Do những khó khăn trong hoạt động kinh doanh, tháng 5/2015 công ty M tổ chức cơ cấu lại lao động và tiến hành sắp xếp lại nhân sự. Khi rà soát các hợp đồng lao động, công ty M phát hiện anh mình không có hợp đồng lao động nên ngày 5/6/2015 công ty M triệu tập anh mình đến và thông báo nghỉ việc từ ngày 10/6/2015 với lý do giữa công ty và anh mình không có quan hệ lao động. Cho rằng bị chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. Theo quy định hiện hành, quyền lợi của Anh mình được giải quyết như thế nào?

Cảm ơn công ty Luật LVN Group.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật lao động công ty luật LVN Group.

giải quyết chế độ như thế nào

Luật sư tư vấn luật lao động gọi:  1900.0191

Trả lời

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Bộ luật Lao động của Quốc hội, số 10/2012/QH13

2. Luật sư tư vấn:

Điều 27 Bộ luật Lao động có quy định:

“Điều 27. Thời gian thử việc

Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây:

1. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

2. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.

3. Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác.”

Trước tiên như thông tin bạn cung cấp thì có thể thấy rằng trước khi ký kết hợp đồng lao động anh của bạn và công ty M đã thỏa thuận thử việc trong thời gian 4 tháng, dẫn chiếu quy định nêu trên thì thời gian thử việc của anh bạn ở công ty M là quá dài so với quy định.
Thứ hai về mức lương mà anh bạn được nhận là 90% là hoàn toàn phù hợp theo quy định của Điều 28 Bộ luật Lao động năm 2012:
“Điều 28 Tiền lương trong thời gian thử việc
Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thoả thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó

Điều 29 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định:

“Điều 29 Kết thúc thời gian thử việc

1. Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.

2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận.”

Căn cứ quy định nêu trên thì sau khi anh của bạn kết thúc thời gian thử việc tại công ty M thì nếu đạt yêu cầu công ty M sẽ phải giao kết hợp đồng lao động với anh của bạn, tuy nhiên sau khi của bạn kết thúc thời gian thử việc mà công ty M lại không giao kết hợp đồng với anh của bạn là sai với quy định. Ngoài ra, mặc dù công ty M không giao kết hợp đồng với anh của bạn nhưng lại vẫn giao công việc cho anh bạn làm như bình thường thì có thể mặc nhiên coi công ty đã giao kết hợp đồng lao động với anh của bạn. Tuy nhiên đây là loại hợp đồng lao động nào còn phải căn cứ theo hợp đồng thử việc trước đó mới có thể xác định được. Do đó, việc công ty M chấm dứt hợp đồng lao động với anh bạn là không đúngvì vậy công ty M  phải có nghĩa vụ nhận anh của bạn quay lại làm việc và đảm bảo cho anh của bạn được hưởng đầy đủ các quyền, nghĩa vụ theo quy định của Điều 42 Bộ luật lao động 2012:

“Điều 42. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

1. Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

2. Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này.

3. Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.

4. Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này, hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

5. Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.”Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.        

Bộ phận Tư vấn Luật Lao động – Công ty Luật LVN Group.