Trong thời gian chờ xét xử, A lập giấy nợ cho cha và đưa ra tòa án giải quyết, hòa giải thành, tòa án chấp nhận A trả nợ cho cha bằng tài sản đất ruộng hiện có. Hiện tài sản đã được chuyển nhượng và chờ công chứng. Trong trường hợp này tôi có thể làm gì để đòi lại số nợ trên, tôi có thể ngăn chặn hoặc tiếp tục khởi kiện A cố ý tẩu tán tài sản không?

Xin trân thành cảm ơn, Luật sư!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục Tư vấn pháp luật dân sự của Công ty Luật LVN Group.

 Kiện đòi tài sản khi bên kia có hành vi tẩu tán tài sản?

Luật sư tư vấn pháp luật dân sự: 1900.0191

Trả lời:

Thưa quý khách hàng!

Công ty Luật TNHH LVN GROUP xin gửi tới quý khách hàng lời chào trân trọng và cảm ơn quý khách đã tin tưởng vào dịch vụ do chúng tôi cung cấp. Vấn đề bạn đang vướng mắc chúng tôi xin được tư vấn như sau:

I, Cơ sở pháp lý:

Bộ luật tố tụng dân sự 2004 

Bộ luật tố tụng dân sự 2004 sửa đổi, bổ sung 2011

Nghị quyết 02/2005/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành một số quy định tại chương VIII ” các biện pháp khẩn cấp tạm thời” của Bộ luật tố tụng dân sự

II. Nội dung tư vấn:

Như bạn đã trình bày thì hiện tại  “tài sản đã được chuyển nhượng và chờ công chứng”, tức giao dịch chuyển nhượng đất ruộng giữa A và bố mình vẫn chưa có giá trị trên pháp luật, bởi khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì buộc các bên phải công chứng, rồi từ đó mới có thể thay đổi chủ sở hữu của quyền sử dụng đất. Như vậy, hiện tại A vẫn đang là chủ sở hữu của quyền sử dụng đất ruộng đó.

Trong nội dung cần tư vấn, bạn có nêu A kháng cáo lên Tòa án nhân dân tỉnh và  ” Trong thời gian chờ xét xử” ( chờ xét xử phúc thẩm). Như vậy, đơn kháng cáo của A đã được Tòa án nhân dân tỉnh thụ lý và đang trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm. Trong giai đoạn này bạn có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định tại khoản 13.1, điều 13 của Nghị quyết 02/2005/NQ-HĐTP

13. Về quy định tại Điều 261 của BLTTDS

13.1. Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm hoặc tại phiên toà phúc thẩm nếu có yêu cầu Toà án cấp phúc thẩm áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ BPKCTT, thì việc xem xét, giải quyết được thực hiện theo quy định tại các điều tương ứng của Chương VIII “Các biện pháp khẩn cấp tạm thời” của BLTTDS và hướng dẫn tại Nghị quyết này.

Đối với trường hợp này thì bạn nên yêu cầu Tòa án nhân dân cấp tỉnh áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ.

Điều 114. Phong toả tài sản của người có nghĩa vụ
Phong toả tài sản của người có nghĩa vụ được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người có nghĩa vụ có tài sản và việc áp dụng biện pháp này là cần thiết để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hoặc bảo đảm cho việc thi hành án.

Như bạn đã nêu thì A có hành vi tẩu tán tài sản ( chuyển nhượng quyền sử dụng đất ruộng cho người cha của mình), tuy nhiên khi có đơn yêu cầu gửi đến Tòa án nhân dân cấp tỉnh áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì bạn cũng phải chứng minh được yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn đang quan tâm. Việc đưa ra ý kiến tư  vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do khách hàng  cung cấp. Mục đích đưa ra bản tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách tới địa chỉ email:Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email hoặc tổng đài tư vấn trực tuyến 1900.0191. Chúng tôi sẵn sàng giải đáp

Trân trọng.
Bộ phận tư vấn luật dân sự./.