chứng cứ thông qua việc là người trực tiếp chăm lo đến cuộc sống hàng ngày của con, cho con ăn uống, đi học, đi chơi,…

Đồng thời với những căn cứ trên, Quý khách có thể đưa ra những căn cứ về việc người cha không có trách nhiệm trong việc chăm sóc con, thường xuyên đi sớm về muộn, có tính bạo lực trong gia đình, hoặc mọi trách nhiệm nuôi dạy con đều dồn cho mẹ chăm sóc, còn phải chăm sóc cho nhưng thành viên khác không có thời gian dành cho con…

2.3. Chứng cứ chứng minh quyền nuôi con?

Những chứng cứ chứng minh về việc chồng không có trách nhiệm chăm sóc con hoặc không nuôi con, Quý khách có thể thu thập từ nhiều nguồn chứng cứ khác nhau căn cứ Điều 94 Bộ luật tố tụng dân sự:

“Chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau đây:

1. Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử.

2. Vật chứng.

3. Lời khai của đương sự.

4. Lời khai của người làm chứng.

5. Kết luận giám định.

6. Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ.

7. Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản.

8. Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập.

9. Văn bản công chứng, chứng thực.

10. Các nguồn khác mà pháp luật có quy định.”

Trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền và nghĩa vụ giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án. Trường hợp tài liệu, chứng cứ đã được giao nộp chưa bảo đảm đủ cơ sở để giải quyết vụ việc thì Thẩm phán yêu cầu đương sự giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ. Việc đương sự giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án phải được lập biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ tên gọi, hình thức, nội dung, đặc điểm của tài liệu, chứng cứ; số bản, số trang của chứng cứ và thời gian nhận; chữ ký hoặc điểm chỉ của người giao nộp, chữ ký của người nhận và dấu của Tòa án. Biên bản phải lập thành hai bản, một bản lưu vào hồ sơ vụ việc dân sự và một bản giao cho đương sự nộp chứng cứ.

Bên cạnh đó, trường hợp cha hoặc mẹ không được Tòa án giao con cho trực tiếp chăm sóc sau khi ly hôn có các nghĩa vụ và quyền được quy định tại Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình như sau:

“1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

Trong khi đó, cha hoặc mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 trích dẫn trên; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình, và không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Hai bên có thể thỏa thuận cụ thể về thời gian chăm sóc, đưa đón con.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hôn nhân – Công ty luật LVN Group