Kiếm soát tài sản, thu nhập (TSTN) của người có chức vụ, quyền hạn là một biện pháp quan trọng trong công tác phòng, chống tham nhũng. Kiểm soát tốt tài sản, thu nhập của những người có chức vụ, quyền hạn tạo điều kiện cho các cơ quan nhà nưốc phát hiện ra những biểu hiện bất thường trong sự biến động tài sản, từ đó mà phát hiện và xử lý kịp thời những hành vi tham nhũng, đồng thòi cũng bảo đảm hiệu quả thu hồi tài sản có nguồn gốc từ tham nhũng. Đây là vấn đề được dư luận quan tâm và cần thiết làm rõ.

Để hiều việc Kiếm soát tài sản, thu nhập (TSTN) của người có chức vụ, quyền hạn là gì, cần làm rõ các khái niệm sau:

1. Khái niệm “tài sản”

Theo Điều 105, Bộ luật Dân sự năm 2015:

“Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai”.

Theo Từ điển Luật học, “Tài sản là các vật có giá trị bằng tiền và là đôi tượng của quyền tài sản và các lợi ích vật chất khác. Tài sản bao gồm vật có thực, vật đang tồn tại và sẽ có như hoa lợi, lợi tức, vật sẽ được chế tạo theo mẫu đã được thỏa thuận giữa các bên, tiền và các giấy tò trị giá được bằng tiền và quyền tài sản”.

Theo ngôn ngữ thông thường, tài sản đôi khi được gọi là “của cải” để ám chỉ mức độ giàu có của mỗi người trong xã hội và nói đến quyền sồ hữu của con người đối vối của cải đó.

Như vậy, từ những phân tích trên có thể hiểu tài sản là những thứ hữu hình và vô hình có giá trị thuộc quyền sở hữu, sử dụng, định đoạt của chủ thể sở hữu nó.

2. Khái niệm “thu nhập”

Theo Từ điển Luật học, “thu nhập” là khoản của cải thường được tính thành tiền mà một cá nhân, một doanh nghiệp hoặc một nền kinh tế nhận được trong một khoảng thời gian nhất định từ công việc, dịch vụ hoặc hoạt động nào đó. Thu nhập có thể gồm các khoản như tiền lương, tiền công, tiền cho thuê tài sản, lợi nhuận kinh doanh. Thu nhập có thể có được từ nhiều nguồn khác nhau, có thể từ lao động, từ việc sỗ hữu những giấy tờ có giá trị, từ thừa kế, được tặng cho.

Theo Bách khoa toàn thư mồ Wikipedia, “Thu nhập cá nhân trong kinh tế là thuật ngữ đề cập đến tất cả các khoản thu nhập của một cá nhân kiếm được trong một niên độ thời gian nhất định từ tiền lương, đầu tư và các khoản khác, nó là tổng hợp của tất cả các thu nhập thực nhận bởi tất cả các cá nhân hoặc hộ gia đình”.

3. Mối liên hệ giữa tài sản và thu nhập

Qua việc nghiên cứu các quy định của pháp luật và thực tiễn thực hiện cho thấy thu nhập chỉ là một bộ phận của tài sản mà một cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức có được thông qua việc được trả công, được tặng cho, được thừa kế… Thu nhập cá nhân thể hiện những lợi ích mà một người có được hoặc sẽ có được và thể hiện mối liên hệ giữa những lợi ích chính đáng nhận được theo công sức lao động được cơ quan sử dụng lao động ghi nhận; hay nói một cách đơn giản, thu nhập thể hiện kết quả mà công sức đã bỏ ra được người sử dụng lao động ghi nhận và trả công hoặc được tặng cho, thừa kế…; còn tài sản là những vật, tiền, giấy tờ có giá hoặc quyền về tài sản mà một người có được hoặc sẽ có được từ chuyển nhượng, mua bán, làm ra….

Có thể thấy, tài sản là những thứ được tích lũy từ nhiều nguồn thu nhập khác nhau và có được không mang tính thường xuyên, có thể xem thu nhập là nguồn của tài sản. Nhờ có các khoản thu nhập mà tài sản từ đó được hình thành.

Tuy nhiên, không phải không có thu nhập thì sẽ không có tài sản. Mà việc có các khoản thu nhập cho phép đánh giá tỷ lệ tương đốì của thu nhập chính so với thu nhập bên ngoài để so sánh, đánh giá xem với thu nhập từ tiền công, tiền lương theo chức vụ, quyền hạn mà người có chức vụ, quyền hạn đang nắm giữ có tương xứng vối những tài sản mà người đó đang sồ hữu hay không. Ngoài ra, thu nhập còn làm cơ sỗ để xác định tài sản họ đang sồ hữu có xuất phát từ nguồn gốc hợp pháp hay không để có hướng xử lý phù hợp.

4. Khái niệm người có chức vụ, quyển hạn

Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 thì người có chức vụ, quyền hạn là ngươi do bổ nhiệm, do bầu cử, do tuyển dụng, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưỏng lương hoặc không hưỏng lương, được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó, bao gồm: Cán bộ, công chức, viên chức;Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;Người đại diện phần vôh nhà nưốc tại doanh nghiệp;Người giữ chức danh, chức vụ quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức;Những ngưòi khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ và có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó.

Có thể hiểu người có chức vụ quyền hạn bao gồm cả những người không hoạt động trong khu vực nhà nưóc, nên khái niệm này khá rộng. Bao gồm cả những người lãnh đạo quản lý trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước cũng được coi là người có chức vụ, quyền hạn. Tuy nhiên với quan điểm mồ rộng từng bưốc phòng, chông tham nhũng ra khu vực tư thì chỉ áp dụng một số biện pháp phòng, chống tham nhũng đốì vối khu vực này như: công khai, minh bạch, phòng ngừa xung đột lợi ích, trách nhiệm và xử lý trách nhiệm người đứng đầu.

Như vậy, trách nhiệm phòng chống tham nhũng đối với những chủ thể trong Nhà nước và các tổ chức, doanh nghiệp ngoài nhà nước. theo đó, kiểm soát tài sản, thu nhập là biện pháp chỉ áp dụng đốĩ vối khu vực nhà nước và vối những đốì tượng cụ thể xác định trong Luật. Chính vì vậy Mục 6 Chương 2 của Luật quy định “Kiểm soát tàỉ sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị”.

Khoản 9 Điều 3 của Luật xác định Cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước (sau đây gọi là cơ quan, tổ chức, đơn vị) bao gồm cơ quan nhà nưốc, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước và tổ chức, đơn vị khác do Nhà nước thành lập, đầu tư cơ sở vật chất, cấp phát toàn bộ hoặc một phần kinh phí hoạt động, do Nhà nước trực tiếp quản lý hoặc tham gia quản lý nhằm phục vụ nhu cầu phát triển chung, thiết yếu của Nhà nước và xã hội.

Vì vậy, từ đây các quy định về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan tổ chức, đơn vị khu vực nhà nưốc sẽ được gọi tắt là “kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn”.

5. Khái niệm vế kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn

Ở mỗi nước và trong mỗi giai đoạn khác nhau, các quốc gia xác định những mục đích cụ thể phù hợp vối năng lực quản trị đất nưốc cũng như yêu cầu đấu tranh chống tham nhũng ỏ quốc gia đó. Tuy nhiên, có thể hiểu một cách khái quát nhất về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ quyền hạn như sau:

Kiểm soát TSTN của người có chức vụ, quyền hạn là tổng thể những biện pháp, cách thức mà Nhà nước sử dụng để theo dõi biến động về TSTN của người có nghĩa vụ kê khai TSTN nhằm phắt hiện, ngăn chặn việc những chủ thể này lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để thực hiện những hành vi tham nhũng, đồng thời áp dụng các biện pháp hình sự, hành chính, kỷ luật, dân sự để xử lý hành vi vi phạm và thu hồi tài sản tham nhũng đã bị chiếm đoạt.

6. Các yêu cầu của Đảng đối với việc kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản, thu nhập

Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 33-CT/TW ngày 03/01/2014 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối vói việc kê khai và kiểm soát việc kê khai TSTN theo đó, cần thực hiện đầy đủ các yêu cầu dưới đây:

Một là, tăng cưòng lãnh đạo để thông nhất nhận thức của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và của cơ quan, tổ chức, đơn vị, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị về việc kê khai, kiểm soát việc kê khai TSTN theo quy định của Đảng, Nhà nước. Phát huy tính tự giác, trung thực và ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong việc kê khai TSTN. Phát huy vai trò, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị và người đứng đầu trong việc tổ chức thực hiện các quy định của Đảng, Nhà nước về kê khai, kiểm soát việc kê khai tài sản, thu nhập. Chỉ thị cũng nêu rõ việc kê khai, kiểm soát việc kê khai TSTN là một trong các tiêu chí để đánh giá cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức; đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị và người đứng đầu.

Hai là, lãnh đạo, thực hiện nghiêm túc việc kê khai và công khai bản kê khai TSTN theo quy định của pháp luật. Cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức thuộc diện kê khai tài sản theo quy định của pháp luật phải kê khai trung thực, đầy đủ, rõ ràng, đúng thời hạn. Chi ủy tổ chức việc công khai bản kê khai tài sản của đảng viên thuộc diện phải kê khai trong sinh hoạt chi bộ. Cấp ủy tổ chức công khai bản kê khai tài sản của cấp ủy viên trong sinh hoạt cấp ủy. Hình thức, thời điểm, phạm vi công khai bản kê khai tài sản của cán bộ, công chức, viên chức khác thuộc diện phải kê khai thực hiện theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

Ba là, lãnh đạo chặt chẽ việc kiểm tra, xác minh tài sản, theo phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức trong 4 trường hợp sau:Có tố cáo người thuộc diện phải kê khai tài sản không trung thực trong việc kê khai;Cần có thông tin phục vụ cho việc bầu cử, bổ nhiệm, bãi nhiệm hoặc kỷ luật đôì vối người thuộc diện phải kê khai tài sản;Có cán cứ cho rằng việc giải trình nguồn gốc tài sản tăng thêm không hợp lý;Có yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.

Bốn là, tăng cường lãnh đạo và tiến hành công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra việc thực hiện quy định của Đảng và Nhà nước về kê khai, kiểm soát việc kê khai TSTN. Xử lý nghiêm minh những cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân chậm tổ chức việc kê khai; không kê khai, kê khai không trung thực; không giải trình được nguồn gốc tài sản tăng thêm; không tổ chức việc công khai bản kê khai; không chủ động xác minh hoặc không xử lý kịp thời những vi phạm quy định về kê khai, kiểm soát việc kê khai tài sản…

Năm là, lãnh đạo tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật về kê khai, kiểm soát việc kê khai tài sản; quản lý bản kê khai tài sản; xây dựng cơ sỗ dữ liệu về tài sản của người có chức vụ, quyền hạn; kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn… Luật hóa các nội dung về minh bạch TSTN theo yêu cầu của Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng, bảo đảm phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Nghiên cứu áp dụng các biện pháp hỗ trợ công tác kiểm soát việc kê khai tài sản, hạn chế chi tiêu bằng tiền mặt…

Như vậy, Việt Nam vẫn đang đứng trước nguy cơ, thách thức lớn về tham nhũng. Tình hình tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều mặt của đời sống xã hội, đặc biệt là hoạt động sản xuất kinh doanh và tác động xấu đến môi trường đầu tư. Vì vậy, các doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước, hiệp hội ngành nghề, hiệp hội doanh nghiệp cần quy định trong điều lệ, quy định của đơn vị mình về trách nhiệm phòng, chống tham nhũng; xây dựng quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp, quy tắc đạo đức kinh doanh và cơ chế kiểm soát nội bộ; quy định và thực hiện quy định về trách nhiệm và xử lý trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức…để thực hiện công tác PCTN, góp phần đưa đất nước ngày càng văn minh, phát triển và tiến bộ, công bằng, bình đẳng hơn.

Luật LVN Group (tổng hợp & phân tích)