2/ Chấm công thêm giờ: Đối với lịch trực đã duyệt. NSDLĐ yêu cầu NĐL làm thêm giờ theo lịch làm thêm giờ đã được lập nhưng lãnh đạo chưa duyệt (ngày tăng cường không có trong lịch đã duyệt và giờ tăng cường đúng là không quá 48h/tuần). Như vậy, theo tôi thì giờ làm thêm quy định vậy đúng không và đối với nhân viên trực ca thì có quy định nào chấm thêm giờ vào ngày thường 150% và ngày nghỉ là 200% không?

Vài vấn đề còn vướng mắc mong được giải đáp. Xin cảm ơn!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mụctư vấn luật lao động của công ty Luật LVN Group. 

>> Luật sư tư vấn lao động trực tuyến, Gọi: 1900.0191

 

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý

Bộ luật lao động năm 2012

2. Nội dung giải đáp

1. Quy định về thời gian làm việc nghỉ ngơi là ràng buộc đối với những người lao động và người sử dụng lao động không chỉ ràng buộc riêng đối với người sử dụng lao động. Về thời gian được nghỉ trong giờ làm việc theo quy định tại Điều 108 Bộ luật lao động năm 2012 như sau:

“Điều 108. Nghỉ trong giờ làm việc

1. Người lao động làm việc liên tục 08 giờ hoặc 06 giờ theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật này được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút, tính vào thời giờ làm việc.

2. Trường hợp làm việc ban đêm, thì người lao động được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút, tính vào thời giờ làm việc.

3. Ngoài thời gian nghỉ giữa giờ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người sử dụng lao động quy định thời điểm các đợt nghỉ ngắn và ghi vào nội quy lao động.

Vây, từ quy định trên cho thấy để được nghỉ trong giờ làm việc thì người lao động phải làm việc liên tục từ 8 giờ hoặc 6 giờ thì mới được người lao động cho nghỉ 30 phút. Để được nghỉ hàng năm là 12 ngày. Vậy, quy định về thời gian nghỉ ngơi trong giờ làm việc không chỉ ràng buộc đối với NSDLĐ mà còn ràng buộcđối với NLĐ.

– Trường hợp 02 NLĐ thõa thuận đổi ca trực và có đơn xin hoán đổi ca thì có thể được duyệt cho phép đổi. Việc đổi ca không quy định cụ thể trong Bộ luật lao động nhưng có thể được quy định trong quy chế làm việc của công ty, quy chế không quy định thì NSDLĐ có thể xem xét và cho phép đổi ca.

2. Theo quy định tại điều 106 Bộ luật lao động thì thời gian làm thêm giờ quy định như sau:

“Điều 106. Làm thêm giờ

1. Làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường được quy định trong pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc theo nội quy lao động.

2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Được sự đồng ý của người lao động;

b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 30 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 01 năm;

c) Sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động được nghỉ bù cho số thời gian đã không được nghỉ.”

Vậy, giờ tăng cường theo quy định của công ty là 48 giờ/tuần và tính theo ngày là mỗi ngày làm thêm 8 tiếng và tổng số giờ làm việc trên một này là 16 tiếng; quy định này của công ty là trái với pháp luật. Theo quy định của pháp luật thì làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày.

Việc hưởng lương làm thêm giờ quy định tại Điều 97 Bộ luật lao động năm 2012:

Điều 97. Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm

1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm như sau:

a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;

b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;

c) Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

2. Người lao động làm việc vào ban đêm, thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường.

3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày.”

Vây, cứ làm việc ngoài giờ làm việc bình thường dù làm việc theo ca thì nếu làm việc vào ngày thường mỗi giờ người lao động được hưởng 150% tiền lương so với giờ làm việc bình thường, ngày nghỉ hàng tuần ít nhất mỗi giờ được hưởng 200% tiền lương so với giờ làm việc bình thường.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua Tư vấn pháp luật miễn phí qua Email  để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.    

Bộ phận Tư vấn Pháp luật lao động – Công ty luật LVN Group