Tuy nhiên do hoàn cảnh cá nhân nên tôi không bàn giao được trọn vẹn 45 ngày, tôi chỉ bàn giao được từ ngày 7/5 đến 12/5 và nghỉ phép ( có giấy phép và được đồng ý) đến ngày 21/05. Ngày 22/05 là tôi tới công ty để làm việc bình thường và lại tiếp tục viết thêm 1 giấy phép nghỉ từ 24/05 đển hết ngày 02/06 với lý do cá nhân (phải tham dự thi tuyển để xuất khẩu lao động) nhưng giấy phép này ko được chấp nhận, ngày hôm sau trưởng phòng nhân sự liên lạc với tôi nói là: “nếu em bận nhiều ngày vậy thì em ko phải đến công ty nữa số ngày còn lại em chưa bàn giao thì quy ra tiền (nhân) với lương cơ bản , em hoàn lại bằng tiền mặt thay vì em đến làm, và em sẽ được hưởng đầy đủ quyền lợi của 1 người lao động” và tôi cũng đồng ý với câu nói này. Trưởng phòng nhân sự nói như vậy nhưng khi đưa ra quyết định nghỉ việc của tôi với nội dung là * Vi Phạm Hợp Đồng* với 4 chữ này thì tôi ko được hưởng tiền bảo hiểm thất nghiệp và coi như không được hưởng đầy đủ quyền lợi của người lao động. Tôi có liên lạc qua điện thoại nói chuyện với anh trưởng phòng là: ” Hãy xin ký lại giấy quyết định cho Thắng với nội dung là Chấm dứt Hợp đồng để em được hưởng đầy đủ quyền lợi và có bảo hiểm Thất nghiệp”. Tuy nhiên lần này thì giám đốc bộ phận nhân sự lại không ký lại quyết định với 2 lý do

1) Không ký lại văn bản lần 2

2) Tại tôi nói nếu không ký lại quyết định thì sẽ không bồi hoàn số tiền bàn giao ngày công đó

Cho đến bây giờ sổ bảo hiểm của tôi họ vẫn đang giữ tôi nhờ người lấy họ không trả và họ nói là tôi phải mang tiền đến bồi hoàn thì mới nhận được sổ, nhưng quyết định thì họ vẫn ko ký lại. Vậy ở tình huống này thì tôi nên làm thế nào ? Nếu tôi không bồi hoàn số tiền đó thì họ có quyền giữ sổ trong thời hạn bao lâu  ? Làm thế nào để tôi lấy được số bảo hiểm thuận lợi ?

Xin chân thành cảm ơn!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật lao động của Công ty Luật LVN Group.

>>Luật sư tư vấn luật lao động trực tuyến, gọi:1900.0191

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Căn cứ pháp lý:

Luật việc làm 2013

Bộ luật lao động 2012

Nội dung phân tích:

Theo quy định tại điều 49 luật việc làm 2013 điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ điều kiện:

“Điều 49. Điều kiện hưởng

Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:

a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;

b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;

3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này

4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:

a) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;

b) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;

c) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

d) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;

đ) Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;

e) Chết”.

Theo như thông tin bạn cung cấp thì việc nghỉ việc của bạn đã được thỏa thuận với công ty đã được đồng ý, việc công ty ghi là “Vi phạm hợp đồng” ở đây chúng tôi hiểu là vi phạm thời hạn báo trước khi chấm dứt hợp đồng vì bạn đã không bàn giao công việc đủ 45 ngày. Bạn cũng cung cấp rằng việc bạn xin nghỉ trong thời gian 45 ngày hoàn toàn cũng được sự chấp nhận của đại diện công ty và có sự thỏa thuận rằng bạn sẽ đưa tiền bồi thường cho công ty bù cho khoảng thời gian này nên việc nghỉ của bạn không nằm trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng và chấm dứt hợp đồng trái pháp luật nên vẫn được hưởng tiền bảo hiểm thất nghiệp bình thường theo quy định của pháp luật.

Điều 47 Bộ luật lao động năm 2012 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động như sau:

“1. Ít nhất 15 ngày trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.

2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.”

Như vậy, khi đã chấm dứt hợp đồng lao động, công ty có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội cho bạn. Trong trường hợp công ty không trả lại sổ bảo hiểm cho bạn trong vòng 7 ngày làm việc kể từ khi chấm dứt hợp đồng lao động, bạn có thể làm đơn kiến nghị đến Hòa giải viên lao động cấp quận, huyện nơi công ty đóng trụ sở để yêu cầu được hòa giải hoặc làm đơn khởi kiện đến tòa án nhân dân cấp huyện để được thụ lý giải quyết.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật lao động bảo hiểm qua Emailđể nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.                                  

Bộ phận Luật sư lao động