1. Quy định của bộ luật hình sự về tội vu khống?

Thưa Luật sư của LVN Group, Chồng em là giáo viên. Cuối năm, do mâu thuẫn cá nhân, phụ huynh đã làm đơn nặc danh nói chồng em không có chuyên môn, thiếu kiến thức để dạy lớp đó đề nghị nhà trường chuyển đi nơi khác.
Nhà trường, phòng giáo dục đã xác định chồng em có chuyên môn có kiến thức. Vì đã đạt giáo viên giỏi cấp Huyện, trong hội vui học tập cấp Huyện học sinh của lớp có 2 em đạt giải 3, một em đạt giải khuyến khích. Nội dung đơn có phần vu khống, bôi nhọ danh dự. Họ tiếp tục vận động phụ huynh khác lại làm đơn. Vậy người làm đơn kia phạm những tội gì?
>> Luật sư tư vấn luật hình sự về tội vu khống, Gọi: 1900.0191
Luật sư tư vấn:

Điều 156 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định vè tội vu khống như sau:

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;

b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.

Thông tin bạn đưa ra thì trong đơn tố cáo chồng bạn có nội dung không đúng sự thật, bôi nhọ danh dự của chồng bạn. Như vậy, người làm đơn đó có thể phạm tội vu khống theo quy định tại Điều 156 nêu trên.

Bạn có thể đến tố giác tại cơ quan công an hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền để người viết đơn dừng ngay việc viết đơn và xúc phạm tới danh dự, uy tín của chồng bạn.

Ngoài ra, đối với trường hơp phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì người đó có thể bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

– Có tổ chức;

– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

– Đối với 02 người trở lên;

– Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;

– Đối với người đang thi hành công vụ;

– Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

– Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

– Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

* Hoặc phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

– Vì động cơ đê hèn;

– Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

– Làm nạn nhân tự sát.

* Người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

-Trân trọng –

2. Tội làm nhục người khác bị xử lý như thế nào?

Tôi đã có chồng và con. Trong khoảng 2 tháng qua tôi có hay nhắn tin qua lại với người yêu cũ của mình cũng đã có vợ và 1 con. Nhưng chỉ là mối quan hệ bạn bè bình thường.

Trong 1 lần vợ của người yêu cũ tôi đọc được tin nhắn nên đã dùng những lời lẽ thô tục để chửi mắng tôi. Đến ngày thứ 3 không chịu được nên đã xuống nhà của người yêu cũ tôi nói chuyện phải trái. Tưởng đã được giải quyết êm xuôi nhưng trưa hôm sau tôi về nhà thì nghe mẹ và dì tôi nói lại là 2 mẹ con họ đi rêu rao khắp làng xóm rằng tôi có chồng rồi mà vẫn quan hệ với bồ cũ. Nói tôi đàn bà lăng loàn trắc nết. Hai mẹ con họ la lối chửi mắng xúc phạm tôi, gia đình tôi rất nặng nề. Có nhiều người nghe thấy. Bây giờ ra đường ai cũng nói tôi rất thậm tệ. Tôi còn lưu tin nhắn vợ anh ta sỉ nhục tôi và đoạn ghi âm mẹ vợ anh ta mắng tôi.
Vậy cho hỏi tôi kiện ra tòa được không và cần những gì để lấy lại danh dự cho mình ?
>> Luật sư tư vấn luật hình sự về tội vu khống, Gọi: 1900.0191

Trả lời:

Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình. Thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng nào thì phải được gỡ bỏ, cải chính bằng chính phương tiện thông tin đại chúng đó. Nếu thông tin này được cơ quan, tổ chức, cá nhân cất giữ thì phải được hủy bỏ. Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại. (Điều 34 Bộ luật dân sự năm 2015).

Như vậy, mọi hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác là hành vi vi phạm pháp luật. Vợ người yêu cũ của bạn và mẹ cô ta đã có hành vi lan truyền những lời nói, thông tin nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của bạn. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vi phạm mà người vợ đó có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự với tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 155 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.

“Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.”

Bạn đang bị xâm phạm về danh dự, nhân phẩm nên bạn có quyền làm đơn gửi đến cơ quan có thẩm quyền (cơ quan công an, tòa án nhân dân …) để được bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình. Căn cứ vào những tin nhắn và những đoạn ghi bạn đề cập ở trên bạn có quyền làm đơn tố giác theo Điều 144 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 như sau:

“1. Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền.

2. Tin báo về tội phạm là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc thông tin về tội phạm trên phương tiện thông tin đại chúng.

3. Kiến nghị khởi tố là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiến nghị bằng văn bản và gửi kèm theo chứng cứ, tài liệu liên quan cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, xử lý vụ việc có dấu hiệu tội phạm.

4. Tố giác, tin báo về tội phạm có thể bằng lời hoặc bằng văn bản.

5. Người nào cố ý tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.”

Đồng thời, bạn và gia đình có quyền yêu cầu mẹ vợ và vợ người yêu cũ của bạn phải bồi thường thiệt hại do bạn và gia đình bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm của mình. Mức bồi thường bao gồm:

– Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;

– Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;

– Thiệt hại khác do luật quy định.

– Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

– Trân trọng-

3. Trách nhiệm của cơ quan tiếp nhận và giải quyết tố giác tội phạm?

>> Luật sư tư vấn luật hình sự về tội vu khống, Gọi: 1900.0191

Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015, mọi tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố phải được tiếp nhận đầy đủ, giải quyết kịp thời. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận không được từ chối tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

a) Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm:

+ Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;

+ Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.

b) Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố có trách nhiệm thông báo kết quả giải quyết cho cá nhân, cơ quan, tổ chức đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

+ Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận phải thông báo bằng văn bản về kết quả tiếp nhận cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền, cơ quan, tổ chức, cá nhân đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố biết.

+ Khi kết thúc việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố phải gửi kết quả giải quyết cho Viện kiểm sát đã thực hành quyền công tố và kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo quy định tại các điều 148, 154, 158 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.

+ Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày kết thúc việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố có trách nhiệm thông báo cho cá nhân, cơ quan, tổ chức đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố biết kết quả giải quyết vụ việc.

+ Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra quyết định phục hồi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, cơ quan có thẩm quyền giải quyết phải gửi quyết định phục hồi cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền và cơ quan, tổ chức, cá nhân đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

4. Thủ tục tiếp nhận tố giác tội làm nhục người khác?

Tư vấn xử lý hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm gọi: 1900.0191

Trả lời:

Khi cơ quan, tổ chức, cá nhân trực tiếp tố giác về tội làm nhục người khác thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải lập biên bản tiếp nhận và ghi vào sổ tiếp nhận; có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc tiếp nhận.

1. Trường hợp tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gửi qua dịch vụ bưu chính, điện thoại hoặc qua phương tiện thông tin khác thì ghi vào sổ tiếp nhận.

2. Trường hợp phát hiện tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố kèm theo tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

Viện kiểm sát có trách nhiệm chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố kèm theo tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

Trường hợp phát hiện Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng thì trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày Viện kiểm sát có yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền đang thụ lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố đó phải chuyển hồ sơ có liên quan cho Viện kiểm sát để xem xét, giải quyết.

3. Công an phường, thị trấn, Đồn Công an có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, lập biên bản tiếp nhận, tiến hành kiểm tra, xác minh sơ bộ và chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo tài liệu, đồ vật có liên quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

Công an xã có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, lập biên bản tiếp nhận, lấy lời khai ban đầu và chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo tài liệu, đồ vật có liên quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

4. Các cơ quan, tổ chức khác sau khi nhận được tố giác, tin báo về tội phạm thì chuyển ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền. Trường hợp khẩn cấp thì có thể báo tin trực tiếp qua điện thoại hoặc hình thức khác cho Cơ quan điều tra nhưng sau đó phải thể hiện bằng văn bản.

5. Thời hạn, thủ tục giải quyết tố giác tội làm nhục người khác?

Trả lời:

1. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải kiểm tra, xác minh và ra một trong các quyết định:

a) Quyết định khởi tố vụ án hình sự;

b) Quyết định không khởi tố vụ án hình sự;

c) Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

2. Trường hợp vụ việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn giải quyết tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tố có thể kéo dài nhưng không quá 02 tháng. Trường hợp chưa thể kết thúc việc kiểm tra, xác minh trong thời hạn quy định tại khoản này thì Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền có thể gia hạn một lần nhưng không quá 02 tháng.

Chậm nhất là 05 ngày trước khi hết thời hạn kiểm tra, xác minh quy định tại khoản này, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền gia hạn thời hạn kiểm tra, xác minh.

3. Khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, cơ quan có thẩm quyền có quyền tiến hành các hoạt động:

a) Thu thập thông tin, tài liệu, đồ vật từ cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để kiểm tra, xác minh nguồn tin;

b) Khám nghiệm hiện trường;

c) Khám nghiệm tử thi;

d) Trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản.

Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách tới địa chỉ email Tư vấn pháp luật hình sự qua Email: [email protected] hoặc tổng đài tư vấn trực tuyến 1900.0191 Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự – Công ty luật LVN Group