Theo như sếp nói, bọn cháu xin nghỉ thì báo trước 10 ngày, nhưng vì lý do cháu không được đi làm nữa nên đã xin nghỉ và cháu đã tìm kế 1 người vào chỗ làm việc của cháu (ngoài ra còn đi làm thêm 2 buổi của tháng mới để dạy nghề cho người này giúp công ty), nhưng vì lý do nào đó người này không làm nữa( theo quy định trên miệng là thử việc 2 ngày) giờ sếp nói do cháu không làm đúng quy định nên không trả lương cho cháu. Bây giờ cháu có đòi lại được số tiền công 1 tháng không ạ, nếu đươc thì cháu phải làm như nào?
Xin hãy giúp cháu ạ, vì sinh viên tự nuôi bản thân nên cháu rất cần tiền này ạ.
Cháu xin cảm ơn ạ!
Trả lời
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số nội dung Bộ luật Lao động
Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
2. Luật sư tư vấn:
Nghị định 05/2015/NĐ-CP tại Điều 24 quy định về nguyên tắc trả lương cho người lao động như sau:
“1. Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn.
2.Trường hợp đặc biệt do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng thời hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động thì không được trả chậm quá 01 tháng. Việc người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động do trả lương chậm được quy định như sau:
a) Nếu thời gian trả lương chậm dưới 15 ngày thì không phải trả thêm;
b) Nếu thời gian trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì phải trả thêm một khoản tiền ít nhất bằng số tiền trả chậm nhân với lãi suất trần huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương. Khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không quy định trần lãi suất thì được tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng của ngân hàng thương mại, nơi doanh nghiệp, cơ quan mở tài khoản giao dịch thông báo tại thời điểm trả lương.”
Theo đó việc người sử dụng lao động không trả lương cho bạn theo đúng thỏa thuận là trái với quy định của pháp luật. Người sử dụng lao động sẽ phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình theo quy định sau:
Theo quy định tại Điều 13 Nghị định 88/2015/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 95/2013/NĐ-CP xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động, hành vi trả lương không đúng kì hạn sẽ bị xử phạt hành chính:
“3. Phạt tiền người sử dụng lao độngcó một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn; trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương đã gửi cho cơ quan quản lý nhànước về lao động cấp huyện; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ,tiền lương làm việc ban đêm, tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quyđịnh của pháp luật; khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng quy địnhcủa pháp luật; trả lương không đúng quy định cho người lao động khi tạm thờichuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động, trongthời gian tạm đình chỉ công việc, trong thời gian đìnhcông, những ngày người lao động chưa nghỉ hàng năm theo một trong các mức sauđây:a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồngvới vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
4. Phạt tiền người sử dụng lao độngtrả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quyđịnh theo các mức sau đây:
a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000đồng với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.“.
Để lấy được tiền lương bạn có thực hiện các thủ tục sau: Bạn có thể yêu cầu trực tiếp công ty trả lại số tiền lương mà họ đã nợ hoặc bạn có thể làm đơn gửi đến Phòng lao động thương binh và xã hội nơi công ty đặt trụ sở để họ cử hòa giải viên lao động giải quyết, trong ba ngày kể từ ngày nhận đơn họ sẽ thực hiện việc hòa giải. Sau đó, nếu không đồng ý với kết quả hòa giải thì bạn có thể khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp huyện, nơi công ty bạn có trụ sở chính để yêu cầu đòi lại tiền lương và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên nếu trong trường hợp bạn không kí hợp đồng lao động thì bạn cần phải có giấy tờ chứng minh mình đã làm việc cho người sử dụng, bạn có thể lập văn bản tường trình mình đã làm việc cho họ và xin xác nhận làm chứng của những người cùng làm với bạn ở đó.
Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận Tư vấn Pháp luật Dân sự – Công ty luật LVN Group