1. Mức bồi thường khi Làm đường cống thoát nước qua đất người khác ?
Nay, khu phố nơi gia đình tôi đang cư trú có kế hoạch làm lại đường cống thoát nước. Nguyên nhân do đường cống cũ lâu năm chưa bao giờ được nạo vét, xây dựng không đảm bảo kĩ thuật dẫn đến mùa mưa 1 số hộ gia đình ở chỗ trũng bị ngập úng, nước thoát chậm. Khu phố và UBND thị trấn đến vận động gia đình tôi cho làm lại đường cống qua giữa sân vườn và khu đất của nhà tôi, nhưng gia đình tôi không đồng ý. Gia đình tôi có sổ đỏ đầy đủ về quyền sở hữu đất đai. Trong khi đó, các cấp có thẩm quyền hoàn toàn có thể nghiên cứu làm đường cống thoát nước theo các phương án khác mà không động chạm đến đất đai của bất cứ 1 hộ dân nào. Mấy ngày nay mưa to, nước thoát chậm, 1 số hộ dân bị ngập nước bức xúc đến gây sự với gia đình tôi, chửi bới, lăng mạ, dọa dẫm, đổ trách nhiệm ngập lụt là tại gia đình tôi không cho làm cống thoát nước. Sự việc gây khó khăn cho cuộc sống và tinh thần của gia đình tôi rất nhiều. Cả khu phố không 1 ai lên tiếng can thiệp, nói phải trái về việc này.
Nội dung trên tôi đã nhận được tư vấn của Văn phòng Luật sư của LVN Group. Sau đó, tôi đã lên Uỷ Ban Nhân Dân huyện hỏi trưởng phòng Tài nguyên và môi trường, trưởng phòng Kinh tế hạ tầng và được giải thích như sau: Việc làm đường cống thoát nước qua khu đất nhà tôi là thuộc dự án của Huyện. Cải tạo đoạn cống thoát nước qua đất của gia đình tôi sẽ tiết kiệm được chi phí và công sức giải phóng mặt bằng nhất. Họ nói rằng, nếu gia đình tôi không đồng ý thì sẽ dùng biện pháp cưỡng chế, thu hồi quyền sử dụng đất để thực thi. Việc làm đường cống thoát nước sẽ không có 1 cam kết hay thoả thuận nào cả vì đây là dự án của nhà nước. Họ nói nếu gia đình tôi có đầy đủ giấy tờ sử dụng đất hợp pháp thì sẽ bồi thường theo quy định. Đường thoát nước mà huyện dự định cải tạo đi qua khu đất nhà tôi là đất nông nghiệp. Câu trả lời trên của trưởng phòng Tài nguyên môi trường, trưởng phòng Kinh tế hạ tầng có đúng theo luật hay không? Nếu bồi thường thì mức bồi thường theo luật quy định như thế nào?
Rất mong văn phòng tư vấn pháp luật tư vấn cho gia đình chúng tôi về sự việc trên. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn pháp luật Đất đai trực tuyến goi:1900.0191
Trả lời:
Căn cứ quy định tại khoản 3, điều 62, Luật đất đai năm 2013 thì:
” Điều 62. Thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng
[…]
3. Thực hiện các dự án do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chấp thuận mà phải thu hồi đất bao gồm:
a) Dự án xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội; công trình di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh được xếp hạng, công viên, quảng trường, tượng đài, bia tưởng niệm, công trình sự nghiệp công cấp địa phương;
b) Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật của địa phương gồm giao thông, thủy lợi, cấp nước, thoát nước, điện lực, thông tin liên lạc, chiếu sáng đô thị; công trình thu gom, xử lý chất thải;
[….]”.
Căn cứ quy định tại điều 67, Luật đất đai năm 2013 quy định:
” Điều 67. Thông báo thu hồi đất và chấp hành quyết định thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng
1. Trước khi có quyết định thu hồi đất, chậm nhất là 90 ngày đối với đất nông nghiệp và 180 ngày đối với đất phi nông nghiệp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thông báo thu hồi đất cho người có đất thu hồi biết. Nội dung thông báo thu hồi đất bao gồm kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm.
2. Trường hợp người sử dụng đất trong khu vực thu hồi đất đồng ý để cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi đất trước thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất mà không phải chờ đến hết thời hạn thông báo thu hồi đất.
3. Người có đất thu hồi có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng trong quá trình điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm, xây dựng phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
4. Khi quyết định thu hồi đất có hiệu lực thi hành và phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt được công bố công khai, người có đất thu hồi phải chấp hành quyết định thu hồi đất”.
Ở đây, có hai trường hợp xảy ra:
– Thứ nhất: Căn cứ quy định tại điều 67, Luật đất đai năm 2013 thì trước khi quyết định về việc thu hồi đất thì Ủy ban nhân dân Huyện phải có thông báo trong thời hạn chậm nhất là 90 ngày đối với đất Nông Nghiệp. Nếu như, trường hợp của bạn đã nhận được thông báo thu hồi đất nêu trên mà gia đìn
– Thứ hai: Nếu nhưh bạn không đồng ý cho thu hồi thì Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền áp dụng biện pháp cướng chế trong trường hợp này. Ủy ban nhân dân huyện không có thông báo thu hồi đất, thì việc sử dụng đất vẫn thuộc quyền sử dụng của gia đình bạn và bạn có quyền thỏa thuận với các gia đình khác, nếu bạn không đồng ý cho Ủy ban nhân dân thu hồi đất khi không có thông báo cho gia đình bạn mà Ủy ban nhân dân huyện áp dụng biện pháp cưỡng chế thì trong trường hợp này là hành vi vi phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân huyện và bạn hoàn toàn có quyền khiếu nại lên Chủ tịch Ủy ban nhân dân theo quy định của pháp luật.
Trường hợp của bạn nếu được bồi thường thì căn cứ quy định tại điều 10, Nghị định số 47/2014/NĐ-CP quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất quy đinh:
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email:Tư vấn pháp luật đất đai qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group. Rất mong nhận được sự hợp tác!
2. Làm đường xây dựng nông thôn mới dân có bắt buộc phải đóng tiền ?
>> Luật sư tư vấn luật dân sự trực tuyến, gọi:1900.0191.
Trả lời:
Thủ tướng Chỉ thị 18/ CT – TTg 2014 tăng cường chỉ đạo thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, trong đó nêu rõ các địa phương trong quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới, “tuyệt đối không được yêu cầu dân đóng góp bắt buộc. Việc huy động đóng góp phải trên cơ sở khả năng đóng góp tự nguyện của dân tại từng địa bàn, trong mọi trường hợp, không được huy động quá sức dân”.
Như vậy, việc đóng tiền khi làm đường là không bắt buộc và phải dựa trên khă năng đóng góp của dân.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật đất đai qua Emailđể nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.
3. Quy định về bồi thường đất làm đường ?
>> Luật sư tư vấn Luật đất đai trực tuyến, gọi:1900.0191
Trả lời:
Trước hết, việc lập, chỉnh lý bản đồ địa chính do ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện .Uỷ ban nhân dân tỉnh giao việc đo đạc,chỉnh lý này do các cán bộ phụ chách,nên việc cán bộ làm không đúng trách nhiệm của mình (đo đạc không đúng với diện tích thực… ) thì người dân có quyền yêu cầu thẩm định ,kiểm tra lại số diện tích thực với số diện tích hiện tại …Quy định tại Khoản 4 điều 31 Luật đất đai 2013.
Điều 31. Lập, chỉnh lý bản đồ địa chính
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện việc lập, chỉnh lý và quản lý bản đồ địa chính ở địa phương.
Đồng thời theo Thông tư 25 /2014/TT-BTNMT quy định về bản đồ địa chính. Cụ thể hơn tại Điều 11. Xác định ranh giới thửa đất, lập bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất.
1. Xác định ranh giới thửa đất
1.1. Trước khi đo vẽ chi tiết, cán bộ đo đạc phải phối hợp với người dẫn đạc (là công chức địa chính cấp xã hoặc cán bộ thôn, xóm, ấp, tổ dân phố… để được hỗ trợ, hướng dẫn việc xác định hiện trạng, ranh giới sử dụng đất), cùng với người sử dụng, quản lý đất liên quan tiến hành xác định ranh giới, mốc giới thửa đất trên thực địa, đánh dấu các đỉnh thửa đất bằng đinh sắt, vạch sơn, cọc bê tông, cọc gỗ và lập Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất để làm căn cứ thực hiện đo đạc ranh giới thửa đất; đồng thời, yêu cầu người sử dụng đất xuất trình các giấy tờ liên quan đến thửa đất (có thể cung cấp bản sao các giấy tờ đó không cần công chứng, chứng thực).
1.2. Ranh, giới thửa đất được xác định theo hiện trạng đang sử dụng, quản lý và chỉnh lý theo kết quả cấp Giấy chứng nhận, bản án của tòa án có hiệu lực thi hành, kết quả giải quyết tranh chấp của cấp có thẩm quyền, các quyết định hành chính của cấp có thẩm quyền có liên quan đến ranh giới thửa đất.
Trường hợp đang có tranh chấp về ranh giới thửa đất thì đơn vị đo đạc có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có thửa đất để giải quyết. Trường hợp tranh chấp chưa giải quyết xong trong thời gian đo đạc ở địa phương mà xác định được ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý thì đo đạc theo ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý đó; nếu không thể xác định được ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý thi được phép đo vẽ khoanh bao các thửa đất tranh chấp; đơn vị đo đạc có trách nhiệm lập bản mô tả thực trạng phần đất đang tranh chấp thành 02 bản, một bản lưu hồ sơ đo đạc, một bản gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để thực hiện các bước giải quyết tranh chấp tiếp theo theo thẩm quyền.
2.2. Trường hợp trên giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất có sơ đồ thể hiện ranh giới thửa đất nhưng khác với ranh giới thửa đất theo hiện trạng khi đo vẽ thì trên Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất phải thể hiện ranh giới theo hiện trạng và ranh giới theo giấy tờ đó.
2.3. Trường hợp ranh giới thửa đất đang có tranh chấp thì trên Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất thể hiện đồng thời theo hiện trạng đang sử dụng, quản lý và theo ý kiến của các bên liên quan.
Như vậy, đối với trường hợp của bạn thì cán bộ đo đạc đã có sai sót khi đo đạc. Nhưng lại không phát hiện ra sự sai sót này cho tới khi có tranh chấp xảy ra mới phát hiện.Vì vậy khi phát hiện ra sai sot này thì đơn vị đo đạc có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có thửa đất để giải quyết .Căn cứ Tại Điều 11 Thông tư 25 /2014/TT-BTNMT đã được nêu ra ở trên và tiến hành giải quyết bồi thường cho đúng.
Trường hợp mà vẫn không được đo đạc lại bạn có thể khiếu nại nên Uỷ ban nhân nhân nơi bạn cư trú yêu cầu được tiến hành đo đạc ,kiểm tra lại để tiến hành bồi thường cho đúng theo diện tích đất đã bị thu hồi. Còn trong trường hợp đã khởi kiện nên tòa thì bạn có thể yêu cầu Tòa cho thẩm định lại tại chỗ.
Sau khi có kết quả chính xác về diện tích đất bị thu hồi, Cơ quan tiến hành bồi thường sẽ phải bồi thường đúng diện tích đất mà ông Chính đã bị thu hồi. Ngoài ra, theo Khoản 11 Điều 17 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 cũng quy định như sau:
Điều 17. Phạm vi trách nhiệm bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính
Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra trong các trường hợp sau đây:
8. Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trái pháp luật; bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư trái pháp luật; cấp hoặc thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trái pháp luật;
Cơ quan có trách nhiệm bồi thường ở đây chính là UBND xã nơi quản lý trực tiếp cán bộ địa chính đó.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật đất đai qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group. Rất mong nhận được sự hợp tác!
4. Giải tỏa để làm đường được hỗ trợ bồi thường đất đai như thế nào ?
Luật sư tư vấn luật Đất đai trực tuyến, gọi: 1900.0191
Trả lời:
Theo thông tin bạn cung cấp, năm 1988, bố bạn được tạm cấp tổng cộng 196m2 đất. Ngày 21/8/1993 bố bạn lại có quyết định cấp đất với diện tích là 229m2 đất cùng trong lô đất mà gia đình bạn đang ở. Cùng thời điểm đó Tỉnh Bình Định và Bình đoàn 12 có vẽ ra 1 sơ đồ quy hoạch khu dân cư. Một phần đất nhà bạn nằm trong diện phải giải toả để làm đường. Gia đình bạn đã sử dụng đất ổn định từ thời điểm được giao đất mà không xảy ra tranh chấp hay có bất kỳ sự chuyển nhượng, thay đổi nào.
Thứ nhất, khi được giao đất ở cả 2 thời điểm, gia đình bạn được cấp GCNQSD đất với diện tích bao nhiêu bạn không nói rõ.
Thứ hai, khi giao đất cho gia đình bạn năm 1993 cùng năm có sự ra đời của bản đồ quy hoạch khu dân cư, nếu có bản đồ quy hoạch trước khi giao đất mà diện tích đất nhà bạn nằm trong diện tích đất được quy hoạch đó thì không được bồi thường. Nếu sau khi giao đất mới có bản đồ quy hoạch thì gia đình bạn được bồi thường về đất theo căn cứ xác định việc sử dụng đất ổn định như sau:
Điều 21. Nghị định 43/2014/NĐ-CP Căn cứ xác định việc sử dụng đất ổn định:
1. Sử dụng đất ổn định là việc sử dụng đất liên tục vào một mục đích chính nhất định kể từ thời điểm bắt đầu sử dụng đất vào mục đích đó đến thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc đến thời điểm quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với trường hợp chưa cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận).
2. Thời điểm bắt đầu sử dụng đất ổn định được xác định căn cứ vào thời gian và nội dung có liên quan đến mục đích sử dụng đất ghi trên một trong các giấy tờ sau đây:
a) Biên lai nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà đất;
b) Biên bản hoặc quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong việc sử dụng đất, biên bản hoặc quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong việc xây dựng công trình gắn liền với đất;
c) Quyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân đã có hiệu lực thi hành, quyết định thi hành bản án của cơ quan Thi hành án đã được thi hành về tài sản gắn liền với đất;
d) Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực thi hành; biên bản hòa giải tranh chấp đất đai có chữ ký của các bên và xác nhận của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất;
đ) Quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có liên quan đến việc sử dụng đất;
e) Giấy tờ về đăng ký hộ khẩu thường trú, tạm trú dài hạn tại nhà ở gắn với đất ở; Giấy chứng minh nhân dân hoặc Giấy khai sinh, giấy tờ nộp tiền điện, nước và các khoản nộp khác có ghi địa chỉ nhà ở tại thửa đất đăng ký;
g) Giấy tờ về việc giao, phân, cấp nhà hoặc đất của cơ quan, tổ chức được Nhà nước giao quản lý, sử dụng đất;
h) Giấy tờ về mua bán nhà, tài sản khác gắn liền với đất hoặc giấy tờ về mua bán đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên liên quan;
i) Bản đồ, sổ mục kê, tài liệu điều tra, đo đạc về đất đai qua các thời kỳ;
k) Bản kê khai đăng ký nhà, đất có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã tại thời điểm kê khai đăng ký.
3. Trường hợp thời điểm sử dụng đất thể hiện trên các loại giấy tờ quy định tại Khoản 2 Điều này có sự không thống nhất thì thời điểm bắt đầu sử dụng đất ổn định được xác định theo giấy tờ có ghi ngày tháng năm sử dụng đất sớm nhất.
4. Trường hợp không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Khoản 2 Điều này hoặc trên giấy tờ đó không ghi rõ thời điểm xác lập giấy tờ và mục đích sử dụng đất thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về thời điểm bắt đầu sử dụng đất và mục đích sử dụng đất trên cơ sở thu thập ý kiến của những người đã từng cư trú cùng thời điểm bắt đầu sử dụng đất của người có yêu cầu xác nhận trong khu dân cư (thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố) nơi có đất.
Khoản 2 Điều 74 Luật Đất đai 2013 quy định:
“2. Việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất.”
Điều 12. Nghị định 47/2014/NĐ-CP quy định về việc bồi thường, hỗ trợ về đất khi Nhà nước thu hồi đất đối với trường hợp diện tích đo đạc thực tế khác với diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất.
Trường hợp thu hồi đất mà diện tích đo đạc thực tế khác với diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các Khoản 1,2 và 3 Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai (sau đây gọi là Nghị định số 43/2014/NĐ-CP thì được bồi thường theo quy định sau đây:
1. Nếu diện tích đo đạc thực tế nhỏ hơn diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất thì bồi thường theo diện tích đo đạc thực tế.
2. Nếu diện tích đo đạc thực tế nhiều hơn diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất do việc đo đạc trước đây thiếu chính xác hoặc do khi kê khai đăng ký trước đây người sử dụng đất không kê khai hết diện tích nhưng toàn bộ ranh giới thửa đất đã được xác định là không thay đổi, không có tranh chấp với những người sử dụng đất liền kề, không do lấn, chiếm thì bồi thường theo diện tích đo đạc thực tế.
3. Nếu diện tích đất đo đạc thực tế nhiều hơn diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất, được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi có đất xác nhận diện tích nhiều hơn là do khai hoang hoặc nhận chuyển quyền của người sử dụng đất trước đó, đất đã sử dụng ổn định và không có tranh chấp thì được bồi thường theo diện tích đo đạc thực tế.
4. Đối với phần diện tích đất nhiều hơn diện tích đất ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất mà diện tích đất nhiều hơn là do hành vi lấn, chiếm mà có thì không được bồi thường về đất.
5. Việc bồi thường về tài sản gắn liền với đất trong trường hợp đất thu hồi quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này thực hiện theo quy định của Luật Đất đai và Nghị định này.
Căn cứ những quy định trên, trường hợp của gia đình bạn có được đền bù khi thành phố mở đường đi qua đất nhà bạn. Việc bồi thường được xác định như sau:
Về nguyên tắc: Nhà nước thu hồi phần diện tích nào tiến hành bồi thường phần diện tích đó.
Về giá bồi thường: UBND tỉnh quyết định bảng giá đất. Bảng giá bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất sẽ do UBND tỉnh quy định phù hợp với tình hình kinh tế xã hội ở từng địa phương và quy hoạnh đã được phê duyệt theo Thông tư 25/2014/TT-BTNMT và Thông tư 36/2014/TT-BTNMT.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật đất đai qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.
5. Hiến đất làm đường có được không ?
>> Luật sư tư vấn pháp luật đất đai, gọi:1900.0191
Trả lời:
Bảng 1 – Tổng hợp phân cấp kỹ thuật đường GTNT theo chức năng của đường và lưu lượng xe thiết kế (Nn) theo Quyết định 4927/QĐ-BGTVT năm 2014 hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật đường giao thông nông thôn phục vụ Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020:
Chức năng của đường |
Cấp kỹ thuật theo TCVN 4054:2005 |
Cấp kỹ thuật của đường theo TCVN 10380:2014 |
Lưu lượng xe thiết kế (Nn), xqđ/nđ |
Đường huyện: có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của huyện, là cầu nối chuyển tiếp hàng hóa, hành khách từ hệ thống đường quốc gia (quốc lộ, tỉnh lộ) đến trung tâm hành chính của huyện, của xã và các khu chế xuất của huyện; phục vụ sự đi lại và lưu thông hàng hóa trong phạm vi của huyện. |
Cấp IV, V, VI |
– |
≥ 200 |
Cấp VI |
A |
100 ÷ 200 |
|
Đường xã: có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của xã, kết nối và lưu thông hàng hóa từ huyện tới các thôn, làng, ấp, bản và các cơ sở sản xuất kinh doanh của xã. Đường xã chủ yếu phục vụ sự đi lại của người dân và lưu thông hàng hóa trong phạm vi của xã. |
– |
A |
100 ÷ 200 |
– |
B |
50 ÷ <> |
|
Đường thôn: chủ yếu phục vụ sự đi lại của người dân và lưu thông hàng hóa trong phạm vi của thôn, làng, ấp, bản; kết nối và lưu thông hàng hóa tới các trang trại, ruộng đồng, nương rẫy, cơ sở sản xuất, chăn nuôi. |
– |
B |
50 ÷ <> |
– |
C |
<> |
|
Đường dân sinh: chủ yếu phục vụ sự đi lại của người dân giữa các cụm dân cư, các hộ gia đình và từ nhà đến nương rẫy, ruộng đồng, cơ sở sản xuất, chăn nuôi nhỏ lẻ… Phương tiện giao thông trên các tuyến đường dân sinh chủ yếu là xe đạp, xe mô tô hai bánh, xe kéo tay, ngựa thồ. |
– |
D |
Không có xe ô tô chạy qua |
Đường nối với các khu vực sản xuất (KVSX): chủ yếu phục vụ sự đi lại của người dân và lưu thông nguyên vật liệu, hàng hóa đến các cơ sở sản xuất, chăn nuôi, gia công, chế biến Nông Lâm Thủy Hải sản; vùng trồng cây công nghiệp; cánh đồng mẫu lớn; đồng muối; làng nghề; trang trại và các cơ sở tương đương. |
Cấp IV, V, VI |
– |
Xe có tải trọng trục > 6000 kg ÷ 10000 kg chiếm trên 10% |
2.4. Đường cấp D
– Bề rộng mặt đường tối thiểu: 1,5 m;
– Bề rộng nền đường tối thiểu: 2,0 m;
– Bán kính đường cong nằm tối thiểu: 5 m;
Theo như bạn trình bày, bạn và các hộ khác muốn hiến đất của mình để làm lối đi chung giữa các hộ nên đây thuộc loại đường dân sinh nên thuộc loại đường cấp D. Loại đường cấp D phải thoả mãn bề rộng mặt đường tối thiểu: 1,5m; bề rộng nền đường tối thiểu: 2,0m; bán kính đường cong nằm tối thiểu: 5m.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật đất đai qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận Tư vấn pháp luật Đất đai – Luật LVN Group