NỘI DUNG TƯ VẤN:

1. Cơ sở pháp lý:

Hiến pháp năm 2013;

Luật tổ chức quốc hội năm 2014;

Luật thi hành án hình sự số 41/2019/QH14 ban hành ngày 14 tháng 06 năm 2019;

Nghị định số 133/2020/NĐ-CP ban hành ngày 09 tháng 11 năm 2020 hướng dẫn Luật Thi hành án hình sự;​

2. Các phương thức thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động thi hành án của cơ quan dân cử

2.1 Phương thức thông qua kỳ họp:

Trước hết, chúng ta thấy rằng một trong các phương thức hoạt động của Quốc hội là hoạt động thông qua kỳ họp. Quốc hội thực hiện các nhiệm vụ của mình cũng như thực hiện quyền giám sát tối cao thông qua các kỳ họp. Tại kỳ họp, các vấn đề trong hoạt động của Nhà nước có thể được đưa ra xem xét, đánh giá, trong đó có thể có các vấn đề về hoạt động thi hành án hình sự, dân sự, kinh tế, lao động, hành chính và các việc khác. Tại kỳ họp, Chính phủ có trách nhiệm báo cáo công tác của mình, trong đó có thể có công tác quản lý hoạt động thi hành án hình sự. Quốc hội có thể đưa vào chương trình kỳ họp các việc có liên quan đến công tác xây dựng và áp dụng pháp luật có liên quan đến công tác thi hành án hình sự. Tại kỳ họp, các đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Chính phủ, các Bộ trưởng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tôì cao về các hoạt động của họ, trong đó có hoạt động quản lý nhà nước về thi hành án hình sự hoặc về các hoạt động tố tụng thi hành án hình sự. Chính phủ và các Bộ trưởng phải trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội về những vấn đề nêu trên. Trên thực tế, trong nhiều kỳ họp của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội đã chất vấn Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Công an về vấn đề tại sao có nhiều người bị kết án phạt tù, bản án đã có hiệu lực pháp luật nhưng người bị kết án vẫn tự do ngoài xã hội hoặc chất vấn về vấn đề thi hành các bản án phạt tù nhưng cho hưởng án treo, án phạt cải tạo không giam giữ. Các vấn đề được đưa ra xem xét và chất vấn tại kỳ họp Quốc hội có thể được trả lời, giải trình rõ ràng hoặc có thể chưa được trả lời hoặc giải trình nhưng việc đưa các vấn đề đó ra xem xét tại kỳ họp Quốc hội để các cơ quan có liên quan xem xét là một hình thức để Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao của mình.

2.2 Thông qua hoạt động của Ủy ban thường vụ Quốc hội

Bên cạnh việc đưa các vấn đề ra xem xét tại các kỳ họp của Quốc hội, Quốc hội còn thực hiện quyền giám sát tối cao của mình thông qua hoạt động của Uỷ ban thường vụ Quốc hội và các ủy ban của Quốc hội. Theo Điều 6 Luật tổ chức Quốc hội thì “Uỷ ban thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội”. Theo Điều 7 Luật tổ chức Quốc hội thì “Uỷ ban thường vụ Quốc hội có nhiệm vụ và quyền hạn: giám sát việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của uỷ ban thường vụ Quốc hội…”, còn theo Điều 11 của Luật này thì “Uỷ ban thường vụ Quốc hội giám sát hoạt động của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của uỷ ban thường vụ Quốc hội”. Theo Luật tổ chức Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội có quyền quyết định, tổ chức chương trình giám sát của mình hàng quý, năm và giao cho các ủy ban thực hiện một số nhiệm vụ thuộc chương trình này, trong đó có thể có chương trình giám sát hoạt động của các cơ quan thi hành án hình sự. Theo Điều 22 Luật tổ chức Quốc hội, Quốc hội thành lập ra Hội đồng Dân tộc và các ủy ban sau đây: uỷ ban Pháp luật, uỷ ban Kinh tế và Ngân sách, uỷ ban Quốc phòng và An ninh, uỷ ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng, uỷ ban Đối ngoại. Mỗi uỷ ban của Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn đặc thù. Theo Điều 27 Luật tổ chức Quốc hội, uỷ ban Pháp luật của Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn: “Giám sát việc thực hiện luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của uỷ ban thường vụ Quốc hội thuộc lĩnh vực tổ chức bộ máy nhà nước, về hình sự, dân sự, hành chính; giám sát hoạt động của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ thuộc lĩnh vực uỷ ban phụ trách; giám sát hoạt động của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giám sát hoạt động điều tra, thi hành án”… Để thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn giám sát của mình, các ủy ban của Quốc hội nói chung và uỷ ban Pháp luật của Quốc hội nói riêng có thể thông qua các hình thức như:

– Tiếp công dân, tiếp nhận, nghiên cứu và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân, giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân thuộc lĩnh vực mà hội đồng phụ trách (Điều 35 Luật tổ chức Quốc hội);

– Yêu cầu các thành viên của Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tốỉ cao và những viên chức nhà nước hữu quan cung cấp tài liệu hoặc đến trình bày những vấn đề mà uỷ ban xem xét, thẩm tra. Người nhận được yêu cầu của uỷ ban của Quốc hội phải đáp ứng yêu cầu đó (Điều 38 Luật tổ chức Quốc hội);

– Khi cần thiết, Uỷ ban cử các thành viên của mình đến cơ quan, tổ chức hữu quan để xem xét, xác minh về vấn đề mà Uỷ ban quan tâm. Cơ quan, tổ chức hữu quan có trách nhiệm tạo điều kiện để thành viên của Uỷ ban thực hiện nhiệm vụ (Điều 39 Luật tổ chức Quốc hội);

– Các ủy ban của Quốc hội có quyên kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chủ tịch uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về những vấn đề thuộc nhiệm vụ của Uỷ ban (Điều 40 Luật tổ chức Quốc hội);

– Khi tiến hành giám sát đối với các bộ, cơ quan ngang bộ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao mà phát hiện có vi phạm pháp luật thì có quyền yêu cầu cá nhân, cơ quan hữu quan xem xét và theo thẩm quyền đình chỉ việc thi hành, sửa đổi hoặc bãi bở những văn bản trái pháp luật, chấm dứt hành vi vi phạm, xử lý người vi phạm. Trong thời hạn không quá 3 ngày, cá nhân hoặc cơ quan nhận được yêu cầu phải trả lời về việc giải quyết. Quá hạn trên mà không được trả lời thì Uỷ ban có quyền kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoặc uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét. (Điều 41 Luật tổ chức Quốc hội).

2.3 Thông qua hoạt động của các đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội

Ngoài ra, Quốc hội thông qua hoạt động của các đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội để thực hiện quyền giám sát tối cao của mình đối với hoạt động của Nhà nước nói chung và hoạt động thi hành án hình sự nói riêng. Theo Điều 43 Luật tổ chức Quốc hội, đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, không chỉ đại diện cho nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình mà còn đại diện cho nhân dân cả nước; là người thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước trong Quốc hội. Như vậy, đại biểu Quốc hội có quyền thực hiện quyền giám sát tối cao của Quốc hội. Theo quy định của Luật tổ chức Quốc hội, đại biểu Quốc hội có thể thực hiện quyền giám sát thông qua những hình thức sau:

– Tham gia kỳ họp của Quốc hội, tại kỳ họp của Quốc hội, đại biểu Quốc hội chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và các thành viên của Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tôì cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tôì cao. Người bị chất vấn có trách nhiệm trả lòi về những vấn đề mà đại biểu Quốc hội chất vấn. Trong thời gian giữa hai kỳ họp của Quốc hội, chất vấn được gửi đến Uỷ ban thường vụ Quốc hội để chuyển đến cơ quan hoặc người bị chất vấn và quyết định thời hạn trả lời (Điều 49);

– Đại biểu Quốc hội có quyền tiếp công dân, nhận kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân, nghiên cứu và chuyển các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân đến cơ quan và người có thẩm quyền giải quyết, đôn đốc và theo dõi việc giải quyết. Người có thẩm quyền giải quyết phải thông báo cho đại biểu Quốc hội về kết quả giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo đó trong thời hạn theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Trường hợp xét thấy việc giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo không thỏa đáng, đại biểu Quốc hội có quyền gặp người đứng đầu cơ quan hữu quan đê giải quyết, yêu cầu xem xét lại. Khi cần thiết, đại biểu Quốc hội có quyền yêu cầu cơ quan hữu quan cấp trên của cơ quan đó giải quyết (Điều 52);

– Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc công dân, đại biểu Quốc hội có quyền yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan thi hành những biện pháp cần thiết để kịp thời chấm dứt hành vi trái pháp luật đó. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu, cá nhân, cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan thi hành những biện pháp cần thiết để kịp thời chấm dứt hành vi trái pháp luật đó. Quá 30 ngày là thời hạn trả lời cho đại biểu Quốc hội biết việc giải quyết mà không nhận được sự trả lòi, thì đại biểu Quốc hội có quyền kiến nghị với người đứng đầu của cơ quan tổ chức, đơn vị cấp trên, đồng thời báo cáo uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định (Điều 53).

2.4 Hội đồng nhân dân các cấp:

Với tư cách là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, Hội đồng nhân dân các cấp cũng có quyền giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức, đơn vị, công dân, trong đó có hoạt động thi hành án hình sự. Thông qua những đặc trưng về tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị và công dân trong phạm vi quyền hạn của mình, trong đó có hoạt động thi hành án của Cơ quan thi hành án hình sự, Hội đồng nhân dân cũng thực hiện bằng những phương thức cơ bản như:

– Thông qua kỳ họp của Hội đồng nhân dân. Tại kỳ họp này, Hội đồng nhân dân có quyền nghe các báo cáo công tác của Chánh án Toà án nhân dân và của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân về các mặt, trong đó có việc chấp hành pháp luật nói chung ở địa phương;

– Thông qua hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân. Theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền xem xét, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của nhân dân; có quyền chất vấn Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch và các thành viên khác của Uỷ ban nhân dân, Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Thủ trưởng các cơ quan thuộc uỷ ban nhân dân về những vấn đề thuộc trách nhiệm của mỗi người cũng như về các vấn đề chung của địa phương; có quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nước ở địa phương. Người phụ trách cơ quan này có trách nhiệm tiếp đại biểu, xem xét, giải quyết kiến nghị của đại biểu.

2.5 Đặc điểm của các phương thức:

Thông qua những phương thức nêu trên của cơ quan dân cử để thực hiện quyền giám sát, chúng ta có thể nhận xét một số đặc điểm chung của các phương thức giám sát trên như sau:

– Các phương thức giám sát nêu trên là các phương thức giám sát của cơ quan dân cử, nhằm để thực hiện quyền lực nhà nước, do vậy đối tượng giám sát của các phương thức này rất rộng, bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau của xã hội, đặc điểm này bị chi phối bỏi đặc điểm của bản thân các cơ quan dân cử là các cơ quan quyền lực nhà nước (Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, Hội đồng nhân dân các cấp là cơ quan quyền lực nhà nước ỏ địa phương);

– Việc tuân theo pháp luật của các cơ quan thi hành án trong vấn đề thi hành án hình sự chỉ là một lĩnh vực nhỏ trong số các vấn đề thuộc đối tượng giám sát của các cơ quan dân cử. Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan dân cử cho thấy, hoạt động thi hành án hình sự thông thường không phải là đối tượng giám sát cơ bản và trực tiếp của các cơ quan dân cử. Hoạt động thi hành án hình sự theo pháp luật tố tụng hình sự hiện hành quy định chủ yếu do các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện như uỷ ban nhân dân, cơ quan Công an, ngoại trừ một số hoạt động thi hành án hình sự do Tòa án thực hiện. Cũng do vậy, các cơ quan dân cử khi giám sát hoạt động thi hành án hình sự thường thông qua giám sát hoạt động của các cơ quan quản lý là cơ quan chủ quản hoặc cơ quan quản lý cấp trên của các cơ quan có nhiệm vụ thi hành án để phát hiện và yêu cầu khắc phục vi phạm pháp luật;

– Với tư cách là các phương thức giám sát của các cơ quan dân cử, cho nên khi phát hiện ra các vi phạm pháp luật của các cơ quan có nhiệm vụ thi hành án hình sự, các cơ quan dân cử không trực tiếp xử lý các vi phạm đó cũng như không trực tiếp truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với người có hành vi vi phạm pháp luật mà thông thường tác động để cơ quan quản lý cấp trên của các cơ quan có nhiệm vụ thi hành ản áp dụng biện pháp xử lý theo thẩm quyền. Cũng xuất phát từ những đặc điểm nêu trên nên trong pháp luật về thi hành án hình sự thông thường không có các quy phạm quy định về các phương thức giám sát của cơ quan dân cử đối với hoạt động thi hành án, nhưng trên phương diện pháp luật cũng như trong thực tiễn đều thừa nhận sự giám sát của cơ quan dân cử đối với các hoạt động của cơ quan có nhiệm vụ thi hành án hình sự.

Cảm ơn quý khách đã gửi yêu cầu đến Công ty Luật LVN Group, trên đây là nội dung tư vấn của Công ty, nội dung tư vấn có giá trị tham khảo, nếu còn vấn đề mà quý khách hàng còn chưa rõ xin vui lòng liên hệ đến tổng đài của Công ty Luật LVN Group 1900.0191 hoặc vui lòng gửi tin nhắn đến email [email protected] để được giải đáp thắc mắc. Trân trọng!

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty Luật LVN Group