1. Là anh em họ có kết hôn với nhau được không ?

Thưa Luật sư của LVN Group, em và cô ấy có tình cảm với nhau đã lâu nhưng nay mới được biết em và cô ấy là anh em cả 2 đường. Nghe nói ông nội em phải gọi ông nội cô ấy là anh. Còn bên nhà ngoại cô ấy thì có nghe ông cố em có họ hàng anh em gì bên ấy. Em có hỏi nhưng mấy người cao tuổi không nhớ được chính xác là anh em từ khi nào. Nay em và cô ấy quyết định đi đến hôn nhân nhưng bị ngăn cảm vì đang là anh em.
Vậy cho em hỏi chúng em có thể lấy nhau được không ạ?

Luật sư tư vấn:

1. Quy định về kết hôn trong phạm vi ba đời:

Theo quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 về bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình thì pháp luật cấm hành vi sau:

“Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;”

Mà theo quy định tại Khoản 17, 18 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì “Những người cùng dòng máu về trực hệ” “Những người có họ trong phạm vi ba đời” được định nghĩa như sau:

“17. Những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau.

18. Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.”

Đối chiếu với các quy định trên thì bạn và người yêu bạn không phải là “Những người cùng dòng máu về trực hệ” hoặc “Những người có họ trong phạm vi ba đời” do đó hai bạn được phép kết hôn khi đủ các điều kiện mà pháp luật đã quy định.

2. Xử lý kết hôn trái pháp luật như thế nào ?

Căn cứ hủy kết hôn trái pháp luật:

Trên cơ sở có yêu cầu, tòa án sẽ xem xét hủy việc kết hôn trái pháp luật khi có một trong những căn cứ sau:

+ Nam nữ chưa đủ độ tuổi kết hôn: nam chưa đủ 20 tuổi, nữ chưa đủ 18 tuổi.

+ Nam nữ không tự nguyện kết hôn: việc kết hôn không xuất phát từ ý chí tự nguyện của hai bên.

+ Lừa dối kết hôn: là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm cho bên kia hiểu sai lệch và dẫn đến việc đồng ý kết hôn; nếu không có hành vi này thì bên bị lừa dối đã không đồng ý kết hôn.

+ Người đang có vợ hoặc chồng mà kết hôn với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn với người đang có chồng, có vợ.

+ Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

Người có quyền yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật:

Căn cứ điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, người có quyền yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật bao gồm:

– Trường hợp việc kết hôn vi phạm nguyên tắc tự nguyện, thì người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn có thể tự mình yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật hoặc họ có thể đề nghị Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ yêu cầu tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật.

– Các cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc vi phạm các điều kiện quy định tại điểm a,c và d khoản 1 điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014:

a) Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật;

b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

d) Hội liên hiệp phụ nữ.

– Ngoài ra, những cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện ra việc kết hôn trái pháp luật cũng có quyền đề nghị cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, coq quan quản lý nhà nước về trẻ em, hội liên hiệp phụ nữ yêu cầu tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật.

Việc pháp luật không chỉ trao quyền cho các cá nhân là chủ thể của cuộc hôn nhân mà còn cả những chủ thể khác như các cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, trẻ em,…nhằm mục đích đảm bảo lợi ích của những người kết hôn, lợi ích gia đình và xã hội; quản lý hiệu quả vấn đề nhân khẩu và hôn nhân trong thực tiễn cuộc sống.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email:Tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

2. Tư vấn về điều kiện kết hôn giữa những người có họ hàng ?

Chào Luật sư của LVN Group, mình và bạn trai có ý định kết hôn với nhau. Nhưng đến khi về ra mắt xong mẹ người yêu mình tìm hiểu thì mới biết hai bên có họ hàng xa với nhau. Cụ thể như sau: bà ngoại bạn trai mình và bà ngoại mình là hai chị em ruột, mẹ bạn trai mình và mẹ mình lần lượt là con gái của hai bà. Theo mình tìm hiểu thì bọn mình đã là đời thứ 4.
Cụ thể như sau: cụ sinh ra bà của bọn mình là đời thứ nhất, bà mình và bà người yêu mình là đời thứ hai, mẹ mình và mẹ người yêu mình là đời thứ ba, mình và người yêu mình là đời thứ tư. Nghĩa là bọn mình đã đủ điều kiện kết hôn. Nhưng khi bọn mình đi hỏi thì mọi người không chấp nhận cách tính này. Mình muốn nhờ Luật sư của LVN Group là bên chuyên về luật có thể giải thích chắc chắn cho mình được không ạ?
Xin chân thành cảm ơn Luật sư của LVN Group!

Tư vấn về điều kiện kết hôn giữa những người có họ hàng?

Luật sư tư vấn thủ tục và điều kiện kết hôn trực tuyến, gọi ngay: 1900.0191

Luật sư tư vấn:

Theo thông tin bạn cung cấp, bạn và người yêu bạn có ý định kết hôn. Bà ngoại bạn trai bạn và bà ngoại bạn là hai chị em ruột, mẹ bạn trai bạn và mẹ bạn lần lượt là con gái của hai bà. Do đó, để xác nhận chính xác bạn có thể kết hôn với người yêu bạn hay không thì trước hết các bạn phải đáp ứng quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về các trường hợp cấm kết hôn bao gồm những trường hợp cụ thể sau:

+ Kết hôn giả tạo (là việc lợi dụng kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình);

+ Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn. Trong đó:

Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định.

Cưỡng ép kết hôn, ly hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để buộc người khác phải kết hôn hoặc ly hôn trái với ý muốn của họ.

Cản trở kết hôn, ly hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để ngăn cản việc kết hôn của người có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này hoặc buộc người khác phải duy trì quan hệ hôn nhân trái với ý muốn của họ.

+ Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ.

+ Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ, những người có họ trong phạm vi ba đời.

Căn cứ theo khoản 18 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

“18. Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.”

Như vậy, theo như thông tin bạn cung cấp thì phạm vi ba đời trong trường hợp của bạn được xác định như sau:

Đời thứ nhất là ông, bà sinh ra bà ngoại của người yêu bạn và bà ngoại của bạn.

Đời thứ hai là bà ngoại người yêu bạn và bà ngoại của bạn.

Đời thứ ba là mẹ của người yêu của bạn và mẹ của bạn.

Đời thứ tư là người yêu bạn và bạn.

Chính vì vậy, cách hiểu của bạn là đúng, bạn và người yêu bạn đã là đời thứ tư, hai bạn không thuộc điều cấm của luật là kết hôn trong phạm vi ba đời. Hai bạn vẫn có thể tổ chức kết hôn theo quy định nếu đáp ứng được đầy đủ các điều kiện kết hôn theo Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về điều kiện đăng ký kết hôn:

“Điều 8. Điều kiện kết hôn

1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.

2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.”

Như vậy, khi hai bạn muốn đăng ký kết hôn thì phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

– Đủ tuổi kết hôn theo quy định. Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.

– Việc kết hôn do hai bên nam và nữ tự nguyện quyết định không bị ép buộc, cưỡng ép hay lừa dối.

– Cả hai bên nam và nữ không bị mất năng lực hành vi dân sự.

Trong đó, căn cứ Điều 22 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về mất năng lực hành vi dân sự:

Điều 22. Mất năng lực hành vi dân sự

1. Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.

Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.

2. Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.”

Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của pháp luật, tức là hai bạn phải đến trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn để đăng ký kết hôn theo quy định. Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định của pháp luật thì không có giá trị pháp lý.

Trong trường hợp nếu các thành viên trong gia đình của hai bên ngăn cấm hai bạn kết hôn thì hành vi này có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, cụ thể:

Bị xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 55 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình:

Điều 55. Hành vi cưỡng ép kết hôn, ly hôn, tảo hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

1. Cưỡng ép người khác kết hôn, ly hôn, tảo hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần hoặc bằng thủ đoạn khác.

2. Cản trở người khác kết hôn, ly hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác.”

Truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 181 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 như sau:

Điều 181. Tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện

Người nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, cản trở người khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ hoặc cưỡng ép hoặc cản trở người khác ly hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.”

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về yêu cầu của bạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay tới số: 1900.0191để được giải đáp.

3. Xác định điều kiện kết hôn liên quan tới quan hệ huyết thống ra sao ?

Kính gửi Cty Luật LVN Group, Tôi có nhu cầu được tư vấn TRỰC TIẾP về luật hôn nhân gia đinh. Xin cho biết biểu phí dịch vụ của quý công ty ?
Trân trọng cám ơn.

Luật sư tư vấn:

Nội dung các dịch vụ tư vấn về pháp luật Hôn nhân và Gia đình:

– Tư vấn kết hôn (điều kiện kết hôn, thủ tục đăng ký kết hôn);

– Tư vấn ly hôn (điều kiện ly hôn, thủ tục ly hôn, hành vi vi phạm chế độ một vợ một chồng);

– Tư vấn con cái (quyền nuôi con, cấp dưỡng nuôi con);

– Tư vấn về tài sản của vợ chồng (tài sản chung, nợ chung, chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, tài sản riêng, nợ riêng);

– Tư vấn thủ tục xin con nuôi;

Tư vấn về các việc khác liên quan đến lĩnh vực hôn nhân gia đình.

Mức phí tư vấn pháp luật trực tiếp tại văn phòng:

Đối với những vấn để pháp lý mang tính chất phức tạp không thể giải đáp qua điện thoại, Quý khách hàng có thể đặt lịch để trao đổi trực tiếp với Luật sư của LVN Group tại địa chỉ trụ sở của văn phòng ( Xem chân trang website: www.luatLVN.vn) với mức phí được xác định cụ thể như sau:

+ Đối với khách hàng trong nước: Mức phí Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tiếp tại công ty là: 200.000 VNĐ/01 giờ. Mức phí Luật sư của LVN Group tư vấn ngoài giờ hành chính và vào thứ 7 và Chủ nhật là 300.000 VNĐ/01 giờ tư vấn.

+ Đối với khách hàng nước ngoài: Mức phí Luật sư của LVN Grouptư vấn pháp luật trực tiếp tại công ty là 500.000 VNĐ/01 giờ. Luật sư sẽ tư vấn và giải đáp mọi vấn đề Quý khách hàng quan tâm trực tiếp bằng ngôn ngữ tiếng Anh (các ngôn ngữ khác – Quý khách vui lòng thông qua phiên dịch của khách hàng). Mức giá trên áp dụng trong giờ hành chính (sáng từ 7h30 đến 11h30/ Chiều tư 13h30 đến 17h 30 phút). Chúng tôi hỗ trợ khách hàng ngoài giờ hành chính từ 19h-21h tất cả các ngày trong tuần kể cả thứ 7 và Chủ nhật.

Thưa Luật sư của LVN Group, Tôi gặp thắc mắc liệu tôi với cô ấy có đủ điều kiện để kết hôn trên cơ sở pháp luật hay không. Cô ấy là con riêng của chồng của cô ruột tôi nên hoàn toàn không cùng chung huyết thống với tôi ? Mong được tư vấn giúp vấn đề này. Chân thành cảm ơn.

=> KHoản d Điểm 2 Điều 5 Luật HNGĐ cấm hành vi kết hôn sau:

“d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;”

Như vậy, người yêu bạn là con riêng của chú (chồng của cô bạn), hoàn toàn không có huyết thống, và cũng không rơi vào những trường hợp pháp luật cấm nên không vi phạm quy định pháp luật về kết hôn.

Thưa Luật sư của LVN Group, Em có đứa bạn mà ko hiểu sao nó lại yêu một đứa mà ai cũng bảo là nó phải gọi bằng cậu, bởi lý do này anh chị cho em giải thích luôn,,,, nói bên người con gái trước nhé, ôn mệ cố ngoại của nó sinh ra mệ ngoại nó, rồi mẹ ngoại nó sinh mẹ nó, hiện tại mệ ngoại nó đã mất mà chỉ còn mệ cố nên nó gọi là mệ cố ngoại em cũng nghĩ là (cố ngoại, mệ ngoại, mẹ nó, rồi đến lượt nó) em nghĩ nó là đời thứ 4…..còn bên chàng trai ấy cũng như vậy nhưng gần hơn đó là, do ông mệ cố ngoại sinh ra mẹ nó, rồi mẹ nó sinh ra nó( ngoại, mẹ nó và nó) em nghĩ nó là đời thứ 3, cả hai đều là quan hệ bên ngoại, em ko biết giải thích như thế nào cả, mà người con gái ấy ai cũng bảo gọi chàng trai ấy là bằng cậu ko biết cậu xa hay cậu bác lại nữa, nếu như vậy có yêu nhau dc không, chứ như thế em rối lắm ko biết giải thích như thế nào nữa,,,,, mong anh chị giải thích dùm em….thân

=> Như trích dẫn điểm d Khoản 2 Điều 5 ở trên thì trong phạm vi ba đời sẽ không được kết hôn. Giữa những người có họ trong phạm vi 3 đời là những người cùng một gốc sinh ra: cha mẹ là đời thứ nhất, anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ cùng mẹ khác cha là đời thứ hai, anh chị em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.

Theo đó. cụ ngoại của bạn gái là đời thứ nhất, bà ngoại của bạn gái và mẹ của bạn trai là đời thứ hai, mẹ của bạn gái và bạn trai là đời thứ ba, bạn gái đó là đời thứ tư. Như vậy, 1 người là đời t3, một người là đời thứ tư, pháp luật không cấm họ kết hôn trong trường hợp này.

Thưa Luật sư của LVN Group, Cho cháu hỏi cháu sinh năm 1998…gia đình muốn cháu lấy chồng nước ngoài mà chồng cháu hơn cháu 50 tuổi. Thì có đăng ký kết hôn được không ? Cảm ơn!

=> Điều 8 Luật HNGĐ quy định như sau:

Điều 8. Điều kiện kết hôn

1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.

Điều 126. Kết hôn có yếu tố nước ngoài

1. Trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn; nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài còn phải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn.

2. Việc kết hôn giữa những người nước ngoài thường trú ở Việt Nam tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn.

Theo đó, bạn sinh năm 1998, đến nay đã đủ 18 tuổi, nhưng nếu như việc kết hôn không phải do bạn tự nguyện, mà là ý muốn của gia đình thì đã vi phạm điều cấm của pháp luật về kết hôn. Việc người đó hơn bạn 50 tuổi và là người nước ngoài không ảnh hưởng gì đến điều kiện kết hôn theo quy định pháp luật hôn nhân Việt Nam.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

4. Quy định của luật về điều kiện, thủ tục đăng ký kết hôn ?

Luật LVN Group xin trả lời những thắc mắc của khách hàng về điều kiện, thủ tục đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật hiện hành:

Luật sư tư vấn:

Căn cứ quy định của các văn bản: Luật hộ tịch 2014; Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn luật hộ tịch; Thông tư 15/2015/TT-BTP hướng dẫn thi hành một số điều luật hộ tịch và nghị định 123/2015/NĐ-CPLuật dân sự 2005.

1. Điều kiện kết hôn:

– Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

– Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

– Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

– Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn như sau:

+ Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

+ Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

+ Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

+ Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

– Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

2. Thủ tục đăng ký kết hôn:

– Cơ quan có thẩm quyền

+ Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn.

+ Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài

+ Trường hợp người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có yêu cầu đăng ký kết hôn tại Việt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của một trong hai bên thực hiện đăng ký kết hôn.

– Hồ sơ:

+ bản chính một trong các giấy tờ là hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng (sau đây gọi là giấy tờ tùy thân) để chứng minh về nhân thân

+ tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định cho cơ quan đăng ký hộ tịch và cùng có mặt khi đăng ký kết hôn.

+ Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình cho cơ quan đăng ký hộ tịch

+ Trường hợp đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp xã, huyện mà người yêu cầu đăng ký kết hôn không thường trú tại xã, phường, thị trấn nơi đăng ký kết hôn: ngoài hai giấy tờ trên thì phải có Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân

+ Trường hợp người yêu cầu đăng ký kết hôn đang công tác, học tập, lao động có thời hạn ở nước ngoài thì phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Cơ quan đại diện) cấp.

– Thời gian

+ Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Tư pháp tiến hành nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ và xác minh nếu thấy cần thiết.

+ Nếu hồ sơ hợp lệ, các bên có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, không thuộc trường hợp từ chối kết hôn đăng ký kết hôn thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký 02 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn.

+ Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký Giấy chứng nhận kết hôn, Phòng Tư pháp tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.

+ Giấy chứng nhận kết hôn có giá trị kể từ ngày được ghi vào sổ và trao cho các bên theo quy định tại Khoản này.

+ Trường hợp một hoặc hai bên nam, nữ không thể có mặt để nhận Giấy chứng nhận kết hôn thì theo đề nghị bằng văn bản của họ, Phòng Tư pháp gia hạn thời gian trao Giấy chứng nhận kết hôn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký Giấy chứng nhận kết hôn. Hết 60 ngày mà hai bên nam, nữ không đến nhận Giấy chứng nhận kết hôn thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hủy Giấy chứng nhận kết hôn đã ký.

3. Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con khi nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn:

Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật hôn nhân gia đình về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con.

Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.

– Người không được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu Tòa án xác định người đó là con mình.

– Người được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu Tòa án xác định người đó không phải là con mình.

Theo đó cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình

Trên đây là nội dung tư vấn về các thủ tục liên quan đến kết hôn quý khách có thể trả lời câu hỏi của mình dựa theo thông tin trên. Rất mong nhận được sự hợp tác!

5. Điều kiện kết hôn với người làm trong ngành công an ?

Xin hỏi Luật sư của LVN Group câu hỏi như sau: Tôi đang làm trong lực lượng CAND muốn kết hôn nhưng gia đình bạn gái tôi có bố bị vi phạm lý lịch, có tiền án về tội cờ bạc, tội gây rối trật tự (đều dưới 2 năm tù). Tôi xin hỏi có thể kết hôn được không. Và Quyết định số 1275/2007/QĐ-BCA ngày 26/10/2007 của Bộ trưởng Bộ Công an như nào, Luật sư của LVN Group có thể cho tôi xin văn bản đầy đủ của Quyết định được không ?
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình mới năm 2014 số 52/2014/QH13 quy định:

“Điều 8. Điều kiện kết hôn

1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.

2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.”

Như vậy, căn cứ theo quy định pháp luật trên thì nếu hai bạn đáp ứng được đầy đủ các điều kiện trên thì hai bạn hoàn toàn có quyền kết hôn.

Quyết định số 1275/2007/QĐ-BCA ngày 26/10/2007 của Bộ trưởng Bộ Công an là văn bản của nội bộ ngành, do đó văn bản này không được lưu truyền rộng rãi ra bên ngoài vì vậy chúng tôi không thể cung cấp cho bạn văn bản này được. Tham khảo bài viết liên quan: Quy định về điều kiện kết hôn ?

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Tư vấn Pháp luật Hôn nhân – Công ty luật LVN Group