1. Lỡ tay gây chết người phạm tội gì ?
>> Luật sư tư vấn luật hình sự về hình phạt khi làm chết người, gọi:1900.0191
Trả lời:
Bộ luật hình sự năm 2015, Luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về tội giết người do vượt quá phòng vệ chính đáng như sau:
Điều 126. Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội
1. Người nào giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội đối với 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.
Điều 22. Phòng vệ chính đáng
1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.
2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.
Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này.
Hiện nay, xuất phát từ mục đích khuyến khích các tầng lớp nhân dân tham gia vào các hoạt động phòng chống tội phạm, hạn chế thiệt hại mà tội phạm gây ra pháp luật hình sự đã quy định về chế định phòng vệ chính đáng. Theo đó, một người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách “cần thiết” người đang có hành vi tấn công hiện hữu xâm phạm các lợi ích nói trên mặc dù gây thiệt hại cho người có hành vi tấn công, thì hành vi này được coi là phòng vệ chính đáng và người phòng vệ không bị coi là tội phạm. Việc phòng vệ chính đáng nói trên phải đảm bảo các điều kiện sau:
– Thứ nhất, hành vi tấn công của người có hành vi vi phạm phải là đang hiện hữu xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của công dân.
– Thứ hai, người phòng vệ có sự chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi tấn công ngay cả những trường hợp có biện pháp khác tránh được sự tấn công (sự chống trả này phải phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi tấn công đặt trong hoàn cảnh cụ thể và để đánh giá được hành vi phòng vệ là cần thiết, phù hợp là tương đối phức tạp cà cần phải dựa vào một số căn cứ sau: tính chất của quan hệ xã hội bị xâm hại, mức độ thiệt hại bị đe dọa gây ra, sức mạnh và sức mãnh liệt của hành vi tấn công, tính chất và mức độ nguy hiểm của phương pháp và phương tiện hay công cụ mà người tấn công sử dụng…).
Nếu hành vi chống trả của người phòng vệ rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại thì đó là vượt quá phòng vệ chính đáng và người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự và các hành vi tương ứng như: giết người do vượt quá phòng vệ chính đáng, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá phòng vệ chính đáng.
Theo đó, nạn nhân đã mang theo thanh sắt và dao đến nhà anh trai bạn trong tình trạng say xỉn và nửa đêm khuya khoắt, vắng vẻ người. Mức độ nguy hiểm của hành vi đó là rất cao, việc gây ra cái chết cho nạn nhân là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng của anh trai bạn. Vì anh trai bạn cũng chỉ muốn bảo vệ gia đình và bản thân trước sự đe dọa, uy hiếp của anh kia. Vì vậy, trong trường hợp này, anh bạn sẽ bị truy cứu TNHS theo Điều 126 BLHS. Theo đó, tùy theo căn cứ và các tình tiết anh bạn đưa ra, cộng với việc tự giác đi đầu thú thì mức phạt của anh bạn có thể được giảm và trong khung theo Điều 96 là bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Đi xe chạy quá tốc độ gây chết người có bị đi tù ?
Luật sư trả lời
Khoản 1 Điều 260 Bộ luật hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 72 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật hình sự 2017 như sau:
1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
Với trường hợp của bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm a khoản 1 Điều này. Việc phía cơ quan công an trả lời rằng dù có thỏa thuận về mức bồi thường với gia đình nạn nhân thì bạn vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự là có căn cứ. Bởi lẽ, đây không phải là điều khoản khởi tố theo yêu cầu của người bị hại. Khi cơ quan có thẩm quyền xét thấy có dấu hiệu của tội phạm thì vẫn tiến hành khởi tố (kể cả khi các bên có thỏa thuận về mức bồi thường và phía người nhà nạn nhân không làm đơn yêu cầu truy cứu trách nhiệm hình sự).
Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại như sau:
1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.
2. Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.
3. Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.
3. Vô tình gây chết người xử lý như thế nào ?
Luật sư phân tích:
Lúc này trường đang trong giờ nghỉ trưa. Nếu lỗi hoàn toàn từ phía cháu là trốn đi khi không được sự cho phép của các cô thì nhà trường không có lỗi. Còn nếu nhà trường biết các cháu chưa đủ tuổi đủ năng lực hành vi dân sự mà vẫn không quản lý các cháu, để các cháu chơi ở khu vực nguy hiểm thì nhà trường phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho cái chết của cháu.
Thưa Luật sư của LVN Group, xin hỏi: Anh trai em và gia đình hàng xóm có xảy ra mâu thuẫn. Khi thấy to tiếng em từ trong nhà ra thì đã thấy anh trai em cầm 1 cái kéo y tế, 3 bố con nhà kia người cầm quốc, người cầm dao quặp, người cầm xẻng (nhà này đang xây nhà). 2 bên ném gạch lẫn nhau, sau đó 3 người kia đuổi theo anh trai em khoảng 200m thì mọi người ngăn cản nên dừng lại và ai về nhà nấy. Nhưng bà mẹ bên nhà kia vân tiếp tục chửi bới khiến anh trai em tức giận và chay sang sân nhà kia để cãi nhau, bà mẹ kia hô to:” ra đánh chết nó đi”. Thế là 3 bố con nhà kia chạy ra lại cầm dao và quốc đuổi anh trai em, anh trai em cũng chạy về vớ được con dao ở cổng. 2 bên xô sát nhưng không ai đánh trúng vào bên đối phương. Đến lúc 1 người nhà kia và anh trai em bị trượt chân ở đống cát bên lề đường thì người cầm quốc đã bổ anh trai em vào đầu ngất tại chỗ. Anh trai em bị chấn thương sọ não và đang cấp cứu tại bệnh viện. Người cầm quốc đánh anh trai em thì bị xước ở tay và gãy xương ngón tay trỏ tay trái Vậy theo luật thì anh trai em bị tội gì và 3 ng kia bị xử như thế nào ạ ?
Lúc này cả anh bạn và 3 người kia đều sử dụng vũ khí và cố ý gây thương tích cho nhau nên có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự:
Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên;
b) Dùng a-xít sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;
c) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
d) Phạm tội 02 lần trở lên;
đ) Phạm tội đối với 02 người trở lên;
e) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
g) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng mình, thầy giáo, cô giáo của mình;
h) Có tổ chức;
i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
k) Phạm tội trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
l) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe do được thuê;
m) Có tính chất côn đồ;
n) Tái phạm nguy hiểm;
o) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
2 người không bị thương tích thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính vì hành vi đánh nhau.
Thưa Luật sư của LVN Group, xin hỏi: Nạn nhân đi xe máy bị té xuống đường .bất ngờ xe ôtô du lich chạy tới đúng làm nạn nhân chết trên đường cấp cứu.nạn nhân con 2 con nhỏ, trong trường hợp này phải xử lý thế nào cho hợp lý ?
=> Trường hợp này nếu xe ô tô đi đúng tố độ, đúng làn, có quan sát khi đi đường,… không vi phạm quy tắc giao thông thì việc người đi xe máy đột ngột ngã xuống đường và xe ô tô đi vào làm người này tử vong thì rủi ro người này phải chịu.
Nếu người này đã ngã trên đường từ trước và xe ô tô phóng nhanh quá tốc độ, lao tới, không quan sát thì người điều khiển xe ô tô có trach nhiệm bồi thường thiệt hại vì xâm phạm đến tính mạng người này và bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Thưa Luật sư của LVN Group, xin hỏi: Tôi có một người bác đi xe đạp chở theo cháu gái ba tuổi đi từ trên dốc xuống (đi đúng phần đường) thì bị một thanh niên chạy từ trong quán karaôkê ra đường và va vào bác tôi làm bác bị ngã xe đạp, bác bị chấn thương sọ não đi viên và chết Hỏi người thanh niên đó bị tội gì. Công an đên lam việc bao với gia đình là nguòi thanh niên đó bị tội cản trở giao thông gây chết người. Vậy có đúng không?
Điều 260 Bộ luật hình sự quy định:
Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
Thì nếu người nay vi phạm luật giao thông thì người này phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.
4. Tội danh đối với hành vi đâm chết người là gì ?
Không thuyết phục được B từ bỏ quan hệ với C nên A bất ngờ đã dùng dao đâm bừa nhiều nhát vào người B rồi bỏ chạy. Câu hỏi:
1. Giả định các nhát dao do A đâm đã trúng vào các vị trí hiểm yếu trên cơ thể của B nên B đã chết thì tội danh của A là gì?
2. Giả sử, sau khi B chết, A đã lục túi lấy tiền và điện thoại di động của B, số tài sản trị giá 3 triệu đồng thì tội danh đối với hành vi phạm tội của A có thay đổi không? Tại sao?
3. Giả định các nhát dao do A đâm không trúng các vị trí hiểm yếu trên cơ thể của B nên B chỉ bị thương tích với tỷ lệ thương tật 63% thì tội danh của A là gì?
4. Giả sử A mới 15 tuổi 11 tháng đâm B xong rồi bỏ chạy, thì mức hình phạt cao nhất đối với hành vi gây thương tích của A cho B với tỷ lệ thương tật 63% là bao nhiêu năm tù theo luật định?
Cảm ơn!
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự qua điện thoạigọi:1900.0191
Trả lời:
Chào bạn! Rất cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi vào chuyên mục của chúng tôi.Trường hợp của bạn được giải quyết như sau:
Căn cứ Điều 12 Bộ luật hình sự năm 2015, Luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định như sau:
Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự
1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tội hiếp dâm, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; …
Vậy A đã đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.
Câu 1. Giả định các nhát dao do A đâm đã trúng vào các vị trí hiểm yếu trên cơ thể của B nên B đã chết thì tội danh của A là gì?
Căn cứ vào Điều 123 Bộ luật hình sự năm 2015, Luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định:
Điều 123. Tội giết người
1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết 02 người trở lên;
b) Giết người dưới 16 tuổi;
c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;
n) Có tính chất côn đồ;
o) Có tổ chức;
p) Tái phạm nguy hiểm;
q) Vì động cơ đê hèn.
2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.
Mà A ở đây đã đâm chết B nên A phạm tội giết người. Nhưng mục đích của A không phải là giết chết B mà chỉ là hành vi bộc phát đâm vào B nhưng trúng chỗ hiểm nên căn cứ vào Điều 128 Bộ luật hình sự năm 2015, Luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định tội vô ý làm chết người:
Điều 128. Tội vô ý làm chết người
1. Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.
Vậy tội danh của A là vô ý làm chết người.
Câu 2. Giả sử, sau khi B chết, A đã lục túi lấy tiền và điện thoại di động của B, số tài sản trị giá 3 triệu đồng thì tội danh đối với hành vi phạm tội của A có thay đổi không? Tại sao?
Theo như bạn trình bày, ý định của A về việc giết người đã thể hiện khi chuẩn bị dao găm và một đoạn côn gỗ. Xét về cấu thành tội phạm giữa tội cướp tài sản và trộm cắp tài sản bạn cần phân biệt:
+ Nếu xác định hành vi của A là hành vi cướp tài sản thì không đảm bảo về đối tượng là quan hệ sở hữu và tính mạng sức khỏe con người. Hành vi của A khi giết người xong mới nảy sinh việc lấy tài sản của B. Tuy nhiên lại thỏa mãn về hành vi tác động trực tiếp lên người và tài sản.
Điều 173. Tội trộm cắp tài sản
1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.
…
+ Nếu xác định hành vi của A là hành vi trộm cắp tài sản thì không thỏa mãn dấu hiệu lén lún thực hiện hành vi vi phạm này.
Tuy nhiên, thực tế xét xử đối với những hành vi này giả sử, sau khi B chết, A đã lục túi lấy tiền và điện thoại di động của B, số tài sản trị giá 3 triệu đồng thì tội danh đối với hành vi phạm tội của A sẽ là hành vi giết người và cướp tài sản.
Điều 168. Tội cướp tài sản
1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.
Câu 3. Giả định các nhát dao do A đâm không trúng các vị trí hiểm yếu trên cơ thể của B nên B chỉ bị thương tích với tỷ lệ thương tật 63% thì tội danh của A là gì?
Căn cứ vào Khoản 3 Điều 134 quy định tội cố ý gây thương tích:
“3. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt tù từ 04 năm đến 07 năm.”
Vì A cố ý gây thương tích cho B mà tỷ lệ thương tật lên tới 63% nên A sẽ chịu tội danh có ý gây thương tích cho người khác.
5. Tư vấn có phạm tội vô ý làm chết người không ?
Trả lời:
Trong trường hợp này thì anh trai bạn không phạm tội gì, bởi sự việc xảy ra không do lỗi của anh trai bạn và anh trai bạn cũng đã cố gắng cứu giúp được 2 chị kia khi thuyền bị chìm, còn 2 chị kia anh trai bạn đã cố gắng nhưng không kịp. Nếu anh trai bạn nhìn thấy vậy mà không cứu giúp người đang bị chết đuối thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 102 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.
Điều 132 Bộ luật hình sự năm 2015, Luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017quy định:
Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng
1. Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm;
b) Người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp.
3. Phạm tội dẫn đến hậu quả 02 người trở lên chết, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Tuy nhiên, để xem xét trách nhiệm hình sự của người này thì cần rất thận trọng xem xét nhiều yếu tố cần thiết. Trước hết hành vi này phải là cố ý không cứu người. Theo quy định tại Điều 132 BLHS, cố ý không cứu người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng là hành vi thấy người đang ở trong tình trạng sắp chết, tuy có điều kiện cứu mà không cứu dẫn đến người đó bị chết. Ngoài ra, hậu quả chết người là do bị bỏ mặc không cứu giúp thì “người có điều kiện mà không cứu giúp” đó mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Còn trong trường hợp này, anh trai bạn đã cố gắng cứu người và đã dẩy được 2 chị lên, còn 2 chị kia thì anh trai bạn đã đuối sức không thể cứu đươc và phải cố bơi về bờ để bảo toàn tính mạng.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự – Công ty luật LVN Group