Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục hỏi đáp lao động của công ty Luật LVN Group.

>> Luật sư tư vấn lao động gọi:1900.0191

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty Luật LVN Group. Về thắc mắc của bạn, chúng tôi xin phép được giải đáp như sau:

1. Căn cứ pháp lý:

Bộ luật lao động 2012 

Bộ luật Hình sự năm 1999

Nghị định 95/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 

2. Nội dung phân tích:

Bộ luật lao động 2012 quy định về nguyên tắc trả lương như sau: 

“Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn. Trường hợp đặc biệt không thể trả lương đúng thời hạn thì không được chậm quá 01 tháng và người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương.”

Công ty không trả lương cho bạn tức là công ty đã vi phạm quy định về tiền lương theo Bộ luật lao động 2012 và Nghị định 95/2013/NĐ-CP. Với hành vi này công ty sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức xử phạt quy định tại điều 13, khoản 3, Nghị định 95/2013/NĐ-CP như sau :

“3. Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn theo quy định tại Điều 96 của Bộ luật Lao động; trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương đã gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện; trả lương làm thêm giờ, làm việc ban đêm cho người lao động thấp hơn mức quy định tại Điều 97 của Bộ luật Lao động; khấu trừ tiền lương của người lao động trái quy định tại Điều 101 của Bộ luật Lao động; trả không đủ tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định tại Điều 98 của Bộ luật Lao động theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.”

Về việc bạn lấy tài sản là 3 triệu đồng của công ty là vi phạm pháp luật. Tùy theo dấu hiệu hành vi của bạn mà bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một trong các tội xâm phạm sở hữu. Trong trường hợp này để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho mình, bạn có thể làm đơn tố cáo gửi đến cơ quan quản lý nhà nước về lao động hoặc thanh tra lao động để yêu cầu giải quyết việc công ty không trả lương cho mình. Nếu sau khi họ giải quyết mà bạn vẫn thấy chưa thỏa đáng thì bạn có thể gửi đơn đến tòa án và tiến hành khởi kiện theo thủ tục tố tụng dân sự.

Trên đây là phần tư vấn của chúng tôi. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty chúng tôi. 

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật lao động  – Công ty luật LVN Group