1. Làm khai sinh cho con theo hộ khẩu mẹ hay hộ khẩu cha ?

Theo quy định của pháp luật thì con có thể mang tên theo hộ khẩu của Mẹ hoặc hộ khẩu của Cha. Vậy, Làm khai sinh cho con theo hộ khẩu mẹ có cần hộ khẩu cha ?
Cảm ơn!

Trả lời:

Vấn đề 1: Cha không nhận con ngoài giá thú

Về thẩm quyền, thủ tục giải quyết việc xác định cha, mẹ, con

Cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền xác định cha, mẹ, con theo quy định của pháp luật về hộ tịch trong trường hợp không có tranh chấp.

Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp có tranh chấp hoặc người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết và trường hợp quy định tại Điều 92 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

Quyết định của Tòa án về xác định cha, mẹ, con phải được gửi cho cơ quan đăng ký hộ tịch để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch; các bên trong quan hệ xác định cha, mẹ, con; cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Trong trường hợp của chị, do người bố không muốn nhận con cũng như không muốn thực hiện nghĩa vụ của mình với con chị nên chị có thể nộp đơn yêu cầu Tòa án nhân dân cấp huyện giải quyết với nội dung xác định cha cho con.

Chứng cứ chứng minh có thể thông qua một số chứng cứ gián tiếp như:

– Giấy tờ hoặc thư do người bị kiện viết trong đó có thừa nhận đứa bé là con mình;

– Trong thời gian có thể thụ thai đứa bé, chị và người đàn ông kia chung sống với nhau như vợ chồng;

– Thông qua dư luận xã hội,…

Khi đã xác định được anh ta là cha của con chị thì chị có thể yêu cầu anh ta thực hiện các quyền và nghĩa đối với con theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

Vấn đề 2: Đổi tên trong giấy khai sinh

Theo quy định tại Điều 27, 28 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về quyền thay đổi họ tên, cụ thể như sau:

“Điều 27. Quyền thay đổi họ

1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ trong trường hợp sau đây:

a) Thay đổi họ cho con đẻ từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ hoặc ngược lại;

b) Thay đổi họ cho con nuôi từ họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ sang họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi;

c) Khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ cho người đó theo họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ;

d) Thay đổi họ cho con theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc của con khi xác định cha, mẹ cho con;

đ) Thay đổi họ của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;

e) Thay đổi họ theo họ của vợ, họ của chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại họ trước khi thay đổi;

g) Thay đổi họ của con khi cha, mẹ thay đổi họ;

h) Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.

2. Việc thay đổi họ cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.

3. Việc thay đổi họ của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo họ cũ”.

“Điều 28. Quyền thay đổi tên

1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong trường hợp sau đây:

a) Theo yêu cầu của người có tên mà việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;

b) Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;

c) Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;

d) Thay đổi tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;

đ) Thay đổi tên của vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại tên trước khi thay đổi;

e) Thay đổi tên của người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi giới tính;

g) Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.

2. Việc thay đổi tên cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.

3. Việc thay đổi tên của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo tên cũ”.

Khoản 3 Điều 7 Luật hộ tịch năm 2014 quy định thẩm quyền cải chính hộ tịch :

” 2. Ủy ban nhân dân cấp huyện đăng ký hộ tịch trong các trường hợp sau, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này: b) Đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước; xác định lại dân tộc;”

Như vậy, bạn có quyền thay đổi họ tên nhưng phải thỏa mãn điều kiện nêu trên.

Vấn đề 3: Cấp lại giấy khai sinh

Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch có quy định:

“Điều 24: Điều kiện đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử

1. Việc khai sinh, kết hôn, khai tử đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 nhưng Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đều bị mất thì được đăng ký lại.

2. Người yêu cầu đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử có trách nhiệm nộp đầy đủ bản sao giấy tờ, tài liệu có nội dung liên quan đến việc đăng ký lại;

3. Việc đăng ký lại khai sinh, kết hôn chỉ được thực hiện nếu người yêu cầu đăng ký còn sống vào thời điểm tiếp nhận hồ sơ.”

“Điều 25. Thẩm quyền đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử

1. Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh, kết hôn trước đây hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người yêu cầu thường trú, thực hiện đăng ký lại khai sinh, kết hôn.

2. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký khai tử trước đây thực hiện đăng ký lại khai tử”.

Như vậy, nơi thực hiện xin cấp lại bản sao giấy khai sinh sẽ là nơi bạn thực hiện đăng ký khai sinh trước đây. Hiện nay, với trường hợp mất giấy khai sinh từ ngày 1/1/2016 đến nay sẽ chỉ được cấp lại bản sao mà thôi.

Vấn đề 4: Cải chính hộ tịch do sai thông tin

“Điều 7. Điều kiện thay đổi, cải chính hộ tịch (Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch )

1. Việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 của Luật hộ tịch phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai; đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thi còn phải có sự đồng ý của người đó.

2. Cải chính hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch là việc chỉnh sửa thông tin cá nhân trong Sổ hộ tịch hoặc trong bản chính giấy tờ hộ tịch và chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ để xác định có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch”.

Như vậy, đối với trường hợp bạn muốn chỉnh sửa thông tin cá nhân, cụ thể là về ngày, tháng, năm sinh thì bạn phải có đủ căn cứ xác định việc trước đây đăng ký ngày sinh là do sai sót

Thẩm quyền cải chính hộ tịch được quy định tại điều 7 Luật hộ tịch năm 2014 như sau:

“1. Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký hộ tịch trong các trường hợp sau:…

b) Đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch cho người chưa đủ 14 tuổi; bổ sung thông tin hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước;

2. Ủy ban nhân dân cấp huyện đăng ký hộ tịch trong các trường hợp sau, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này:…

b) Đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước; xác định lại dân tộc;”

Như vậy, với trường hợp sai thông tin họ trong giấy khai sinh khi đang lưu trú tại nước ngoài, người đó phải liên hệ với Cơ quan hộ tịch đăng ký trước đây để điều chỉnh lại thông tin cho đúng.

2. Không giỏi tiếng việt có nhập quốc tịch, hộ khẩu được không?

Thưa Luật sư của LVN Group, Xin vui lòng trả lời trường họp như tôi có thể nhập tịch được không? Vì tôi không hiểu tiếng Việt nhiều lắm ?
Xin cảm ơn!
Người hỏi: keochhun

Trả lời:

Trường hợp bạn không hiểu tiếng Việt Nam nhiều lắm, mà bạn thuộc vào một trong những trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 19 thì bạn vẫn được nhập quốc tịch Việt Nam

Theo Điều 19 của Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 sửa đổi bổ sung năm 2014 quy định về điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam được quy định như sau:

“Điều 19. Điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam

1. Công dân nước ngoài và người không quốc tịch đang thường trú ở Việt Nam có đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam thì có thể được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam;

b) Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam;

c) Biết tiếng Việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng Việt Nam;

d) Đã thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch Việt Nam;

đ) Có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam.

2. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam có thể được nhập quốc tịch Việt Nam mà không phải có các điều kiện quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều này, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:

a) Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;

b) Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;

c) Có lợi cho Nhà nước Cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

3. Người nhập quốc tịch Việt Nam thì phải quốc tịch nước ngoài, trừ những người quy định tại khoản 2 Điều này, trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép.

4. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam phải có tên gọi Việt Nam. Tên gọi này do người xin nhập quốc tịch Việt Nam lựa chọn và được ghi rõ trong Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.

5. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam không được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam”.

3. Công an có quyền tịch thu sổ hộ khẩu hay không ?

Thưa Luật sư của LVN Group, xin hỏi: Em có một câu hỏi muốn nhờ Luật sư tư vấn giúp. Bên em có vay ngân hàng và có thế chấp bằng tài sản đảm bảo. Đến nay đã đến hạn thanh toán. Do doanh nghiệp em chưa có khả năng trả nợ nhưng có phương án trả nợ mới khả thi phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Nhưng Ngân hàng không đồng ý và đòi xiết nợ tài sản đảm bảo. Theo em được biết chỉ có cơ quan thi hành án dân sự mới có thẩm quyền cưỡng chế đối với các giao dịch dân sự mà một bên cố tình không thực hiện, đồng thời việc cưỡng chế này cũng chỉ được phép tiến hành sau khi đã có bản án có hiệu lực pháp luật của tòa án. Còn theo điều 63 của nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 thì ngân hàng được phép thu giừ tài sản của bên em.
Vậy kính mong các Luật sư của LVN Group giải thích giúp em về vấn đề này ?
Em cảm ơn

Trả lời:

Đối với trường hợp này, bạn cần phân biệt giữa thi hành án dân sự và xử lý tài sản bảo đảm nghĩa vụ dân sự. Đối với trường hợp của bạn ngân hàng hoàn toàn có quyền tự mình xử lý tài sản bảo đảm khi bạn đã tiến hành thế chấp tài sản bảo đảm tại ngân hàng mà không cần kiện ra tòa. Việc này đã được hướng dẫn chi tiết tại Thông tư liên tịch số 16/2014/TTLT-BTP-BTNMT-NHNN về xử lý tài sản bảo đảm.

Còn đối với việc thi hành án, nếu Tòa án tiến hành khởi kiện ra tòa thì lúc này, việc xử lý tài sản để thi hành án mới được thực hiện bởi chấp hành viên đồng nghĩa với việc ngân hàng không có quyền xử lý đối với tài sản của bạn.

Thưa Luật sư của LVN Group, trước đây bố tôi có cho một người quen mượn sổ đỏ được cấp cho hộ gia đình chúng tôi ( gồm 5 người ) để thế chấp vay vốn ngân hàng. Tuy nhiên hợp đồng thế chấp không đúng pháp luật, sau đó người quen của gia đình tôi bị vỡ nợ. Ngân hàng đã kiện gia đình tôi và muốn phát mại tài sản của gia đình tôi nhưng đã bị tòa án bác bỏ, tòa quyết định phía ngân hàng phải trả lại sổ đỏ cho gia đình tôi. Nhưng trong quá trình thi hành án này, cơ quan thi hành án của huyện lại chần chừ rất lâu mà chưa lấy lại được sổ đỏ cho gia đình tôi. Tôi muốn hỏi Luật sư của LVN Group trong trường hợp này gia đình tôi nên làm thế nào mới có thể lấy lại được sổ đỏ? Nếu không lấy lại được liệu chúng tôi có thể đề nghị cơ quan có trách nhiệm tuyên bố hủy cái sổ đỏ mà ngân hàng không chịu trả cho chúng tôi và cấp sổ đỏ khác cho gia đình tôi không? Cảm ơn Luật sư của LVN Group!

>> Đối với trường hợp này, tòa đã bác bỏ hợp đồng thế chấp tài sản giữa bạn và ngân hàng. Theo đó là việc các bên tiến hành trả lại cho nhau những gì đã nhận và việc cơ quan thi hành án huyện chần chừ rất lâu chưa lấy được sổ đỏ còn phải xét xem việc “chần chừ” này là do đâu. Nếu do cơ quan thi hành án cố tình làm chậm quá trình này thì bạn có thể thực hiện khiếu nại lên thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện để được giải quyết.

Đối với yêu cầu về việc hủy bỏ sổ đỏ thì trong trường hợp này, cơ quan thi hành án không có thẩm quyền hủy bỏ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ có thể được đính chính hoặc bị thu hồi khi có các căn cứ được quy định tại Điều 106 luật đất đai 2013.

4. Công an xã, huyện có quyền tịch thu sổ hộ khẩu không?

Thưa Luật sư của LVN Group. Bố tôi bị án không giam giữ nhưng trong lúc thi hành án bố tôi có việc đột xuất phải đi nước ngoài gấp. Sau mấy tháng bố tôi về thì công an xã cùng công an huyện gọi bố tôi lên và bắt bố tôi trình sổ hộ khẩu rồi tịch thu luôn. Luật sư cho tôi hỏi công an xã và công an huyện có quyền tịch thu sổ hộ khẩu của gia đình tôi không?

>> Căn cứ theo quy định tại Thông tư 52/2010/TT-BCA của Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cư trú quy định cụ thể như sau:

1. Hình thức kiểm tra cư trú được tiến hành định kỳ, đột xuất, hoặc do yêu cầu phòng, chống tội phạm, giữ gìn an ninh, trật tự.

2. Đối tượng kiểm tra cư trú là công dân, hộ gia đình, cơ quan đăng ký, quản lý cư trú các cấp; cơ quan, tổ chức có liên quan đến quản lý cư trú.

3. Nội dung kiểm tra cư trú bao gồm việc triển khai và tổ chức thực hiện các nội dung đăng ký, quản lý cư trú; quyền và trách nhiệm của công dân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức; các nội dung khác theo pháp luật cư trú.

4. Cán bộ, chiến sỹ Công an nhân dân được giao quản lý cư trú tại địa bàn có quyền kiểm tra trực tiếp việc chấp hành pháp luật về cư trú đối với công dân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức thuộc địa bàn quản lý. Khi kiểm tra được quyền huy động lực lượng quần chúng làm công tác bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức cùng tham gia.

5. Việc kiểm tra cư trú của Công an cấp trên tại địa bàn dân cư phải có cán bộ, chiến sĩ Công an được giao quản lý cư trú tại địa bàn chứng kiến.

Bên cạnh đó, căn cứ Luật công an nhân dân năm 2018 và Điều 9 Pháp lệnh công an xã năm 2008 về nhiệm vụ quyền hạn của công an nhân dân và công an xã thì công an xã và công an huyện không có thẩm quyền tịch thu sổ hộ khẩu khi tiến hành kiểm tra cư trú. Do đó, trường hợp của bạn việc công an huyện và công an xã gọi bố bạn lên và tịch thu sổ hộ khẩu là trái quy định của pháp luật.

Kính gửi Luật sư của LVN Group luật LVN Group, tôi có điều này mong muốn được tư vấn mong nhận được sự giúp đỡ của Luật sư của LVN Group: Nếu có quyết định thi hành án về việc kê biên tài sản mà không thành thì thi hành án dân sự có quyền mời hội đồng kê biên tài sản đó theo luật định đưa ra để đấu giá hay không?

>> Theo quy định tại điều 101 Luật thi hành án dân sự 2008 sửa đổi bổ sung năm 2014 thì cơ quan thi hành án dân sự có quyền tiến hành bán đấu giá tài sản đã kê biên để thi hành án.

Thưa Luật sư của LVN Group, xin hỏi: tôi bi đánh thương tích, sau khi ra tòa bồi thường thì bên bị cáo có đóng tiền bồi thường vào thi hành án dân sự của Huyện, sau khi tuyên án sơ thẩm 30 ngày sau tôi có lên tòa nhận giấy thi hành án của tòa và qua bên thi hành án để nhận tiền bồi thường nhưng bên thi hành án yêu cầu tôi điền vào 1 mẫu đơn rồi kêu tôi về, ko viết giấy hẹn, ko nói là khi nào tôi dc nhận tiền bồi thường. Cho tôi hỏi là sau bao nhiêu ngày kể từ ngày thi hành án thì tôi dc bên thi hành án dân sự Huyện đưa tiền bồi thường? nếu bên thi hành án dân sự ko đưa tiền bồi thường cho tôi thì tôi phải làm sao?

>> Đối với trường hợp này, sau khi đã có bản án của Tòa án bạn cần nộp đơn yêu cầu thi hành án để yêu cầu cơ quan thi hành án thực hiện các biện pháp bảo đảm thi hành án để bảo vệ quyền lợi cho mình.

5. Có thể nhập hộ khẩu cho con theo hộ khẩu của cha được không ?

Kính chào Luật LVN Group. Cháu muốn hỏi về vấn đề hộ khẩu và giấy khai sinh ạ. Hiện là trên giấy tờ thì năm sinh của cháu là 1999 nhưng tuổi thật cháu sinh năm 1996. Do lúc trước các cán bộ đăng ký khai sinh cho cháu nhầm lẫn. Bố mẹ cháu cũng không thay đổi lại gíup cháu , vậy cháu có thể tự đi đính chính thông tin trên giấy khai sinh cho cháu được không ạ ?
Cháu xin cảm ơn !

Trả lời:

Để đăng ký lại nội dung chính xác về năm sinh của bạn trên giấy khai sinh, bạn phải làm thủ tục cải chính hộ tịch.

Theo khoản 2 điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch quy định:

“Điều 7. Điều kiện thay đổi, cải chính hộ tịch

….2. Cải chính hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch là việc chỉnh sửa thông tin cá nhân trong Sổ hộ tịch hoặc trong bản chính giấy tờ hộ tịch và chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ để xác định có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch.”

Như vậy, khi có căn cứ để xác định sai sót trong việc đăng ký hộ tịch, bạn đã đủ 18 tuổi vì vậy bạn có thể tự mình thực hiện thủ tục này tại UBND cấp xã nơi đăng ký khi sinh trước đây hoặc nơi cư trú hiện tại của bạn.

Căn cứ theo điều 46 Luật hộ tịch số 60/2014/QH13 của Quốc hội quy định:

Điều 46. Thẩm quyền đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc

1. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của người nước ngoài có thẩm quyền giải quyết việc cải chính, bổ sung hộ tịch đối với người nước ngoài đã đăng ký hộ tịch tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.

2. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã đăng ký hộ tịch trước đây có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc.

3. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước; xác định lại dân tộc.

Bạn thực hiện theo thủ tục tại điều 28 Luật hộ tịch năm 2014 như sau:

“Điều 28. Thủ tục đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch

1. Người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch.

2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc thay đổi, cải chính hộ tịch là có cơ sở, phù hợp với quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan, công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.

Trường hợp thay đổi, cải chính hộ tịch liên quan đến Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn thì công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung thay đổi, cải chính hộ tịch vào Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn.

Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc.

3. Trường hợp đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch không phải tại nơi đăng ký hộ tịch trước đây thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Ủy ban nhân dân nơi đăng ký hộ tịch trước đây để ghi vào Sổ hộ tịch.

Trường hợp nơi đăng ký hộ tịch trước đây là Cơ quan đại diện thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Bộ Ngoại giao để chuyển đến Cơ quan đại diện ghi vào Sổ hộ tịch.”

Vậy bạn có thể tiến hành việc thay đổi năm sinh cho mình theo thủ tục nêu trên .

Lời đầu tiên em xin chúc Luật sư của LVN Group và cộng sự sức khỏe và thành công. Em xin Luật sư của LVN Group tư vấn, hướng dẫn cho trường hợp của vợ chồng em như sau: – em quê ở Khánh Hòa, vợ em quê ở Bình ĐỊnh. Cả 2 vợ chồng đều đi làm ở TP Hò Chí Minh, có đăng kí kt3. – 2 vợ chồng em quen nhau bắt đầu từ năm 2012, tới năm 2014 thì chúng em quyết định đăng kí kết hôn tại quê em ( bên chồng ), nhưng chưa có điều kiện để tổ chức đám cưới. Năm 2015 chúng em sinh được 1 bé trai, chúng em làm khai sinh cho bé ở tp hồ chí minh, nhưng chưa nhập tên vào kt3, chưa nhập khẩu tại địa chỉ tạm trú. Chúng em muốn nhập khẩu cho con em vào sổ hộ khẩu của cha, thì chúng em cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào. Chúng em có thể tự mình đi xuống huyện để đăng kí nhập khẩu cho cháu được không. Tại quê cháu, vẫn còn tệ nạn hành là chính nhiều. Xin Luật sư của LVN Group tư vấn. Chúng em xin chân thành cảm ơn.

Trả lời: Với trường hợp của bạn , vợ chồng bạn có đăng ký kết hôn , tuy chưa tổ chức đám cưới nhưng về mặt pháp luật hai bạn đã là vợ chồng hợp pháp vì vậy con được sinh ra trong thời kỳ hôn nhân của hai vợ chồng bạn được coi là con chung của hai người và con bạn hoàn tòan có thể đăng ký khai sinh và nhập hộ khẩu vào hộ khẩu của bố . điều 13 Luật hộ tịch 2014 quy định :

Điều 13. Thẩm quyền đăng ký khai sinh

Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh.

Theo quy định tại Luật Cư trú năm 2006 thì nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.

Chỗ ở hợp pháp là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú. Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật.

Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú.

Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú.

Trường hợp không xác định được nơi cư trú của công dân theo quy định nêu trên thì nơi cư trú của công dân là nơi người đó đang sinh sống.

Vậy bạn có hể đăng ký khai sinh cho con bạn tijnoiw bạn đang thường trú hoặc tạm rú đều được .

Thủ túc đăng ký khai sinh được quy định tại điều 16 Luật hộ tịch 2014 như sau :

Điều 16. Thủ tục đăng ký khai sinh

1. Người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật.

2. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung khai sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này vào Sổ hộ tịch; cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân.

Công chức tư pháp – hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với Luật sư tư vấn pháp luật dân sự về thủ tục nhập hộ khẩu trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Tư vấn Pháp luật Hành chính – Công ty Luật LVN Group.