1. Làm thế nào để bố được quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi ly hôn?

Kính chào Luật sư của LVN Group. Tôi muốn hỏi về việc nuôi con sau khi ly hôn mà con chưa được 36 tháng tuổi.

Tôi và vợ cưới nhau năm 2014, mới chung sống được 1 thời gian ngắn nhưng vì điều kiện mỗi người làm việc xa nhau nên đã xảy ra nhiều mâu thuẫn không thể hàn gắn và quyết định ly hôn. Giữa chúng tôi có 1 con gái nay được 16 tháng tuổi và tôi muốn giành quyền nuôi cháu. Vì có nhiều cái mà tôi nghĩ cháu ở với tôi tốt hơn khi ở với mẹ. Để dẫn đến ly hôn thì lỗi là thuộc về vợ tôi. Vợ là giáo viên xa nhà lại phải đi ở trọ ngoài, qua nhiều lần nghi ngờ tôi phát hiện được vợ hay tìm hiểu làm quen với nhiều chàng trai trên địa bàn vợ làm, lúc đầu thì cô ấy chối nhưng sau đó thừa nhận là có quen và mới chỉ đi gặp mặt uống nước chứ chưa làm gì quá giới hạn nhưng tôi không tin.Trong khi vợ tôi đi làm quen người khác thì con gái được 16 tháng lại ở vói tôi nuôi từ khi cháu mới đc 10 tháng tuổi (Là cháu đã ở với bố 6 tháng mà không có mẹ). Tôi đã chăm sóc cháu rất tốt có hàng xóm xung quanh biết, các đồng nghiệp ở công ty biết, và anh em bạn bè cũng biết điều đó. Giờ ly hôn vợ tôi đòi dành quyền nuôi con nhưng tôi ko muốn vì tương lai của con gái tôi sau này sẽ ảnh hưởng vì người mẹ như vậy. Về điều kiện gia đình thì phía gia đình tôi có điều kiện hơn bên ngoại. Tôi ở Trung tâm Thành phố cũng có điều kiện hơn là vợ đang thuê trọ ở tỉnh mới nơi làm việc.

Thu nhập của tôi cũng khá hơn của vợ, bên cạnh đó giờ hiện tại lương vợ lại phải chi trả nợ ngân hàng cho gia đình bên vợ vay là rất khó khăn (lương 4.500.000 đ/tháng) Vợ tôi đã để tôi 1 mình chăm sóc từng bữa cơm giấc ngủ cho con để đi làm xa. Và tôi có rất nhiều người làm chứng cho tôi điều đó. Bên cạnh đó thì tôi còn lưu lại mấy tin nhắn vợ bảo có làm quen nói chuyện với trai lạ nhưng chưa làm gì cả? Với những điều kiện như trên thì không biết tôi có thể dành quyền nuôi con gái sau khi ly hôn được không? Kính mong Luật sư của LVN Group tư vấn cho tôi. Mà để có thêm lợi thế về mình khi giành nuôi con thì tôi có cần chứng minh thêm điều gì để có lợi cho tôi ko ạ?

Rất mong câu trả lời của Luật sư của LVN Group.

Tôi xin chân thành cảm ơn

Trả lời:

Chào anh! Cảm ơn anh đã gửi câu hỏi cho Công ty Luật LVN Group. Chúng tôi xin tư vấn cho anh như sau:

Theo quy định tại khoản 2 điều 81 Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 của Quốc hộiquy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:

“Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con”.

Như vậy, trước hết hai vợ chồng anh chị cần phải thỏa thuận với nhau về việc ai sẽ là người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. Nếu không thỏa thuận được thì tòa án sẽ xem xét dựa vào quyền lợi của con anh như điều kiện cho sự phát triển về thể chất, bảo đảm việc học hành và các điều kiện cho sự phát triển tinh thần.

Tuy nhiên, tại khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

“Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con”.

Theo quy định trên, về nguyên tắc, con dưới 36 tháng tuổi được giao cho người mẹ trực tiếp nuôi trừ trường hợp theo thỏa thuận của hai vợ chồng, hoặc người mẹ khước từ quyền nuôi con, hoặc người mẹ bị tước quyền nuôi con. Nhưng với những thông tin mà anh cung cấp có thể thấy người mẹ thờ ơ chăm sóc con và không có đủ điều kiện kinh tế, nơi ở cũng như vật chất để nuôi con và anh cũng có đủ bằng chứng chứng minh được điều kiện không thể nuôi con của người mẹ và khả năng chăm sóc con của anh. Do vậy, việc tòa án xem xét cho anh được quyền nuôi con là rất lớn.

>> Xem thêm: Hướng dẫn giải quyết tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn ?

2. Tư vấn ly hôn và giải quyết tranh chấp giành quyền nuôi con khi ly hôn ?

Thưa Luật sư của LVN Group! Vợ chồng em lấy nhau hơn 3 năm, có được 1 bé trai tính đến 31/7/2016 này là được 3 tuổi. Trước đây vì vợ chồng mâu thuẫn, chồng em đã dẫn con về quê (Quãng Ngãi) không có sự đồng ý của em, vì em bức lực nên chấp nhận, kiềm nén vì nhớ con.

Vợ chồng sống xa nhau thời gian, vì thương chồng con nên em đã cố gắng. Và đến bây giờ cuộc sống vợ chồng khó khăn, mâu thuẫn càng ngày n hiều. Ông bà nội dẫn cháu lên chơi, nhưng dù vậy vợ chồng vẫn không có tiếng nói chung, tất cả vì tiền bạc, khó khăn 1 tí là xảy ra chuyện, em là người vợ, không không đòi hỏi, có nhiều sống bấy nhiêu, em tiết kiệm chi tiêu mọi thứ trong gia đình, ấp lực này đổ dồn áp lực, vợ chồng cãi nhau, chồng em vẫn đánh em,trước mặt con và ông bà.Có lúc cầm giao đòi giết em. Em rất mệt mỏi. Một lần nữa em quyết định kết thúc mọi thứ, em không thể tiếp tục cuộc sống như vậy nữa, em đã dẫn con đi, nhưng em vẫn để cha và ông bà gặp cháu, vui vẻ em không cấm gì cả, chồng em đã xin lỗi và hứa không bao giờ như vậy nữa. Em đã buông xuôi và muốn thời gian để suy nghĩ vì không muốn sống cuộc sống như vậy nữa. Vì em chủ quan nên chồng em đã bắt con em dẫn về quê, mẹ chồng và chồng đã nói dối để dẫn cháu đi. Em rất hận, hận nhiều lắm. Em đang kiếm công việc, khi có công việc ổn định em sẽ làm đơn ly hôn để dẫn con về. Em đang rất nhớ con da diết. Cho em hỏi với số tuổi của con em và tình trạng như vậy em có thể làm đơn ly hôn không và em có thể được nuôi con không? Và vì giấy tờ kết hôn và giấy khai sinh của con chồng em đã giữ tất cả, không chịu đưa cho em. Em muốn làm đơn ly hôn thật sớm.

Chồng em làm lương 10tr, nhưng tính chồng em rất phung phí, bản thân mình làm bấy nhiêu không đủ xài, ông bà nội ở nhà cũng già rồi không đi làm, ở nhà gẫn trường và giữ xe ở nhà thôi, có lúc vợ chồng gởi tiền về cho. Gia đình chồng em không có gì cả. Thời gian dẫn con về quê, ông bà coi cháu nhưng không tốt. Khi con lên chơi, em đã chỉnh lại rất nhiều, ăn uống, không chịu ăn gì cả, ở dưới quê hay bệnh nhưng lên Sài Gòn không bệnh gì cả, kể cả tắm rửa, bà ở dưới quê mùa nóng hay lạnh gì cũng cho cháu tắm nước nóng cả, khi vào đây cháu không chịu tắm nước lạnh. Đi tiểu cũng ở ngoài không chiu vaò tolet, đi cầu cũng vậy đòi ngồi ở ngoài không chịu ngồi bô, tắm không chịu tắm đầu, tắm là khóc. Em là mẹ thấy như vậy em rất khó chịu, đi thời gian ở cũng mẹ, mẹ tập tất cả đi tiểu hay đi cầu đều tự giác vào tolet, rửa tay, đánh răng kể cả tắm nước lạnh mẹ cũng tập cho con, tắm lúc nào cũng tắm đầu, mẹ cho ăn thì ăn rất nhiều. Trước lúc về quê không bao giờ như vậy cả, về quê lên là như vậy. Em đang rất lo lắng những gì em đã cố gắng dậy cho con bây giờ không biết sẽ như thế nào. Chồng em cũng biết như vậy, nhiều lúc cũng nói ông bà nhưng cũng không nói gì. Luật sư có thể góp ý về vấn đề ly hôn của em không ạ? Em chỉ cần được quyền nuôi con thôi, em không cần gì cả? Vợ chồng em không có tài sản gì cả ạ.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Youtube video

Luật sư tư vấn pháp luật hôn nhân trực tuyến, gọi: 1900.0191

Trả lời:

Pháp luật quy định người khởi kiện phải nộp kèm theo đơn khởi kiện là những tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện của mình.

Trường hợp cụ thể của bạn, bạn có thể tiến hành thủ tục ly hôn đơn phương.

“Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên (Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014)

1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.”

1. Hồ sơ xin ly hôn đơn phương

Thủ tục ly hôn đơn phương: Khi chỉ mình bạn có yêu cầu ly hôn mà bên kia không đồng ý ly hôn

Nộp hồ sơ tại TAND cấp huyện nơi chồng bạn cư trú và làm việc.

Hồ sơ xin ly hôn đơn phương gồm có:

– Đơn xin ly hôn đơn phương (theo mẫu của từng Tòa);
– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);
– Sổ hộ khẩu (bản sao có chứng thực)
– CMND/hộ chiếu (bản sao có chứng thực);
– Giấy khai sinh của con (bản sao có chứng thực – nếu có);
– Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung như: Giấy chứng nhận quyền sư dụng đất quyền sở hữu nhà ở (sổ đỏ); đăng ký xe; sổ tiết kiệm… (bản sao);

Thời hạn giải quyết: 4 đến 6 tháng

Như vậy, bạn có thể sử dụng bản sao Giấy chứng nhận kết hôn (có công chứng, chứng thực), bản sao giấy khai sinh của con có công chứng chứng thực để nộp vào hồ sơ xin ly hôn khi chồng bạn cố tình giữ Giấy chứng nhận kết hôn bản chính và giấy khai sinh bản chính của con.

2. Vấn đề nuôi con sau ly hôn

Theo như những gì bạn trình bày thì nếu có bằng chứng, bạn có thể chứng minh với tòa về việc chồng bạn đánh đập và xúc phạm bạn. Căn cứ vào Luật hôn nhân gia đình quy định:

“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Về nguyên tắc, con dưới 03 (ba) tuổi được giao cho người mẹ trực tiếp nuôi, nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. Như vậy, tính đến 31/7/2016 này là dưới 3 tuổi nên bạn vẫn có quyền nuôi con của mình, và khi Tòa án xét xử mà con bạn đã đủ 3 tuổi thì

>> Xem ngay: Vợ bỏ nhà đi, chồng có quyền nuôi con khi ly hôn không ?

3. Giải đáp thủ tục ly hôn và việc phân chia quyền nuôi con cái ?

Thưa Luật sư của LVN Group, xin anh chị tư vấn giúp trường hợp của tôi, tôi lấy chồng từ năm 2009 đến nay, từ ngày lấy nhau chồng tôi chưa đưa được một đồng nào để đóng góp cho cuộc sống của anh ấy cũng như hai con. ngược lại tôi còn phải trả nợ cho anh ấy, thậm chí anh ấy còn lấy cầm cố mất của tôi 4 cái xe máy(2 cái bố mẹ cho tôi để đi làm, 2 cái mượn của chị gái và chị họ). Chúng tôi ở chung cùng bố mẹ chồng , ông bà hỗ trợ bằng việc nuôi ăn các con, còn tiền học, tiền ốm đau, bệnh viện thuốc thang là do tôi lo và các anh chị đôi bên cho.
Mỗi lần con ốm đau cấp cứu đi viện chồng tôi đều để mặc tôi đưa đi , Chồng tôi thường xuyên bia rượu say xỉn ,đêm hôm về gây sự chửi mắng vợ con. giờ anh bị bệnh lao phổi, bố mẹ và các anh chị nhà chồng đã thuê nhà và chu cấp tiền thuốc thang cho anh ấy điều trị, nhưng tôi lại phát hiện ra anh ta có quan hệ trai gái (do vô tình tôi đọc được tin nhắn chát chít của họ với nhau). Tôi thực sự rất sốc một người chồng gần 7 năm không có tiền, không có tình nghĩa với con, giờ ốm đau lại còn phản bội vợ, tôi muốn làm đơn xin ly hôn và tôi muốn nuôi cả 2 con của tôi, bé trai 6 tuổi, bé gái 4 tuổi, nhưng chồng tôi cương quyết không ký đơn anh ấy muốn tôi đi mà không được mang theo đứa con nào. Tôi chỉ cần 2 con thôi, tôi không thể để đứa nào cho anh ấy vì bản thân anh ấy còn không nuổi nổi mình, lại vô tâm, vô trách nhiệm và bệnh lao phổi lại lây. xin anh chị giúp tôi xem trường hợp của tôi nếu tôi đơn phương ly hôn, ra tòa tôi có thể nuôi cả 2 con tôi không?

>>Luật sư tư vấn pháp luật hôn nhân trực tuyến, gọi: 1900.0191

Trả lời:

Căn cứ Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:

Điều 51: Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn

1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên

1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

…………………..

Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn.

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Trong trường hợp này, nếu bạn muôn đơn phương ly hôn thì bạn và chồng bạn phải tiến hành hòa giải tại Tòa án trước, nếu hòa giải không thành Tòa xét thấy có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì Tòa án sẽ tiến hành cho ly hôn.

Đối với quyền nuôi con, trước hết bạn cần thỏa thuận với chồng về quyền muốn nuôi con của mình, trong trường hợp không thỏa thuận được thì giải quyết như sau:

Tòa án sẽ quyết định căn cứ vào quyền lợi của con (đặc biệt là các điều kiện cho sự phát triển về thể chất, bảo đảm việc học hành và các điều kiện cho sự phát triển tốt về tinh thần) và điều kiện thực tế của hai vợ chồng bạn (chỗ ở, tình hình tài chính, công việc, đạo đức, lối sống…..).

Trong trường hợp bạn chứng minh được bạn có đầy đủ điều kiện để đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho con cái; trong khi chồng bạn không đáp ứng được các yêu cầu này thì bạn có thể yêu cầu tòa án quyết định cho bạn được trực tiếp nuôi cả 2 con.

Với trường hợp chồng bạn không được trực tiếp nuôi dưỡng cả hai con hoặc không được trực tiếp nuôi một trong hai con thì chồng bạn vẫn có quyền và nghĩa vụ đối với con của mình. Trong Luật Hôn nhân và gia đình quy định về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:

– Cha, mẹ không trực tiếp nuôi dưỡng con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi dưỡng.

– Cha, mẹ không trực tiếp nuôi dưỡng con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

– Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi dưỡng con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi dưỡng con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

>> Xem ngay: Quyền nuôi con sau khi ly hôn đơn phương giải quyết thế nào ?

4. Vấn đề ly hôn, giành quyền nuôi con, chia tài sản khi ly hôn ?

Thưa Luật sư của LVN Group! Mới gần đây tôi phát hiện chồng tôi có các biểu hiện lạ là hay chát chít trên mạng internet có tính mời mọc và câu dẫn các bạn gái, không quan tâm đến gia đình. Thường xuyên đi làm về muộn không quan tâm giúp đỡ vợ con, không có trách nhiệm nuôi dạy con, không chăm sóc con.

Nhiều lúc chồng tôi đòi quan hệ tôi khi tôi vẫn đang chăm sóc con tôi không đồng ý, chồng tôi nổi xung và đánh tôi quát mắng chửi bới tôi. Ngay cả việc đóng góp thu nhập hàng tháng để nuôi dạy con cái cũng không có và không hỏi han quan tâm xem vợ chăm lo kiếm tiền nuôi gia đình có vất vả hay không mà chỉ quan tâm vợ có quan tâm đến mình hay không, nhưng lại có thời gian đi tám chuyện với các bạn gái khác. Hiện cách đây 3 ngày tôi phát hiện có tin nhắn lạ của chồng tôi với 1 người phụ nữ khác có hẹn nhau qua lại quan hệ vợ chồng. Tôi không biết là đã đến mức nào nhưng phụ thuộc vào tin nhắn và thời gian chồng tôi nói là đêm nay đi chơi về muộn và trong thời gian đó có gọi cho người phụ nữ kia hẹn quan hệ nói chuyện với nhau rất khiêu gợi mời chào. Sau hôm đó còn nhắn tin cho nhau hỏi thăm nhau có thích hay không. Nếu tôi căn cứ vào việc trên và có kèm theo chứng cứ tôi lưu lại tôi có thể yêu cầu ly hôn và đòi hỏi quyền nuôi con hay không? Hiện tại chúng tôi có 2 cháu 1 cháu gần 3 tuổi và 1 cháu gần 8 tuổi. Và phân chia tài sản của chúng tôi như thế nào? hiện tại chúng tôi sau khi kết hôn đã tích góp mua đc 1 căn hộ chung cư thu nhập thấp nhưng căn hộ đó chưa có sổ đỏ chỉ có hợp đồng mua bán mang tên chồng tôi, nhưng trong quá trình nộp tiền cũng có hóa đơn nộp tiền có tôi ký tên tôi vậy có coi là tài sản chung hay không?

Tôi xin Luật sư của LVN Group hướng dẫn tôi để tôi có thể làm thủ tục ly hôn sớm.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Vấn đề ly hôn, giành quyền nuôi con, chia tài sản khi ly hôn ?

Luật sư tư vấn pháp luật hôn nhân trực tuyến, gọi: 1900.0191

Trả lời:

Trong trường hợp của bạn, nếu bạn và chồng bạn thỏa thuân được về việc ly hôn, chồng bạn cũng đồng ý ly hôn. Và 2 vợ chồng bạn đã thỏa thuận được về việc chia tài sản, chăm nom, nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục con, thì Tòa án sẽ công nhận thuận tình ly hôn giữa 2 bên theo Điều 55 Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 của Quốc hội :

“Điều 55. Thuận tình ly hôn

Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.”

Trong trường hợp, bạn muốn ly hôn, nhưng chồng bạn không đồng ý ly hôn. Bạn có thể nộp đơn lên Tòa án và yêu cầu đơn phương ly hôn. Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

“Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên

1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.”

Theo quy định này, pháp luật cho phép vợ hoặc chồng đơn phương ly hôn. Tuy nhiên, nếu như thuận tình ly hôn thì Tòa án xem xét sự thuận tình, tự nguyện của các bên, còn đơn phương ly hôn thì Tòa án lại xem xét chủ yếu căn cứ mà bên đơn phương ly hôn đưa ra. Điều luật quy định rằng: “hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được”.

Hôn nhân của vợ chồng lâm vào tình trạng trầm trọng khi:

– Vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau như người nào chỉ biết bổn phận người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.

– Vợ hoặc chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, như thường xuyên đánh đập, hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.

– Vợ chồng không chung thuỷ với nhau như có quan hệ ngoại tình, đã được người vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình;

Như vậy, khi nộp đơn ly hôn tại Tòa án bạn phải chứng minh về việc cuộc hôn nhân của vợ chồng bạn không hạnh phúc và không thể kéo dài được nữa.

Về vấn đề quyền nuôi con sau khi ly hôn Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Như vậy việc nuôi con sẽ do vợ chồng thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con. Con lớn của bạn 8 tuổi, do đó Tòa án sẽ xem xét nguyện vọng của cháu, xem cháu muốn ở với bố hay với mẹ rồi đưa ra quyết định. Cháu nhỏ gần 3 tuổi( dưới 36 tháng tuổi) thì sẽ được giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng.

Về vấn đề giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn được quy định tại Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình như sau:

“Điều 59. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn

1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.

Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.

2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.

Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

5. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

6. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này.”

“Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng

1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.”

Căn cứ vào Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì căn hộ chung cư của vợ chồng bạn, do vợ chồng bạn tích góp tiền mua được, hình thành trong thời kỳ hôn nhân, nên nó được coi là tài sản chung của vợ chồng bạn. Khi ly hôn bạn cũng sẽ có quyền đối với căn hộ đó.

Thủ tục ly hôn bao gồm:

– Đơn xin ly hôn;

– Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;

– Bản sao Hộ khẩu thường trú, tạm trú của vợ và chồng

– Bản sao Chứng minh thư nhân dân hoặc bản sao hộ chiếu của vợ và chồng

– Các giấy tờ chứng minh về tài sản: Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở (nếu có)…

– Bản sao giấy khai sinh của con.

Thẩm quyền giải quyết của Tòa án: Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc ly hôn của bạn là Tòa án nhân dân cấp huyện nơi vợ chồng bạn đang cư trú.

>> Xem thêm: Thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn thực hiện như thế nào ?

5. Thủ tục ly hôn khi cuộc sống gia đình không hạnh phúc và quyền nuôi con ?

Xin chào luật LVN Group, tôi lấy chồng được 7 năm nhưng trong thời gian chung sống vợ chồng luôn mâu thuẫn và chiến tranh lạnh trong thời gian dài. Do vợ chồng tôi hiếm muộn nên giờ mới có một cháu gái một tuổi. Giờ tôi muốn nhờ Luật sư của LVN Group tư vấn cách viết đơn ly hôn mà không bị tòa án trả về. Và nếu ly hôn tôi có được quyền nuôi con không?
Mong Luật sư của LVN Group có thể trả lời cho tôi một cách sớm nhất. Xin cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn luật hôn nhân trực tuyến qua tổng đài:1900.0191

Trả lời:

Căn cứ Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:
“Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn
1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắcbệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ đượchành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”
Như vậy, theo quy định pháp luật trên thì bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn cho vợ chồng mình.
Trong trường hợp này, bạn sẽ có hai phương án để ly hôn.
Phương án 1: Ly hôn thuận tình:
Căn cứ Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

“Điều 55. Thuận tình ly hôn

Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.”
Như vậy, nếu hai vợ chồng bạn thường xuyên có mâu thuẫn xảy ra, không thể tiếp tục cuộc sống hôn nhân nữa thì hai vợ bạn có thể làm đơn xin ly hôn thuận tình gửi lên Tòa án để có thể được giải quyết ly hôn.
Phương án 2: Ly hôn đơn phương:
Căn cứ Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình quy định:

“Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên

1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.”
Như vậy, nếu vợ/chồng bạn không ký đơn ly hôn thì bạn phải chứng minh hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì Tòa án mới giải quyết ly hôn cho vợ chồng bạn được.
Căn cứ Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Như vậy, theo quy định pháp luật trên thì con cái vợ chồng bạn có quyền thỏa thuận ai là người nuôi, nếu không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ giải quyết theo quy định pháp luật trên.

>> Tham khảo bài viết liên quan:Vợ bỏ nhà đi chồng có quyền đơn phương ly hôn để giành quyền nuôi con không ?

6. Người chồng từng bị phạt tù về tội tàng trữ chất ma túy, con do ai nuôi?

Thưa Luật sư của LVN Group, con trai tôi bị phạt tù về tội tàng trữ chất ma túy với thời hạn tù là 27 tháng , do cải tạo tốt nên con tôi được ra tù sớm 3 tháng. Tháng 7 năm 2016 con dâu tôi có làm đơn xin ly hôn, hai vợ chồng con tôi có 1 con trai 4 tuổi, do không thỏa thuận được về việc nuôi con nên con dâu tôi vẫn chưa ký vào đơn ly hôn .

Nay, tôi muốn đòi quyền nuôi cháu vì xét thấy điều kiện kinh tế của gia đình con dâu tôi khó khăn, hoàn cảnh gia đình phức tạp . Tuy con trai tôi đi tù về nhưng hiện giờ cháu đã hoàn toàn hướng thiện, gia đình tôi có nhà và một số bất động sản tại Hà Nội , con tôi đang làm chủ 1 cửa hàng thời trang cao cấp , mặt khác gia đình tôi lại có truyền thống gia giáo nhiều đời.

Vậy thưa Luật sư của LVN Group với các điiều kiện như trên thì tôi có thể giành quyền nuôi cháu được không ?

Xin cảm ơn!

Người chồng từng bị phạt tù về tội tàng trữ chất ma túy thì có giành quyền nuôi con sau khi ly hôn được không ?

Luật sư tư vấn luật hôn nhân trực tuyến, gọi:1900.0191

Trả lời:

Căn cứ theo quy định tại Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định:

Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Xét dẫn chiếu ở trên vào trường hợp của chị, do cháu nội của chị đã được 4 tuổi (trên 36 tháng tuổi) và hai vợ chồng chưa thể thỏa thuận về việc nuôi con nên không có việc con được trực tiếp giao cho mẹ nuôi, lúc này quyền được nuôi con của cả vợ và chồng khi ly hôn là như nhau.

Theo thông tin chị cung cấp, con trai chị bị phạt tù với tội danh tàng trữ chất ma túy mà tội danh này không phải là tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm của con hay có lối sống đồi trụy theo quy định tại khoản 1 điều 85 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, nên không bị hạn chế quyền của cha đối với con chưa thành niên (dưới 18 tuổi)

Điều 85. Hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên

1. Cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp sau đây:

a) Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;

b) Phá tán tài sản của con;

c) Có lối sống đồi trụy;

d) Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Tóm lại, việc con trai chị bị kết án về tội danh tàng trữ chất ma túy thì vẫn hoàn toàn có quyền được nuôi con 4 tuổi khi hai vợ chồng ly hôn, vì khi con trên 36 tháng tuổi thì vợ chồng có quyền nuôi con là như nhau. Để giành được quyền nuôi con, con trai chị cần phải chứng minh được rằng mình có điều kiện thuận lợi cả về vật chất và điều kiện về tinh thần cho con hơn người mẹ. Khi đưa ra được căn cứ chứng minh thì Tòa án sẽ giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hôn nhân – Công ty luật LVN Group