Khách hàng: Kính gửi Công ty Luật LVN Group. Tôi có thắc mắc mong Quý công ty tư vấn hướng giải quyết. Công ty tôi là Công ty xây dựng, có nhận thi công cho một công ty X. Trong hợp đồng ghi giá thi công chưa bao gồm thuế GTGT và khi nào khách yêu cầu xuất VAT thì khi đó Khách hàng sẽ phải trả tiền VAT còn tiền cũng đã thanh toán bằng chuyển khoản qua ngân hàng.

Bây giờ hợp đồng thi công đã hết một năm bảo hành mà khách hàng không chịu lấy hóa đơn và không trả tiền thuế. Như vậy công ty tôi sẽ phải giải quyết vấn đề xuất hóa đơn như nào và công ty X chưa trả tiền VAT thì có vi phạm hợp đồng không?

Rất mong nhận được câu trả lời sớm của Quý công ty.

Xin chân thành cảm ơn!

 

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mụctư vấn pháp luật thuế của Công ty luật LVN Group

Không trả tiền thuế VAT có vi phạm hợp đồng không?

Luật sư tư vấn quy định về thuế giá trị gia tăng, gọi:1900.0191

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Về cơ sở pháp lý được sử dụng trong tình huống:

Thông tư số 26/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính : Hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng và quản lý thuế

Thông tư số 39/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính : Hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP

Thông tư số 10/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính : Hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn

 

1. Thuế giá trị gia tăng (VAT)

Thuế giá trị gia tăng là loại thuế gián thu đánh và người tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ. Người tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ phải nộp thuế ngay khi mua hàng hoá, dịch vụ (số tiền thuế giá trị gia tăng được cộng luôn vào giá bán hàng). Đồng thời, người bán hàng hoá, dịch vụ có nghĩa vụ phải cộng thêm phần thuế giá trị gia tăng vào sản phẩm hàng hoá, dịch vụ khi bán ra, để thu thuế từ người tiêu dùng và nộp cho cơ quan Thuế.

Đây là nghĩa vụ pháp lý của người sản xuất, kinh doanh hàng hoá đã được quy định trong Luật Thuế giá trị gia tăng.

 

2. Đặc điểm thuế giá trị gia tăng (VAT)

Thuế giá tri gia tăng là một loại thuế độc lập và thuế giá tri gia tăng có những đặc điểm sau đây:

Là loại thuế gián thu

Thuế giá trị gia tăng là một loại thuế gián thu đánh trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ. Thuế giá tri gia tăng còn được phát sinh đến  khâu cuối cùng là tiêu dùng. Người tiêu dùng sẽ là người chịu thuế.

Là loại thuế có đối tượng chịu thuế lớn

Hầu hết mọi đối tượng trong xã hội sẽ phải chịu thuế giá tri gia tăng. Việc đánh thuế trên phạm vi lãnh thổ với mọi đối tượng thể hiện sự công bằng của thuế. Đồng thời thể hiện thái độ của Nhà nước đối với các loại tiêu dùng trong xã hội. Đối với trường hợp cần khuyến khích tiêu dùng hoặc hạn chế việc trả tiền thuế của người tiêu dùng, Nhà nước sẽ không đánh thuế hoặc đánh thuế với mức thuế suất thấp nhất.

Là loại thuế chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa dịch vụ

Đây là đặc điểm cơ bản để phân biệt thuế giá tri gia tăng với những loại thuế gián thu khác. Thuế giá tri gia tăng ở tất cả các khâu. Từ quá trình sản xuất đến quá trình lưu thông hàng hóa và cả quá trình tiêu dùng. Việc đánh thuế chỉ trên phần giá trị tăng thêm mà không phải đối với toàn bộ giá trị hàng hóa, dịch vụ.

Số thuế phải nộp sẽ phụ thuộc vào giai đoạn đánh thuế

Như đã nói ở trên, thuế giá tri gia tăng đánh ở tất cả các khâu, các giai đoạn. Từ khâu sản xuất đến khâu tiêu dùng. Ở mỗi giai đoạn có số thuế giá tri gia tăng khác nhau. Từ khâu sản xuất đến khâu lưu thông, số thuế giá trị gia tăng là một con số. Từ khâu lưu thông đến khâu tiêu dùng thì số thuế giá trị gia tăng đã khác. Tổng số thuế nộp ở các khâu chính là số thuế cuối cùng tính trên tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ. Và người tiêu dùng sẽ mua và phải gánh chịu.

 

3. Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng

Căn cứ và luật thuế giá trị gia tăng và thông tư 219/2013/TT-BTC, thì đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài), trừ các đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC.

 

4. Đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng

Đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng được quy định tại luật thuế giá trị gia tăng; Luật số 31/2013/QH13 sửa đổi bổ sung luật thuế giá trị gia tăng 2008;  Luật số 106/2016/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế giá trị gia tăng và Luật số 31/2013/QH13, thì đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng khá rộng, chúng ta có thể liệt kê một số đối tượng như sau:

– Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu.

Doanh nghiệp, hợp tác xã mua sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường bán cho doanh nghiệp, hợp tác xã khác thì không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng nhưng được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.

– Sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng, bao gồm trứng giống, con giống, cây giống, hạt giống, tinh dịch, phôi, vật liệu di truyền.

– Tưới, tiêu nước; cày, bừa đất; nạo vét kênh, mương nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp; dịch vụ thu hoạch sản phẩm nông nghiệp.

– Sản phẩm muối được sản xuất từ nước biển, muối mỏ tự nhiên, muối tinh, muối i-ốt mà thành phần chính là Na-tri-clo-rua (NaCl).”

– Nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước do Nhà nước bán cho người đang thuê.

– Chuyển quyền sử dụng đất

– Bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khoẻ, bảo hiểm người học, các dịch vụ bảo hiểm khác liên quan đến con người; bảo hiểm vật nuôi, bảo hiểm cây trồng, các dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp khác; bảo hiểm tàu, thuyền, trang thiết bị và các dụng cụ cần thiết khác phục vụ trực tiếp đánh bắt thuỷ sản; tái bảo hiểm

– Các dịch vụ tài chính, ngân hàng, kinh doanh chứng khoán sau đây:

+ Dịch vụ cấp tín dụng bao gồm: cho vay; chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và các giấy tờ có giá khác; bảo lãnh; cho thuê tài chính; phát hành thẻ tín dụng; bao thanh toán trong nước; bao thanh toán quốc tế; hình thức cấp tín dụng khác theo quy định của pháp luật;

+ Dịch vụ cho vay của người nộp thuế không phải là tổ chức tín dụng;

+ Kinh doanh chứng khoán bao gồm: môi giới chứng khoán; tự doanh chứng khoán; bảo lãnh phát hành chứng khoán; tư vấn đầu tư chứng khoán; lưu ký chứng khoán; quản lý quỹ đầu tư chứng khoán; quản lý danh mục đầu tư chứng khoán; dịch vụ tổ chức thị trường của sở giao dịch chứng khoán hoặc trung tâm giao dịch chứng khoán; hoạt động kinh doanh chứng khoán khác theo quy định của pháp luật về chứng khoán;

+ Chuyển nhượng vốn bao gồm: chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn đã đầu tư, kể cả trường hợp bán doanh nghiệp cho doanh nghiệp khác để sản xuất, kinh doanh, chuyển nhượng chứng khoán; hình thức chuyển nhượng vốn khác theo quy định của pháp luật;

+ Bán nợ;

+ Kinh doanh ngoại tệ;

+ Dịch vụ tài chính phái sinh bao gồm: hoán đổi lãi suất; hợp đồng kỳ hạn; hợp đồng tương lai; quyền chọn mua, bán ngoại tệ; dịch vụ tài chính phái sinh khác theo quy định của pháp luật;

+ Bán tài sản bảo đảm của khoản nợ của tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng Việt Nam.

– Dịch vụ y tế, dịch vụ thú y, bao gồm dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, phòng bệnh cho người và vật nuôi; dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật.

 

5. Về vấn đề xuất hóa đơn

Theo quy định tại khoản 7 Điều 3 Thông tư 26/2015/TT-BTC có quy định về việc lập hóa đơn như sau:

“b) Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động (trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất).”

Tại Khoản 2 Điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC cũng quy định về ngày tháng năm lập hóa đơn:

Ngày lập hóa đơn đối với xây dựng, lắp đặt là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Trường hợp tổ chức kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng có thực hiện thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền.

Bên cạnh đó khoản 2 Điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định về việc xuất hóa đơn:

“Trường hợp khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần, người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu có) thì vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ “người mua không lấy hóa đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế”.

=> Như vậy, đối với trường hợp Công ty X không thực hiện việc lấy hóa đơn và trả khoản tiền thuế GTGT cho công ty của bạn thì công ty của bạn vẫn phải thực hiện việc xuất hóa đơn GTGT và ghi tại nội dung ” Người mua hàng” là Khách hàng không lấy hóa đơn. và thực hiện khai thuế GTGT như bình thường và thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước.

=> Việc Công ty X không lấy hóa đơn từ bên bạn là việc là bất lợi cho công ty họ bởi họ sử dụng tiền chuyển khoản từ công ty họ để thực hiện trả cho phần chi phí xây dựng của bên bạn tuy nhiên họ lại không thực hiện lấy hóa đơn vậy toàn bộ khoản chi của họ sẽ bị loại khỏi chi phí hợp lý của doanh nghiêp theo hướng dẫn tại thông tư 96/2015/TT-BTC.

 

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật về, luật thuế và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Chúng tôi hy vọng rằng, ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ email Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email hoặc qua Tổng đài tư vấn pháp luật thuế trực tuyến, gọi: 1900.0191 .

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật thuế – Công ty luật LVN Group