Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục hỏi đáp pháp luật lao động của công ty Luật LVN Group.

Trả lời:

Cảm ơn Quý khách hàng đã tin tưởng và lựa chọn công ty Luật LVN Group. Về thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau:

1. Căn cứ pháp lý:

Bộ luật lao động 2012

Nghị định số 95/2013/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Luật bảo hiểm xã hội 2014

2. Nội dung phân tích:

Một trong những trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động quy định tại điều 47 Bộ luật lao động 2012 là trả lại sổ bảo hiểm cho người lao động. Cụ thể như sau :

“2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động”.

 Theo quy định tại khoản 5, điều 21, Luật bảo hiểm xã hội 2014  thì trách nhiệm của người sử dụng lao động được quy định: 

“5. Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.”

Với việc công ty không trả lại sổ bảo hiểm cho bạn trong trường hợp này, tức là công ty đã vi phạm pháp luật Bộ luật lao động 2012, Luật bảo hiểm xã hội 2014 công ty có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại điều 8 Nghị định 95/2013/NĐ-CP với mức phạt :

“1. Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo thời hạn quy định tại Khoản 2 Điều 47 của Bộ luật Lao động; không hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại những giấy tờ khác đã giữ của người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Khoản 3 Điều 47 của Bộ luật Lao động theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

b) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc trả đủ tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm cho người lao động cộng với khoản tiền tính theo lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm xử phạt của số tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm đối với hành vi không trả hoặc trả không đầy đủ tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm cho người lao động quy định tại Khoản 1 Điều này;

b) Buộc hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại những giấy tờ khác đã giữ cho người lao động đối với hành vi không hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại những giấy tờ khác đã giữ của người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều này.”

Nếu công ty cũ cố tình không trả số bảo hiểm cho bạn thì bạn có thể làm đơn khiếu nại đến cơ quan quản lý nhà nước về lao động hoặc thanh tra lao động. Bạn cũng có thể gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền Hòa giải viên lao động hoặc Tòa án để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.

Trên đây là phần tư vấn của chúng tôi. Mọi vướng mắc pháp lý hãy liên hệ: Luật sư tư vấn pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội1900.0191

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Lao động – Công ty luật LVN Group