1. Khái niệm kiểm tra văn bản pháp luật

Hiện nay, có nhiều cách hiểu về khái niệm kiểm tra văn bản pháp luật, tuỳ thuộc vào cấp độ tiếp cận khác nhau. Có quan điểm cho rằng, kiểm tra văn bản pháp luật là việc xem xét, đánh giá của toàn xã hội (các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và cá nhân) đối với văn bản pháp luật. Với cách hiểu rộng như vậy về khái niệm kiểm tra văn bản pháp luật cho thấy nguồn để phát hiện những khiếm khuyết của văn bản pháp luật rất rộng xuất phát từ: đề nghị, khiếu nại, tố cáo của cá nhân đối với văn bản pháp luật; đề nghị của tổ chức, cơ quan nhà nước phát hiện khiếm khuyết của văn bản pháp luật đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý văn bản đó; kết quả giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước; kết quả kiểm tra của các cơ quan hành chính nhà nước; kháng nghị của cấp có thẩm quyền đối với quyết định, bản án của toà án nhân dân…

Theo cách hiểu thứ hai thì kiểm tra văn bản pháp luật là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc xem xét tính hợp pháp, hợp lý của văn bản pháp luật nhằm phát hiện kịp thời những khiếm khuyết làm cơ sở để cấp có thẩm quyền xử lý, hoàn thiện chúng. Theo quan niệm này, hoạt động kiểm tra văn bản pháp luật bao gồm cả hoạt động giám sát, kiểm tra, kiểm sát của các cơ quan có thẩm quyền trong bộ máy nhà nước đối với văn bản pháp luật (cả văn bản quy phạm pháp luật, văn bản áp dụng pháp luật).

Cách hiểu thứ ba về khái niệm kiểm tra văn bản pháp luật lại xuất phát từ chức năng kiểm tra văn bản của cơ quan có thẩm quyền. Theo quy định của pháp luật, viện kiểm sát nhân dân không còn thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân thủ pháp luật đối với các văn bản quy phạm pháp luật của các bộ, ngành, địa phương mà chức năng này được giao cho các cơ quan hành chính nhà nước. Do vậy, khái niệm kiểm tra văn bản pháp luật chỉ được hiểu rất hẹp là hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước trong việc xem xét tính hợp pháp, tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật do các bộ, ngành, địa phương ban hành (Xem: Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015; Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số Điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và công dân. Còn quan điểm thứ ba về kiểm ưa văn bản pháp luật thì lại hẹp hơn so với phạm vi nghiên cứu của môn học này. Do vậy, hiểu khái niệm kiểm tra văn bản pháp luật theo quan điểm thứ hai là phù hợp hơn).

Đối với môn học này, vì nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến quá trình xây dựng văn bản pháp luật của những cơ quan, cá nhân có thẩm quyền theo quy định pháp luật cho nên nếu xem xét khái niệm kiểm tra văn bản pháp luật theo quan điểm thứ nhất thì quá rộng bởi nó không chỉ là hoạt động của cơ quan nhà nước mà còn là hoạt động của các tổ chức xã hội

Như vậy, kiểm tra văn bản pháp luật được hiểu là hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc xem xét, đảnh giá và kết luận về tính hợp pháp và hợp lý của văn bản pháp luật, phát hiện những dấu hiệu bất hợp pháp, bất hợp lý và yêu cầu chủ thể có thẩm quyền kịp thời đính chính, sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ, hủy bỏ nhằm nâng cao chất lượng của văn bản pháp luật.

2. Đặc điểm kiểm tra văn bản pháp luật

Xuất phát từ khái niệm này, kiểm tra văn bản pháp luật có những đặc điểm sau:

2.1 Kiểm tra văn bản pháp luật là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước

Trước hết, tính quyền lực trong hoạt động kiểm ưa thể hiện ở việc hoạt động này được thực hiện bởi các chủ thể có thẩm quyền của Nhà nước, có thể là cơ quan nhà nước cấp ưên kiểm ưa văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước cấp dưới, có thể là do cơ quan nhà nước tự tiến hành kiểm ưa những văn bản pháp luật đã ban hành.

Thẩm quyền kiểm ưa văn bản pháp luật được quy định tại nhiều văn bản khác nhau, như: Hiến pháp; các luật về tổ chức bộ máy nhà nước, luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật… Ví dụ: Bộ Tư pháp giúp Chính phủ thực hiện việc kiểm ưa, xử lý văn bản quy phạm pháp luật của các bộ, cơ quan ngang bộ, hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân cấp tình, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt trái với Hiến pháp, luật và văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên (Xem: Khoản 3 Điều 165 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015).

Đồng thời, tính quyền lực của hoạt động kiểm tra còn thể hiện trong nội dung của hoạt động đó. Trong quá trình kiểm tra, chủ thể có thẩm quyền thay mặt Nhà nước để xem xét nhiều vấn đề khác nhau, như: Sự phù hợp của văn bản với văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên về mặt nội dung; sự phù hợp giữa hình thức với nội dung của mỗi văn bản pháp luật; sự phù hợp của nội dung văn bản với thẩm quyền của cơ quan ban hành văn bản; sự phù hợp của văn bản pháp luật với điều kiện kinh tế – xã hội, các yếu tố truyền thống, đạo đức, phong tục, tập quán của dân tộc, sự hài hoà giữa văn bản pháp luật quốc gia với điều ước quốc tế mà Việt Nam kí kết hoặc tham gia…

Những nội dung trên đều nhằm mục đích bảo đảm tính hợp pháp, tính thống nhất và tính hợp lý của văn bản pháp luật. Trong đó, tính hợp pháp của văn bản pháp luật được đặc biệt coi trọng trong việc kiểm tra.

Bên cạnh đó, tính quyền lực nhà nước của hoạt động kiểm tra còn thể hiện trong việc chủ thể kiểm tra có quyền đưa ra các yêu cầu đối với cơ quan đã ban hành văn bản pháp luật như đề nghị xem xét huỷ bỏ, bãi bỏ văn bản pháp luật sai trái.

2.2 Kiểm tra văn bản pháp luật là hoạt động mang tính phòng ngừa

Kiểm tra văn bản pháp luật là hoạt động được các cơ quan nhà nước tiến hành thường xuyên hoặc định kì nhằm kịp thời phát hiện những khiếm khuyết của văn bản để cấp có thẩm quyền xử lý, từ đó có những giải pháp thích ứng để phòng ngừa những hậu quả xấu phát sinh từ những khiếm khuyết của văn bản. Vì vậy, ngay cả trong trường hợp văn bản được ban hành mà không có khiếm khuyết thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền vẫn phải tiến hành hoạt động kiểm tra văn bản pháp luật, có như vậy mới có thể kịp thời phát hiện văn bản khiếm khuyết và đề ra giải pháp khắc phục, xem xét, đánh giá mà còn kết luận, xử lý vụ việc, đưa ra những kiến nghị để sửa chữa.

2.3 Kiểm tra văn bản là hoạt động mang tính tiền đề cho việc xử lý văn bản pháp luật khiếm khuyết

Việc kiểm tra văn bản pháp luật không chỉ dừng lại ở việc kịp thời, sớm khắc phục hậu quả nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý, tăng cường kỉ cương pháp luật. Thông qua hoạt động kiểm tra, nếu phát hiện thấy những văn bản pháp luật khiếm khuyết thì cấp có thẩm quyền sẽ tiến hành xử lý kịp thời. Có thể so sánh với hoạt động thẩm định, thẩm tra để thấy được dấu hiệu đặc trưng này của hoạt động kiểm tra sau đối với văn bản pháp luật. Mặc dù cả thẩm định, thẩm tra và kiểm tra sau đối với văn bản pháp luật đều có thảo văn bản pháp luật có vai ưò hạn chế tối đa sự mâu thuẫn, chồng chéo, thiếu đồng bộ, thiếu tính khả thi của văn bản trước khi văn bản được ban hành, còn kiểm tra sau đối với văn bản pháp luật có mục đích loại bỏ và khắc phục những khiếm khuyết của văn bản sau khi ban hành.

Ngoài ra, thẩm định, thẩm tra chỉ có tính chất tư vấn, tham khảo đối với cơ quan soạn thảo, ban hành văn bản còn quyền quyết định thuộc về cơ quan ban hành văn bản pháp luật đó, còn kiểm tra sau đối với văn bản pháp luật là hoạt động mà cơ quan tiến hành có quyền đề nghị áp dụng biện pháp xử lý đối với những văn bản đã ban hành nhưng có khiếm khuyết. Có nhiều biện pháp mà cơ quan có thẩm quyền có thể áp dụng để xử lý với những văn bản pháp luật khiếm khuyết như bãi bỏ, huỷ bỏ, đình chỉ thi hành, tạm đình chỉ thi hành, thay thế, sửa đổi, bổ sung văn bản pháp luật. Do hoạt động xử lý văn bản pháp luật khiếm khuyết được tiến hành dựa trên kết quả của hoạt động kiểm tra nên việc tuyên bố văn bản pháp luật khiếm khuyết phải dựa trên những tiêu chí rõ ràng, xác đáng thì mới tránh được sự tuỳ tiện khi xử lý văn bản.

3. Ý nghĩa của hoạt động kiểm tra văn bản pháp luật

Trước hết, hoạt động kiểm tra văn bản pháp luật có ý nghĩa phục vụ trực tiếp cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Kiểm tra văn bản pháp luật có mục đích là phát hiện những khiếm khuyết của văn bản như: nội dung trái pháp luật, được ban hành trái thẩm quyền, hình thức không đúng quy định pháp luật, nội dung không phù hợp với thực tế khách quan… Từ việc phát hiện những khiếm khuyết đó, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ kịp thời đình chỉ thi hành, huỷ bỏ, bãi bỏ, sửa đối, bổ sung… các văn bản pháp luật khiếm khuyết nhằm bảo đảm tính hợp pháp, hợp lý và tính thống nhất của hệ thống văn bản pháp luật, biểu hiện cụ thể như sau:

Hoạt động kiểm tra văn bản pháp luật góp phần bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật.Thông qua hoạt động kiểm tra, những quy định mâu thuẫn, chồng chéo, bất họp pháp được loại bỏ làm cho hệ thống pháp luật đồng bộ, minh bạch và bảo đảm tính hợp pháp. Nếu coi hoạt động thẩm định, thẩm tra dự thảo văn bản pháp luật là biện pháp “phòng” thì kiểm tra văn bản pháp luật sau khi ban hành là biện pháp “chống”. Bởi thông qua kiểm tra văn bản pháp luật, các cơ quan nhà nước phát hiện những quy định mâu thuẫn, chồng chéo, trái pháp luật của văn bản mà các cơ quan có thẩm quyền thẩm định, thẩm tra có thể không hoặc chưa phát hiện được hết. Hơn nữa hoạt động thẩm định, thẩm fra chỉ mang tính chất khuyến nghị nên không thể xử lý triệt để những mâu thuẫn, chồng chéo trong dự thảo văn bản pháp luật. Ngoài ra, hoạt động kiểm tra văn bản pháp luật có thể phát hiện và xử lý nhanh chóng, kịp thời những văn bản khiếm khuyết vì hoạt động này được tiến hành thường xuyên ngay sau khi văn bản được ban hành và có sự tham gia của nhiều chủ thể.

Hoạt động kiểm tra văn bản pháp luật có ý nghĩa trong việc duy trì trật tự quản lý nhà nước, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.

Thực tế cho thấy, một số văn bản pháp luật sai trái được ban hành đã xâm phạm đến trật tự quản lý nhà nước, làm suy giảm hiệu lực, hiệu quả quản lý của cơ quan nhà nước và ảnh hưởng đến quyền, lợi ích họp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Thông qua hoạt động kiểm tra văn bản, các cơ quan nhà nước đã kịp thời phát hiện, đề xuất chủ thể có thẩm quyền xử lý, khắc phục sai sót, điều này đã phần nào bảo vệ được quyền và lợi ích họp pháp của cá nhân, tổ chức, tạo lòng tin của người dân đối với Nhà nước.

Hoạt động kiểm tra văn bản pháp luật góp phần tạo dựng môi trường pháp lý minh bạch, ổn định, lành mạnh, thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế.Cácnhà đầu tư và các đối tác nước ngoài luôn quan tâm tới những rủi ro có thể xảy ra từ chính sách pháp luật. Muốn giảm thiểu rủi ro trước hết các cơ quan nhà nước cần tiến hành tốt hoạt động kiểm tra để loại bỏ những quy định mâu thuẫn, chồng chéo, trải pháp luật, không còn phù hợp với thực tế của văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm môi trường pháp lý lành mạnh, công khai, minh bạch, dễ tiếp cận.

Hoạt động kiểm tra văn bản pháp luật góp phần nâng cao chất lượng quy trình xây dựng, ban hành văn bản.Vì thông qua việc xem xét, đánh giá văn bản, chủ thể tiến hành sẽ chỉ ra được những thiếu sót, chưa hoàn chỉnh trong quy trình ban hành, đồng thời có những kiến nghị nhằm đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Đối với hoạt động soạn thảo, ban hành văn bản, thông qua việc kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền sẽ phát hiện sai sót trong quy trình soạn thảo, thẩm định, thẩm tra, ban hành điển hình như: ban hành không đúng thẩm quyền; không tuân theo trình tự, thủ tục soạn thảo, thẩm định, thẩm tra còn mang tính hình thức… Khi phát hiện và kiến nghị đế xử lý về những sai sót, hoạt động kiểm tra văn bản cũng đồng thời góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm cho cơ quan soạn thảo, ban hành văn bản.

Hoạt động kiếm tra có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm tính khả thi của văn bản pháp luật.

Việc bảo đảm tính khả thi của văn bản pháp luật có ý nghĩa quan trọng, giúp cho những quy định trong văn bản được áp dụng một cách hiệu quả vào thực tiễn theo đúng định hướng mà Nhà nước mong muốn. Pháp luật hiện hành đã quy định cơ chế tự kiểm tra văn bản mà một trong những nội dung quan trọng của cơ chế này là cơ quan có thẩm quyền khi soạn thảo, ban hành văn bản phải cân nhắc, tính toán đầy đủ về tính khả thi của quy định do mình ban hành. Yêu cầu này một lần nữa lại được xem xét trong quá trình thực hiện hoạt động kiểm tra sau khi văn bản được ban hành.

Luật LVN Group (sưu tầm & biên tập)