1. Trách nhiệm khi Làm mất xe máy, ô tô ?

Xin chào Luật sư của LVN Group! Tôi có vấn đề này mong Luật sư của LVN Group tư vấn giúp tôi: Hồi tháng 7 tôi có cho 1 người bạn mượn xe nhưng anh ta làm mất chiếc xe đó và giấy tờ xe tôi vẫn giữ, chiếc xe sirius tôi mới mua trị giá 22.700.000 đồng. Khi mất tôi có cùng anh ta đến trình báo với công an, thời gian đầu anh ta hứa sẽ đền tiền cho tôi. Sau đó anh ta chuyển chỗ ở, tôi không thể liên lạc được nữa. Tôi phải làm thế nào?
Cảm ơn Luật sư của LVN Group.

Trả lời:

Theo thông tin Quý khách cung cấp, giữa Quý khách và người bạn kia có thực hiện giao dịch cho mượn tài sản theo quy định tại Điều 494 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định như sau:

Điều 494. Hợp đồng mượn tài sản

Hợp đồng mượn tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được.”

Mặc dù hợp đồng mượn tài sản giữa Quý khách và người bạn đó không phải lập thành văn bản, tuy nhiên, việc hai người thỏa thuận với nhau qua lời nói vẫn có giá trị pháp lý như hợp đồng giao kết bằng văn bản và có hiệu lực bắt buộc thực hiện đối với cả hai bên.

Do vậy, bên mượn tài sản phải có nghĩa vụ theo quy định tại Điều 496 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

1. Giữ gìn, bảo quản tài sản mượn, không được tự ý thay đổi tình trạng của tài sản; nếu tài sản bị hư hỏng thông thường thì phải sửa chữa.

2. Không được cho người khác mượn lại, nếu không có sự đồng ý của bên cho mượn.

3. Trả lại tài sản mượn đúng thời hạn; nếu không có thỏa thuận về thời hạn trả lại tài sản thì bên mượn phải trả lại tài sản ngay sau khi mục đích mượn đã đạt được.

4. Bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản mượn.

5. Bên mượn tài sản phải chịu rủi ro đối với tài sản mượn trong thời gian chậm trả.

Quý khách là bên cho mượn tài sản thì có các quyền sau:

1. Đòi lại tài sản ngay sau khi bên mượn đạt được mục đích nếu không có thỏa thuận về thời hạn mượn; nếu bên cho mượn có nhu cầu đột xuất và cấp bách cần sử dụng tài sản cho mượn thì được đòi lại tài sản đó mặc dù bên mượn chưa đạt được mục đích, nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý.

2. Đòi lại tài sản khi bên mượn sử dụng không đúng mục đích, công dụng, không đúng cách thức đã thỏa thuận hoặc cho người khác mượn lại mà không có sự đồng ý của bên cho mượn.

3. Yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với tài sản do bên mượn gây ra.

Trường hợp người bạn của Quý khách làm mất xe thuộc sở hữu của Quý khách thì phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại và Quý khách có quyền yêu cầu người đó bồi thường thiệt hại do làm mất xe. Việc bồi thường do hai bên tự thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được Quý khách có quyền khởi kiện ra Tòa án nhân dân quận, huyện nơi người đó cư trú để yêu cầu giải quyết theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.

Theo đó, hồ sơ khởi kiện sẽ bao gồm:

– Đơn khởi kiện về việc đòi lại tài sản;

– Giấy tờ vay nợ và các tài liệu khác chứng minh cho yêu cầu khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp.

– Giấy xác nhận của cơ quan nhà nước về địa chỉ cư trú, làm việc của bị đơn;

– Chứng minh nhân dân và hộ khẩu của người khởi kiện;

– Giấy tờ chứng minh vụ việc vẫn còn thời hiệu khởi kiện (nếu có);

Trường hợp bạn của Quý khách cố tình trốn trách không thực hiện nghĩa vụ, nếu đủ các yếu tố cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì có thể bị truy tố theo quy định tại Điều 175 Bộ luật hình sự 2015:

Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

1. Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại hoặc tài sản có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

4. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Trên đây là tư vấn của Luật LVN Group. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900.0191 để được giải đáp.

2. Vào cửa hàng mua sắm bị mất xe thì ai phải bồi thường ?

Thưa Luật sư của LVN Group, Em có vào một cửa hàng ở Chùa Bộc mua quần áo khi ra thì bị mất xe ? xin hỏi: Tôi có thể yêu cầu chủ cửa hàng bồi thường được không ? Cửa hiệu không có biển cảnh báo gì cả ?
Xin cảm ơn!

Trả lời:

Căn cứ theo Điều 554 của Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về Hợp đồng gửi giữ tài sản như sau:

Điều 554. Hợp đồng gửi giữ tài sản
Hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công.

Theo đó, việc người chủ cửa hàng bảo bạn để xe trước cửa có thể coi như một hợp đồng gửi giữ tài sản được giao kết miệng, theo đó phía cửa hàng sẽ chịu trách nhiệm trông giữ xe cho bạn và không thu tiền gửi xe, còn bên bạn là bên gửi tài sản sẽ có các quyền lợi quy định tại Điều 556 Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:

Điều 556. Quyền của bên gửi tài sản
1. Yêu cầu lấy lại tài sản bất cứ lúc nào, nếu hợp đồng gửi giữ không xác định thời hạn, nhưng phải báo trước cho bên giữ một thời gian hợp lý.
2. Yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu bên giữ làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng.

Do đó, khi chiếc xe của bạn bị mất, bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu bên trông giữ xe phải bồi thường giá trị chiếc xe cho bạn theo thỏa thuận giữa 2 bên, nếu như không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu tòa án giải quyết.

3. Mất xe tại trung tâm ngoại ngữ trách nhiệm thuộc về ai ?

Xin chào Luật sư của LVN Group. Trường hợp của em là em có đến Trung tâm học ngoại ngữ để học,vì em đả học gần một năm nên người bảo vệ cũng là người giữ xe đả quen biết mặt em,em để chiếc xe của em ngay trước mặt bàn bảo vệ và người giữ xe nói là thôi quen mặt rồi nên không Cần thẻ đâu.Vậy em lên học và khi em tan học ra thì em không thấy chiếc xe em đâu. Em liền báo công an vào em với người giử xe lên đồn công an để viết bản tường trình.
Có hai Thanh niên lạ mặt đứng ở ngoài cổng kêu người giử xe cũng tức là người bảo vệ Trung tâm. Người giữ xe liền chạy ra và hai Thanh niên đó có đưa cho người giữ xe một hộp quà Cộng một trăm ngàn Việt Nam đồng tiền công nhờ đưa lên phòng số mấy cho chị nào đó.Và xe em đả bị lấy mất. Có camera ghi hình và có thu phí giữ xe hằng ngày. Phía bên công ty bảo vệ nói là về mặt pháp lý em không có thẻ xe với công ty bảo vệ ký Hợp đồng lao động với Trung tâm toà nhà là bên B ,Cho phép em gọi công ty bảo vệ là bên A. Bên A ký với B mà bên B lại cho Bên C Thuê mặt bằng mở lơp’ngo lập Hồ sơ và chữ kí sống là e có gửi chiếc xe ại ngữ.
Về mặt pháp lý, phía bên A sẻ không Bồi thường cho người bị mất xe vì trong Hợp đồng bên A chỉ làm bảo vệ với giữ xe cho bên B. E không phải là công nhân hay nhân viên bên B nên không được bồi thường với em không có thẻ xe nên không chứng Minh được. Em đi học ngoại ngữ là bên C nên giờ Bên B và Bên C là người chịu trách nhiệm. Khi em bị mất xe em và người giữ xe đả đi xuống công an và phía công an đả và người đó cũng đả nhận xe em. Người giữ xe đả xác nhận có nhận giử xe. Còn phía bên A, về tình nghĩa thì bên A sẻ hổ trợ một số tiền nhỏ để em mua lại chiếc xe khác để có phương tiện đi lại. Về mặt hình sự và mặt tình nghĩa nên em chịu thì Hảy ký vào giấy thương lượng.
Xin hỏi: Nếu em không ký hay không đồng ý thì em có quyền khởi kiện ra toà án nhân dân không ?.
Em xin hết. Mong Luật sư của LVN Group góp cho em ý kiến em nên làm gì trong trường hợp này .Em cảm ơn Luật sư của LVN Group.

>> Luật sư tư vấn luật về hành vi trộm cắp xe máy, gọi số:1900.0191

Trả lời:

Có thể xét 2 trường hợp:

TH1: Nếu bảo vệ ký hợp đồng với trung tâm tòa nhà là bên B và trong hợp đồng của bảo vệ có ghi là chỉ thực hiện công việc trông xe của trung tâm tòa nhà, không trông xe cho những người thuê mặt bằng tại tòa nhà mà bảo vệ lại nhận trông xe cho bạn không thuộc phạm vi công việc thì trong trường hợp này bạn gửi xe cho người bảo vệ mà không lấy vé xe thì bạn và người bảo vệ đã giao kết một hợp đồng dân sự bằng lời nói. Theo khoản 1 điều 119 Bộ luật dân sự năm 2015 về hình thức của hợp đồng dân sự:

Điều 119. Hình thức giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.

Và loại hợp đồng ở đây theo điều 554 Bộ luật dân sự năm 2015 là hợp đồng gửi giữ tài sản:

Điều 554. Hợp đồng gửi giữ tài sản
Hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công.

Điều 557 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về nghĩa vụ của bên giữ tài sản như sau:

Điều 557. Nghĩa vụ của bên giữ tài sản
1. Bảo quản tài sản theo đúng thỏa thuận, trả lại tài sản cho bên gửi theo đúng tình trạng như khi nhận giữ.
2. Chỉ được thay đổi cách bảo quản tài sản nếu việc thay đổi là cần thiết nhằm bảo quản tốt hơn tài sản đó, nhưng phải báo ngay cho bên gửi biết về việc thay đổi.
3. Thông báo kịp thời cho bên gửi biết về nguy cơ hư hỏng, tiêu hủy tài sản do tính chất của tài sản đó và yêu cầu bên gửi cho biết cách giải quyết trong một thời hạn; nếu hết thời hạn đó mà bên gửi không trả lời thì bên giữ có quyền thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo quản và yêu cầu bên gửi thanh toán chi phí.
4. Phải bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng.

Do người bảo vệ và bạn đã giao kết hợp đồng gửi giữ xe cho nên người bảo vệ có trách nhiệm phải bảo quản tài sản là chiếc xe của bạn. Vì xe đã mất nên bảo vệ phải bồi thường thiệt hại cho bạn. Điều 584 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:

Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Nguyên tắc bồi thường được quy định tại điều 585 Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:

Điều 585. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại
1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
5. Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.

Như vậy, hai bên là bạn và người bảo vệ có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường theo nguyên tắc như trên. Trường hợp người bảo vệ không chịu trả tiền bồi thường cho bạn thì bạn có thể kiện về việc người bảo vệ làm mất xe mà không bồi thường tại tòa án nhân dân nơi người bảo vệ làm việc.

TH2: Nếu trong hợp đồng giữa người bảo vệ và tòa nhà là bên B thỏa thuận việc trông xe cho toàn bộ tòa nhà, không phân biệt thuê mặt bằng hay không thì khi người bảo vệ làm mất xe của bạn thì trung tâm tòa nhà sẽ phải bồi thường thiệt hại cho bạn vì trường hợp này cũng giống trường hợp trên, hai bên đã giao kết một hợp đồng gửi giữ xe nhưng chỉ khác nhau về chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường. Dù bạn không phải nhân viên hay công nhân thì khi tòa nhà đã nhận trông xe mà gây thiệt hại thì vẫn phải bồi thường. Theo điều 600 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:

Điều 600. Bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra
Cá nhân, pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra trong khi thực hiện công việc được giao và có quyền yêu cầu người làm công, người học nghề có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật.

Trường hợp phía tòa không chịu bồi thường thiệt hại thì bạn cũng có thể kiện người đã giao kết hợp đồng lao động với người bảo vệ về việc không trả tiền bồi thường tại tòa án nhân dân nơi tòa nhà bạn đã gửi xe.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

4. Nhân viên trông giữ làm mất xe của khách, nhà hàng phải bồi thường ?

Thưa Luật sư của LVN Group, Tôi muốn hỏi: “Bộ luật dân sự không quy định hợp đồng gửi giữ phải lập thành văn bản, do đó việc anh vào nhà hàng gửi xe có nhân viên trông xe nhưng không đưa vé được coi là giữa hai bên đã xác lập hợp đồng bằng lời nói hoặc bằng hành vi cụ thể”
(Minh Hải, Yên Dũng – Bắc Giang)

>>Luật sư tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến (24/7) gọi số: 1900.0191

Trả lời:

Theo quy định tại điều 559 Bộ luật dân sự năm 2015: “Hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thoả thuận giữa các bên theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, còn bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công”. Do đó trong trường hợp này cần làm rõ giữa anh và nhà hàng có tồn tại hợp đồng gửi giữ tài sản hay không?

Vì thông tin anh cung cấp không đầy đủ, chi tiết nên có thể chia ra các trường hợp như sau:

– Trường hợp thứ nhất:

Anh gửi xe không lấy vé nhưng nếu giữa anh và nhà hàng có tồn tại hợp đồng gửi giữ xe thể hiện qua việc người trông xe này đã hướng dẫn, chỉ bảo cho anh nơi để xe rõ ràng và nơi này thuộc sự quản lý của nhà hàng, đồng thời nhà hàng không có bất kỳ sự khuyến cáo nào về việc anh phải tự bảo quản trông giữ xe của mình và các khách hàng khác đến đây đều được hướng dẫn giống như vậy thì có thể coi giữa anh và nhà hàng đã tồn tại hợp đồng gửi giữ xe.

Theo quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015 về hình thức hợp đồng dân sự “Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định”.

Bộ luật dân sự không quy định hợp đồng gửi giữ phải lập thành văn bản do đó việc anh vào nhà hàng gửi xe có nhân viên trông xe nhưng không đưa vé được coi là giữa hai bên đã xác lập hợp đồng bằng lời nói hoặc bằng hành vi cụ thể (thể hiện qua lời nói, hành vi chỉ dẫn, hướng dẫn của nhân viên bảo vệ, địa điểm gửi xe…). Trong các giao dịch dân sự, pháp luật tôn trọng sự thoả thuận của các bên nên giao dịch bằng lời nói hoặc bằng hành vi trong trường hợp này đều được chấp nhận. Khi anh giao xe cho nhân viên trông xe và được đồng ý (thể hiện qua lời nói, hành vi như dắt xe, chỉ dẫn, hướng dẫn nơi để xe của nhân viên bảo vệ…) thì giữa anh và người nhân viên này đã phát sinh quan hệ gửi giữ và không phải trả tiền công giữ xe. Quan hệ gửi giữ chỉ kết thúc khi anh nhận lại xe. Do đó người bảo vệ này có trách nhiệm trông xe cho anh.

Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Bên giữ tài sản có nghĩa vụ phải bồi thường thiêt hại nếu làm mất mát, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng; Bộ luật dân sự năm 2015 nêu rõ: “Bên gửi giữ tài sản có các quyền sau đây: Yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu bên giữ làm mất mát, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng”.

Với các căn cứ trên, anh có quyền yêu cầu người làm mất xe phải bồi thường cho anh. Tuy nhiên trong trường hợp này nếu người trông xe là người làm công cho nhà hàng, được nhà hàng trả tiền lương, giao nhiệm vụ trông xe thì tại điều 622 Bộ luật dân sự về Bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra đã quy định: Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác phải bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra trong khi thực hiện công việc dược giao và có quyền yêu cầu người làm công, người học nghề có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật”.

Vì vậy anh có quyền yêu cầu nhà hàng phải chịu trách nhiệm bồi thường về việc làm mất xe khi anh đã gửi giữ tại nhà hàng. Còn sau đó nhà hàng có quyền yêu cầu người bảo vệ này chịu trách nhiệm hoàn trả tiền cho mình. Anh có cơ sở để yêu cầu nhà hàng bồi thường xe đã mất. Tuy nhiên khi yêu cầu Tòa án giải quyết anh phải cung cấp các chứng cứ để chứng minh việc anh đã gửi xe tại nhà hàng, giao xe cho người bảo vệ nhưng nhà hàng không có vé, không cần vé gửi xe.

– Trường hợp thứ hai:

Nếu anh vào ăn trong nhà hàng, người trông xe chỉ có tính chất hỗ trợ, dắt xe cho khách và nhất là đã có chỉ dẫn, thông báo rõ cho khách phải tự giữ xe và quản lý tài sản của mình, mất tài sản nhà hàng không chịu trách nhiệm thì giữa các bên không tồn tại hợp đồng gửi giữ do đó khi xảy ra việc mất xe nhà hàng không phải chịu trách nhiệm.

>> Tham khảo ngay: Dịch vụ Luật sư của LVN Group tư vấn giải quyết tranh chấp tại tòa án

5. Làm mất xe nhưng không bồi thường thì phải xử lý như thế nào ?

Chào Luật sư của LVN Group, Luật sư của LVN Group cho tôi hỏi về trường hợp của tôi. Chẳng là bạn tôi có mượn xe tôi và làm mất xe trong đó có giấy tờ xe hồi tháng 6/2017. Đến giờ đã thoả thuận trả tiền nhưng vẫn kỳ kèo không chịu trả. Hẹn lên xuống và còn hăm doạ tôi. Theo luật dân sự, tôi phải làm thế nào để có thể kiện ra toà được. Và theo Luật sư của LVN Group, làm thế nào là tốt nhất ?
Cảm ơn Luật sư của LVN Group!

Luật sư trả lời:

Theo thông tin dữ liệu bạn cung cấp thì bạn có cho bạn của mình mượn xe, tuy nhiên hiện người bạn của bạn đã làm mất xe của bạn. Đối chiếu theo quy định của Điều 496 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì người bạn của bạn đã vi phạm nghĩa vụ mượn tài sản do đó họ phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bạn cụ thể:

“Điều 496. Nghĩa vụ của bên mượn tài sản

1. Giữ gìn, bảo quản tài sản mượn, không được tự ý thay đổi tình trạng của tài sản; nếu tài sản bị hư hỏng thông thường thì phải sửa chữa.

2. Không được cho người khác mượn lại, nếu không có sự đồng ý của bên cho mượn.

3. Trả lại tài sản mượn đúng thời hạn; nếu không có thỏa thuận về thời hạn trả lại tài sản thì bên mượn phải trả lại tài sản ngay sau khi mục đích mượn đã đạt được.

4. Bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản mượn.

5. Bên mượn tài sản phải chịu rủi ro đối với tài sản mượn trong thời gian chậm trả.”

Do đó, trong trường hợp nếu như người bạn này của bạn không chịu trách nhiệm đối với hành vi làm mất xe của bạn thì bạn nên xem xét, làm đơn yêu cầu cơ quan Tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi người bạn của bạn đang cư trú giải quyết.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi số: 1900.0191 để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự – Công ty luật LVN Group