Mỗi lần muốn nghỉ tăng ca thì phải báo cáo xin phép tổ trường , nên ai cũng ngại lên gắng cố. Mà hầu như tuần nào bọn em cũng phải tăng ca ngoại trừ những hôm trời mưa có nguy cơ mất an toàn lao động lên mới được về đúng giờ. Công việc của bọn em chủ yếu là hàn cắt sửa chữa cơ khí ngoài công trường, trên cao. Giờ làm việc trên giấy tờ là 7h sáng có mặt tại Tổ 7h30 ban giao công việc để đi làm, đến 11h30 đi ăn cơm và được nghỉ chưa đến 13h là phải đi làm. Tối về lúc 17h nhưng thực chất không ngày nào được về đúng 17h cả mà lúc nào cũng phải tăng ca thêm 2 tiếng hoặc 2 tiếng rưỡi nữa mỗi ngày trừ những hôm trời mưa gió mất an toàn lao động mới được về đúng giờ. Cứ như thế bon em làm việc quần quật từ 7h sáng đến 19h hoặc 19h30′. Ngay cả chủ nhật cũng bị gọi đi làm thêm. Khi làm thêm 2 tiếng đến 2 tiếng rưỡi đó công ty có cho ăn thêm bữa cơm đạm bạc. Nhưng nói thật chẳng ai muốn ăn cả chỉ muốn về đến nhà ăn cơm với gia đình rồi nghỉ ngơi thôi a`. Vậy em xin hỏi công ty luật LVN Group, công ty cổ phần thép òa Phát tịa Kinh Môn bắt tăng ca làm việc liên tục như vậy và hầu hết các ngày trong tuần trừ những hôm mưa gió mới được về sớm. Tức từ 7h đến 19h hoặc 19h30. Vậy công ty làm thế là đúng hay sai?  

Em xin cảm ơn ạ!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật lao độngcủa Công ty Luật LVN Group

Luật sư tư vấn luật lao động trực tuyến, gọi:1900.0191

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Cơ sở pháp lý:

Bộ luật Lao động năm 2012

Nghị định 45/2013/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động

Nội dung tư vấn:

Bộ luật Lao động năm 2012 quy định:

Điều 106. Làm thêm giờ

“1. Làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường được quy định trong pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc theo nội quy lao động.

2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Được sự đồng ý của người lao động;

b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 30 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 01 năm;

c) Sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động được nghỉ bù cho số thời gian đã không được nghỉ.”

Điều 4 Nghị định 45/2013/NĐ-CP:

Điều 4. Làm thêm giờ 

1. Số giờ làm thêm trong ngày được quy định như sau: 

a) Không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; khi áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; 

b) Không quá 12 giờ trong 01 ngày khi làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ hằng tuần. 

2. Việc tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm được quy định như sau: 

a) Các trường hợp sau đây được tổ chức làm thêm: 

– Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm là hàng dệt, may, da, giày, chế biến nông, lâm, thủy sản; 

– Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước; 

– Các trường hợp khác phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn. 

b) Khi tổ chức làm thêm giờ, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quản lý nhà nước về lao động tại địa phương. 

3. Thời gian nghỉ bù theo Điểm c Khoản 2 Điều 106 của Bộ luật lao động được quy định như sau: 

a) Sau mỗi đợt làm thêm tối đa 07 ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động nghỉ bù số thời gian đã không được nghỉ; 

b) Trường hợp không bố trí nghỉ bù đủ số thời gian thì phải trả lương làm thêm giờ theo quy định tại Điều 97 của Bộ luật lao động.”

Theo thông tin bạn cung cấp, việc tăng ca không có sự đồng ý của người lao động, ngoài ra, mỗi ngày bạn tăng ca từ 2h đến 2h30p, những ngày chủ nhật cũng đi làm thêm. Như vậy, có thể số giờ làm thêm của bạn trong một tháng quá 30 giờ. Đồng thời công ty không bố trí để người lao động nghỉ bù. 

Từ thông tin bạn cung cấp, và theo quy định của pháp luật, thì hành vi tăng ca của công ty là sai quy định của pháp luật.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật lao động bảo hiểm qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.                                  

Bộ phận Luật sư lao động.