Trên thực tế thì vẫn tồn tại 2 công ty cùng hoạt động và ông Minh trực tiếp điều hành cả 2 công ty nhưng trên giấy tờ thì là 2 công ty riêng biệt và ông Minh không đứng tên cổ đông của công ty T. Tháng 1/2013 một số nhân viên đang đóng BHXH tại công ty G được chuyển sang đóng BHXH tại công ty T. Tôi là kế toán của cả 2 công ty trong thời gian từ khi khai BHXH ban đầu cho đến tháng 3/2013 tôi vẫn thực hiện nộp tiền BHXH đầy đủ cho cơ quan BHXH. Nhưng từ tháng 4/2013 đến hiện tại ông Minh không cho tôi thực hiện việc nộp tiền BHXH hàng tháng nữa và cũng không hoàn thành các nghĩa vụ thuế mục đích là để bỏ dần công ty G nhưng không làm thủ tục giải thể để trốn tránh trách nhiệm trả nợ ngân hàng (trước đó công ty Gvay nợ ngân hàng hơn 2 tỷ). Cơ quan thuế nhiều lần gọi điện và gửi thông báo công ty G lên làm việc nhưng công ty G không lên vì vậy cơ quan thuế đã đóng MST của G (khoảng quý 2/2014), từ đó về sau công ty G không thực hiện các nghĩa vụ thuế nữa, còn tài khoản ngân hàng của G thì vẫn hoạt động bình thường và vẫn nhận tiền từ khách hàng chuyển về. Về BHXH của công ty T thì công ty vẫn khai báo BHXH cho người lao động nhưng không thực hiện việc nộp tiền cho cơ quan BHXH, tính đến hết năm 2014 tất cả nhân viên cũ của công ty G đã chuyển sang đóng BHXH bên công ty T nhưng chưa được chốt sổ do còn nợ tiền cơ quan BHXH. Bản thân tôi và những người lao động khác có đề nghị công ty là nộp tiền BHXH để chúng tôi được chốt sổ nhưng cố tình không nộp và nói là chúng tôi muốn đòi quyền lợi thì lên cơ quan BHXH mà đòi. Sau nhiều lần đề nghị không được giải quyết tôi và 1 số người đã thực hiện thu tiền từ KH và bỏ thêm tiền của mình để nộp hết số nợ BHXH của công ty G (44.915.000đ) và đã chốt được sổ BH đối với thời gian đóng BHXH tại công ty G, còn thời gian đóng BHXH tại công ty T thì tất cả 14 người chúng tôi không không thể chốt sổ được vì số nợ lên đến gần 300tr và hai giám đốc cũng cố tình không nộp tiền. Đến hiện tại tất cả hơn 10 người chúng tôi đã nghỉ việc hết và ông Minh phát hiện ra việc chúng tôi tự ý thu tiền KH để nộp BHXH nên đã giữ tiền lương tháng 2/2016 của chúng tôi lại (khoảng 20 triệu) đồng thời liên tục gửi giấy yêu cầu chúng tôi lên làm việc và dọa nạt chúng tôi là sẽ đưa sự việc ra cơ quan điều tra, ép chúng tôi ký nhận những thất thoát của công ty mà tôi không biết đó có đúng hay không (1 người bị ép buộc đã ký nhận). Xin nói thêm là toàn bộ hàng hóa đầu vào của công ty T đều không có hóa đơn chứng từ hợp pháp mà công ty này đã mua toàn bộ hóa đơn đầu vào và hàng hóa bán ra hầu hết cũng không xuất hóa đơn. Thêm nữa là hàng hóa bán ra thị trường là loại hàng hóa chưa được cấp phép của cơ quan có thẩm quyền.

Xin hỏi Luật sư của LVN Group là bây giờ chúng tôi phải làm gì để đòi hỏi quyền lợi cho mình về BHXH và công ty T có quyền thưa kiện chúng tôi về việc tự ý thu tiền KH để nộp BHXH hay không? Thêm nữa là chúng tôi có thể thưa kiện công ty TST về những sai phạm trong quá trình hoạt động kinh doanh hay không (vi phạm về sử dụng lao động, về hóa đơn chứng từ, về lưu hành hàng hóa chưa được cấp phép…)?

Xin chân thành cảm ơn!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật lao động của Công ty luật LVN Group.

>> Luật sư tư vấn luật lao động trực tuyến, gọi: 1900.0191.

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Cơ sở pháp lý

Bộ luật lao động 2012

Nghị định số 95/2013/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009 

Nội dung tư vấn

Theo Bộ luật lao động, một trong các nghĩa vụ của người sử dụng lao động là đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Trong trường hợp công ty G và công ty T đã vi phạm nghĩa vụ này, các bạn có quyền yêu câu công ty nộp tiền bảo hiểm cho mình. Nếu công ty tiếp tục chây ỳ không nộp, các bạn có thể yêu cầu Phòng Lao động Thương binh xã hội giải quyết. Hai công ty có thể sẽ bị truy thu số tiền nợ BHSH và phạt tiền:

Điều 26 – Nghị định 95/2013/NĐ-CP Vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

2. Phạt tiền với mức từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;

b) Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định;

c) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

3. Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này;

b) Buộc đóng số tiền lãi của số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm xã hội trong năm đối với vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.

Ngoài ra, các bạn có thể khởi kiện lên Tòa án về những sai phạm trong hoạt động kinh doanh của hai công ty G, T. Bạn cần phải đưa ra những chứng cứ cụ thể về hành vi sai phạm của hai công ty. Thậm chí, hai công ty có thể sẽ bị truy cứ trách nhiệm hình với tội danh sau: tội trốn thuế (điều 161 BLHS), tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 140 BLHS).

Tuy nhiên, công ty cũng có thể yêu cầu phản tố theo Điều 176 BLTTDS với lý do sử dụng tài sản trái phép hoặc lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Điều 176 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011 quy định quyền yêu cầu phản tố của bị đơn như sau:
1. Cùng với việc phải nộp cho Toà án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của người khởi kiện thì bị đơn có quyền yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn.
2. Yêu cầu phản tố của bị đơn đối với nguyên đơn được chấp nhận khi có một trong các trường hợp sau đây:
a) Yêu cầu phản tố để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn;
b) Yêu cầu phản tố được chấp nhận dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn;
c) Giữa yêu cầu phản tố và yêu cầu của nguyên đơn có sự liên quan với nhau và nếu được giải quyết trong cùng một vụ án thì làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật lao động bảo hiểm qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

Rất mong nhận được sự hợp tác!                                  

Trân trọng./.                                  

Bộ phận Luật sư lao động.