1. Một số vấn đề chung về kiểu pháp luật
Trong xã hội tư sản, pháp luật là vũ khí vô cùng săc bén để bảo vệ chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa. Tương ứng với mội kiểu nhà nước, trong một xã hội, tồn tại một kiểu pháp luật nhất định. Thực tế, trong lịch sử phát triển, tương ứng với bốn kiểu nhà nước, có bốn kiểu pháp luật: kiểu pháp luật chiếm hữu nô lệ, kiểu pháp luật phong kiến, kiểu pháp luật tư sản và kiểu pháp luật xã hội chủ nghĩa.
Cũng như đối với kiểu nhà nước, cùng với chức năng giai cấp – bảo vệ quyền lợi cơ bản của giai cấp cầm quyền, các kiểu pháp luật cùng có vai trò, chức năng xã hội. Ý chí được thể hiện thành các kiểu pháp luật, trước hết thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền, nhưng không phải chỉ đơn thuần ý chí của giai cấp cầm quyền. Tuỳ thuộc vào tương quan của lực lượng các giai cấp, tầng lớp dân cư trong xã hội, pháp luật, đồng thời, cũng thể hiện, phản ánh ý chí, lợi ích của các tầng lớp dân cư khác trên cơ sở có sự điều hoà nhất định của các lợi ích xã hội.
Sự thay thế kiểu pháp luật này bằng kiểu pháp luật khác tiến bộ hơn gắn liền với sự thay thế các kiểu nhà nước. Phương thức thay thế thường bằng con đường cách mạng hoặc cải cách xã hội (Xí. Kiểu pháp luật chiếm hữu nô lệ; Kiểu pháp luật phong kiến; Kiểu pháp luật tư sản; Kiểu pháp luật xã hội chủ nghĩa).
2. Phân tích nhái niệm kiểu pháp luật
Kiểu pháp luật là tổng thể những đặc điểm, đặc thù của một nhóm pháp luật, qua đỏ phân biệt với nhóm pháp luật khác.Theo cách hiểu này, việc phân chia kiểu pháp luật thực chất là sự phân nhóm (phân loại) pháp luật. Những pháp luật thuộc cùng một kiểu là những pháp luật có cùng những đặc điểm, đặc trưng nhất định, qua đó phân biệt với kiểu (nhóm) pháp luật khác.
Tương tự như các hiện tượng khác, pháp luật có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau dựa vào các tiêu chí khác nhau. Cho dù phân chia theo cách nào thì kiểu pháp luật luôn thống nhất với kiểu nhà nước. Chẳng hạn, căn cứ vào khu vực địa lí thì có thể chia pháp luật thành kiểu pháp luật phương Đông và kiểu pháp luật phương Tây; tương ứng với các thời đại trong lịch sử nhân loại, có các kiểu pháp luật là pháp luật cổ đại, pháp luật trung đại, pháp luật cận đại và pháp luật hiện đại…
Trong khoa học pháp lí nước ta, theo quan niệm truyền thống, tương ứng với mỗi hình thái kinh tế xã hội có giai cấp là một kiểu pháp luật. Theo đó có bốn kiểu pháp luật là: pháp luật chủ nô, pháp luật phong kiến, pháp luật tư sản và pháp luật xã hội chủ nghĩa. Cần lưu ý rằng, sự hình thành và phát triển của mỗi hình thái kinh tế xã hội là cả một quá trình, từ hình thái kinh tế xã hội này sang hình thái kinh tế xã hội khác đều phải trải qua một thời kì gọi là thời kì quá độ. Chính vì vậy, sự phân chia kiểu pháp luật chỉ có ý nghĩa tương đối. Trong cùng một kiểu, pháp luật ở thời kì đầu của mỗi hình thái kinh tế xã hội có thể có nhiều điểm khác biệt so với pháp luật ở thời kì sau đó. Chẳng hạn, pháp luật của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà (giai đoạn từ năm 1945 – 1959), pháp luật của các quốc gia trong những thời kì mà “những giai cấp đang đấu tranh với nhau đã đạt tới một thế cân bằng lực lượng khiến cho chỉnh quyền nhà nước tạm thời có được một sự độc lập nào đó đối với cả hai giai cấp, tựa hồ như một bên trung gian đứng giữa các giai cẩp ấy” Theo Ăngghen, “Chế độ quân chủ chuyên chế ở thế kỉ XVII và XVIII, chế độ Bô- na-pac-tơ của Đế chế thứ nhất và thứ hai ở Pháp, chế độ Bix- mac ở Đức, là như thế”?’
Sự thay thế kiểu pháp luật này bằng kiểu pháp luật khác tiến bộ hơn là quy luật tất yếu, phù hợp với quy luật thay thế các hình thái kinh tế – xã hội. Cách mạng là con đường dẫn đến sự thay thế đó. Các kiểu pháp luật có thể thay thế nhau một cách tuần tự, pháp luật phong kiến thay thế pháp luật chủ nô, pháp luật tư sản thay thế pháp luật phong kiến và pháp luật xã hội chủ nghĩa thay thế pháp luật tư sản. Tuy nhiên, sự thay thế kiểu pháp luật cũng có thể diễn ra không tuần tự, từ kiểu pháp luật thấp, bỏ qua kiểu pháp luật trung gian, phát triển lên kiểu pháp luật cao hơn. Đây là vấn đề rất phức tạp, đòi hỏi phải được nghiên cứu một cách thấu đáo hơn.
Luật LVN Group (biên tập)