1. Làm thế nào để lấy lại tiền bị lừa đảo?

Thưa Luật sư của LVN Group, xin hỏi: em nghi ngờ đã bị lừa đảo, em nhận được cuộc gọi từ một người tự xưng là nhân viên tập đoàn huyndai thông báo là đã trúng giải ba chương trình bốc thăm may mắn, yêu cầu e phải làm hồ sơ trong đó có biên lai, yêu cầu em cung cấp thông tin cá nhân, sau đó ra thế giới di động gần nhất, mua mười mã thẻ cào mệnh giá 200000 đồng, sau đó lần lượt đọc đúng mã thẻ cào, tiếp tục yêu cầu em nộp phí 6,500,000 đồng, em rất nghi ngờ.

Làm thế nào để em trình báo công an về sự việc này để bắt kẻ lừa đảo, liệu thông tin em cung cấp có bị lợi dụng để làm việc trái pháp luật không và làm thế nào để lấy lại được số tiền mình đã mất ?

Em cảm ơn ạ.

– Vũ Thu Phương

Luật sư tư vấn:

Với nội dung: “Em nghi ngờ đã bị lừa đảo, em nhận được cuộc gọi từ một người tự xưng là nhân viên tập đoàn huyndai thông báo là đã trúng giải ba chương trình bốc thăm may mắn, yêu cầu e phải làm hồ sơ trong đó có biên lai, yêu cầu em cung cấp thông tin cá nhân, sau đó ra thế giới di động gần nhất, mua mười mã thẻ cào mệnh giá 200000 đồng, sau đó lần lượt đọc đúng mã thẻ cào, tiếp tục yêu cầu em nộp phí 6,500,000 đồng, em rất nghi ngờ”.

Thứ nhất, quyền tố giác tội phạm của công dân:

Theo như nội dung bạn nêu bạn hoàn toàn không có thông tin nào khác về người đó ngoài số điện thoại ra, không có tên tuổi, địa chỉ,…. nhưng bạn vẫn có quyền trình báo ra cơ quan công an nơi bạn đang thường trú nếu như bạn phát hiện mình bị lừa hoặc không thể liên lạc với phía bên kia khi mình bị mất tiền.

Khi trình báo cơ quan công an bạn cần nộp hồ sơ gồm:

+ Đơn tố giác tội phạm

+ Các chứng cứ về thực hiện hành vi phạm tội (biên lai chuyển khoản, tin nhắn điện thoại, ghi âm cuộc gọi …..)

Thứ hai, trách nhiệm tiếp nhận đơn tố giác của cơ quan có thẩm quyền

Khi nhận được đơn tố giác của bạn trong phạm vi thẩm quyền và trách nhiệm của mình cơ quan công an sẽ phải tiếp nhận (Điều 145 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015):

1. Mọi tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố phải được tiếp nhận đầy đủ, giải quyết kịp thời. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận không được từ chối tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

2. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm:

a) Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;

b) Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.

3. Thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố:

a) Cơ quan điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo thẩm quyền điều tra của mình;

b) Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền điều tra của mình;

Thứ ba, Thời hạn giải quyết tố giác tội phạm ( Điều 147 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015)

1. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải kiểm tra, xác minh và ra một trong các quyết định:

a) Quyết định khởi tố vụ án hình sự;

b) Quyết định không khởi tố vụ án hình sự;

c) Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

2. Trường hợp vụ việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình

Nếu như người thực hiện hành vi đủ dấu hiệu phạm tội thì cơ quan điều tra sẽ ra quyết định khởi tố vụ án hình sự và người đó sẽ bị điều tra và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản ( Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015)

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

2. Xử lý khi bị lừa qua mạng?

Thưa Luật sư! Tôi có mua hàng ở một trang mạng với số tiền là 651.000, vào ngày 17/3/2020. Sau đó tôi trả lại hai bộ đồ vì cái áo quá nhỏ so với quần, không thể mặc được. Dù quy định cty là cho đổi trả trong vòng 7 ngày nhưng tôi mang hàng tới trả thì không nhận được tiền.
Gọi điện cho bên chăm sóc khách hàng thì được biết họ có quy định là khi bất cứ ai mua hàng online thì tài khoản được tạo trên đó dùng để mua và giữ lại số tiền trên mạng nếu có trả hàng, tức là bắt buộc phải mua hàng của họ và không thể nhận lai tiền. Quy định này tôi không đọc thấy khi mua hàng, nó không có trong lưu ý mua hàng. Theo tôi thì đây là hình thức cướp tiền trắng trợn. Vì nếu không muốn mua hàng nữa tôi sẽ mất tiền.
Thực chất tôi nhìn thấy đẹp và mua ngay nhưng chất lượng tệ lắm so với hình. Nên tôi quyết định trả lại thứ không xài được. Chứ đúng ra tôi nên trả lại hết vì hàng không đúng trị giá số tiền tôi bỏ ra. Họ bảo tôi chờ ba ngay để báo lại cấp trên cho hướng xử lý. Xin hỏi, nếu họ không trả lại tiền cho tôi thì tôi nên làm gì?
Xin chân thành cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn luật dân sự trực tuyến, gọi:1900.0191

Trả lời:

Điều 25 Luật bảo vệ người tiêu dùng 2010 quy định:

Điều 25. Yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

1. Trường hợp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích của nhiều người tiêu dùng, lợi ích công cộng thì người tiêu dùng, tổ chức xã hội có quyền yêu cầu trực tiếp hoặc bằng văn bản đến cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cấp huyện nơi thực hiện giao dịch giải quyết.

2. Người tiêu dùng, tổ chức xã hội có nghĩa vụ cung cấp thông tin, bằng chứng có liên quan đến hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

Theo đó, bạn có quyền yêu cầu trực tiếp hoặc bằng văn bản đến cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cấp huyện nơi thực hiện giao dịch giải quyết. Trong trường hợp của bạn, vì tài sản có giá trị không lớn nên công ty đó có thể bị xử phạt hành chính theo khoản 1 điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống, chống bạo lực gia đình:

Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Trộm cắp tài sản;

b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác;

c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác;

d) Sử dụng trái phép tài sản của người khác.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm a, b, c Khoản 1; Điểm c, đ, e Khoản 2 Điều này.

3. Giải quyết thủ tục khởi kiện khi bị lừa khi mua hàng qua mạng?

Thưa Luật sư của LVN Group, em tên N. Hồi thứ 4 ngày 27-8-2020 em có đặt hàng 1 cái phụ kiện dành cho máy tính bảng. Em nói rõ ràng với người bán là: “Lấy cho em cái phụ kiện dành cho máy tính bảng”; người bán: “ok em”. Đến hôm nay em nhận và trả tiền. Sau khi em mở hàng ra thì cái mẫu hàng đó nó dành cho điện thoại chứ không đủ kích cỡ cho máy tính bảng. Hàng là 290.000đ.
Bây giờ em lên hỏi lại thì người bán lại chặn facebook, gọi cũng không trả lời gì cả?
Mong Luật sư của LVN Group giúp đỡ. Em xin cảm ơn!

>>Luật sư tư vấn luật dân sự trực tuyến, gọi:1900.0191

Trả lời:

Bạn bị lừa đảo chiếm đoạt với số tiền dưới 2 triệu đồng thì chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Vì vậy, bạn có quyền yêu cầu đòi lại tài sản dựa theo các quy định của bộ luật dân sự như sau:

Theo Điều 164 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

Điều 164. Biện pháp bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản

1. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền tự bảo vệ, ngăn chặn bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm quyền của mình bằng những biện pháp không trái với quy định của pháp luật.

2. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.”.

Quyền đòi lại tài sản tại Điều 166 Bộ luật dân sự 2015

“Điều 166. Quyền đòi lại tài sản

1. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.

2. Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ sự chiếm hữu của chủ thể đang có quyền khác đối với tài sản đó.”.

Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại tại Điều 170 Bộ luật dân sự 2015.

“Điều 170. Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại

Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản bồi thường thiệt hại.”.

Bạn có quyền khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình tại Điều 186 Bộ luật tố tụng dân sự 2015:

“Điều 186. Quyền khởi kiện vụ án

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình”.

Theo Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự quy định:

“Điều 189. Hình thức, nội dung đơn khởi kiện

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện phải làm đơn khởi kiện.

2. Việc làm đơn khởi kiện của cá nhân được thực hiện như sau:

a) Cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự thì có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ nơi cư trú của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú của cá nhân đó; ở phần cuối đơn, cá nhân đó phải ký tên hoặc điểm chỉ;

b) Cá nhân là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp của họ có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ nơi cư trú của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú của người đại diện hợp pháp của cá nhân đó; ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp đó phải ký tên hoặc điểm chỉ;

c) Cá nhân thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này là người không biết chữ, người khuyết tật nhìn, người không thể tự mình làm đơn khởi kiện, người không thể tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì có thể nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện và phải có người có đủ năng lực tố tụng dân sự làm chứng. Người làm chứng phải ký xác nhận vào đơn khởi kiện.

3. Cơ quan, tổ chức là người khởi kiện thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ của người khởi kiện phải ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức và họ, tên, chức vụ của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó; ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức phải ký tên và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó; trường hợp tổ chức khởi kiện là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu theo quy định của Luật doanh nghiệp.

4. Đơn khởi kiện phải có các nội dung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;

b) Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;

c) Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).

Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó;

d) Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có);

đ) Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện;

e) Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).

Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

g) Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm;những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

h) Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);

i) Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.

5. Kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì họ phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Người khởi kiện bổ sung hoặc giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ khác theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án”.

Theo Điều 190 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định: Gửi đơn khởi kiện đến Tòa án

“Điều 190. Gửi đơn khởi kiện đến Tòa án

1. Người khởi kiện gửi đơn khởi kiện kèm theo tài liệu, chứng cứ mà mình hiện có đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng các phương thức sau đây:

a) Nộp trực tiếp tại Tòa án;

b) Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;

c) Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

2. Ngày khởi kiện là ngày đương sự nộp đơn khởi kiện tại Tòa án hoặc ngày được ghi trên dấu của tổ chức dịch vụ bưu chính nơi gửi.

Trường hợp không xác định được ngày, tháng, năm theo dấu bưu chính nơi gửi thì ngày khởi kiện là ngày đương sự gửi đơn tại tổ chức dịch vụ bưu chính. Đương sự phải chứng minh ngày mình gửi đơn tại tổ chức dịch vụ bưu chính; trường hợp đương sự không chứng minh được thì ngày khởi kiện là ngày Tòa án nhận được đơn khởi kiện do tổ chức dịch vụ bưu chính chuyển đến.

3. Trường hợp người khởi kiện gửi đơn khởi kiện bằng phương thức gửi trực tuyến thì ngày khởi kiện là ngày gửi đơn.

4. Trường hợp chuyển vụ án cho Tòa án khác theo quy định tại Điều 41 của Bộ luật này thì ngày khởi kiện là ngày gửi đơn khởi kiện đến Tòa án đã thụ lý nhưng không đúng thẩm quyền và được xác định theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

5. Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành Điều này”

4. Tư vấn về thủ tục khởi kiện lừa tiền và hậu quả?

Kính chào Luật sư của LVN Group! tôi có vấn đề muốn nhờ Luật sư của LVN Group giải đáp giúp. Cha tôi là nông dân bị em Út nó lừa chuyển tên qua vợ chồng nó. Nó đem bán nhà (có công chứng chưa chuyển tên) để lấy tiền hùn vốn làm ăn gì đó và bị thua lỗ.

Đến nay nó đã bỏ trốn để lại số nợ hơn 700 triệu. Phiá bên mua do chưa chuyển tên được họ cho chuộc lại. Cha tôi nhờ một nguời khác mua lại với giá cao hơn và đã chuyển tên đuợc qua nguời mới rồi (Do em nó đã ủy quyền lại cho cha tôi, cha tôi đứng ra bán). Xin Luật sư của LVN Group cho hỏi:

1. Cha tôi làm như vậy có vi phạm pháp luật không ?

2. Nếu họ kiện,em tôi bị bắt thì nhà đã bán có vào diện kê biên để thi hành án không? Cha tôi có phải liên đới trả nợ cho em tôi không ?

Cảm ơn Luật sư của LVN Group rất nhiều!

Người gửi: H

Trả lời:

Thứ nhất, trường hợp nếu gia đình bạn chứng minh được cha bạn ký vào hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, sang tên sổ đỏ cho người em đó là do bị người đó lừa thì hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất sẽ vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa theo quy định tại Điều 127 Bộ luật Dân sự 2015, sau khi có quyết định tuyên hợp đồng vô hiệu của tòa án thì cha bạn vẩn là người có quyền sử dụng và có toàn quyền quyết định đối với mảnh đất đó theo quy định của pháp luật:

“Điều 127. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép

Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.

Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.

Đe dọa, cưỡng ép trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích của mình.”

Trường hợp, hợp đồng chuyển nhượng trên được pháp luật thừa nhận thì việc cha bạn bán nhà theo ủy quyền (có hợp đồng ủy quyền được quy định tại Mục 12 Bộ luật dân sự 2015) vẫn đúng với quy định của pháp luật.

Thứ hai, theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư liên tịch 14/2010/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC thì:

“Kể từ thời điểm có bản án, quyết định sơ thẩm mà người phải thi hành án bán, chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, bảo lãnh, cầm cố tài sản của mình cho người khác, không thừa nhận tài sản là của mình mà không sử dụng khoản tiền thu được để thi hành án thì tài sản đó vẫn bị kê biên để thi hành án, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Nếu có tranh chấp thì Chấp hành viên hướng dẫn đương sự thực hiện việc khởi kiện tại Toà án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Hết thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được thông báo mà không có người khởi kiện thì cơ quan thi hành án xử lý tài sản để thi hành án.

Kể từ thời điểm có bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật hoặc trong trường hợp đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp khẩn cấp tạm thời, biện pháp bảo đảm thi hành án, biện pháp cưỡng chế thi hành án mà tài sản bị bán, chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, bảo lãnh, cầm cố cho người khác, người phải thi hành án không thừa nhận tài sản là của mình thì bị kê biên, xử lý để thi hành án.”

Và theo quy định tại Đều 12 Luật nhà ở số 65/2014/QH13 của Quốc hội thì:

“1. Trường hợp mua bán nhà ở mà không thuộc diện quy định tại khoản 3 Điều này và trường hợp thuê mua nhà ở thì thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở là kể từ thời điểm bên mua, bên thuê mua đã thanh toán đủ tiền mua, tiền thuê mua và đã nhận bàn giao nhà ở, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp góp vốn, tặng cho, đổi nhà ở thì thời điểm chuyển quyền sở hữu là kể từ thời điểm bên nhận góp vốn, bên nhận tặng cho, bên nhận đổi nhận bàn giao nhà ở từ bên góp vốn, bên tặng cho, bên đổi nhà ở.

3. Trường hợp mua bán nhà ở giữa chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở với người mua thì thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở là kể từ thời điểm bên mua nhận bàn giao nhà ở hoặc kể từ thời điểm bên mua thanh toán đủ tiền mua nhà ở cho chủ đầu tư. Đối với nhà ở thương mại mua của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thì thời điểm chuyển quyền sở hữu được thực hiện theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản.

4. Trường hợp thừa kế nhà ở thì thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở được thực hiện theo quy định của pháp luật về thừa kế.

5. Các giao dịch về nhà ở quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này phải tuân thủ các điều kiện về giao dịch nhà ở và hợp đồng phải có hiệu lực theo quy định của Luật này.”

Đối chiếu với quy định nêu trên, nếu nhà đã được bán và hợp đồng mua bán nhà ở đã trước khi có bản án sơ thẩm (trường hợp bị kiện) thì không có căn cứ để cơ quan thi hành án dân sự kê biên để thi hành án, vì hợp đồng mua bán nhà ở đã hoàn thành, quyền sở hữu nhà ở đã được chuyển cho bên mua trước khi có nghĩa vụ thi hành án.

Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách hoặc tổng đài tư vấn trực tuyến 1900.0191. Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng!

Bộ phận tư vấn luật hình sự – Công ty luật LVN Group