Lợi thế của một nước thể hiện ở chỗ nó có thể sản xuất một hàng hoá nào đó với chi phí thấp hơn nước khác khi tham gia vào thương mại quốc tế. Các nhà kinh tế còn gọi lợi thế so sánh là nguyên tắc chi phí so sánh và dùng làm cơ cở để biện minh cho quá trình chuyên môn hoá giữa các quốc gia và tự do thương mại.

Người đầu tiên phát hiện ra lợi thế so sánh là Ricácđô. Ông đã dùng ví dụ trong bảng 4 để giải thích quan điểm của mình.

Bảng 4 cho thấy Bồ Đào Nha có lợi thế tuyệt đối trong việc sản xuất cả hai hàng hoá, vì lượng đầu vào (lao động) cần thiết để sản xuất cả hai hàng hoá đều thấp hơn ở Anh. Nhưng Bổ Đào Nha có lợi thế tương đối về chi phí trong việc sản xuất rượu nho, vì tỷ lệ chi phí trong việc sản xuất rượu nho của Bồ Đào Nha so với của Anh là 80/120, thấp hơn tỷ lệ chi phí sản xuất quần áo là 90/100, Nếu Bổ Đào Nha chuyên môn hoá theo lợi thế so sánh vẻ chi phí của mình, thi khi từ bỏ sản xuất một thước vái, nó có thể sản xuất 9/8 (-90/80) thùng rượu nho, Ricácđô giả định tỷ lệ trao đổi giữa vải và rượu nho sau khi có thương mại là 1:1 và nhận xét rằng Bổ Đào Nha có thể đối 9/8 thùng rượu nho lấy 9/8 mét vai; nếu Bồ Đào Nha sử dụng 90 giờ lao động để trực tiếp sản xuất vải, nó sẽ thu được 1 mét vải, nhưng sẽ thu được 9/8 mét vâi nếu sản xuất gián liếp bằng cách sản xuất rượu nho sau đó dổì lấy vải. Mặc dù kém Bổ Đào Nha cá về sản xưâi vải và rượu nho, nhưng nước Anh cũng được lợi từ thương mại: đối với mỗi thùng rượu nho mà nước Anh từ bỏ không sản xuất, nó có thêm 120 giờ lao động để sản xuất ra 6/5 mét vài và đổi được 6/5 thùng rượu nho. Tờ lập luận trên, Ricácdô kết luận cà Bổ Đào Nha và Anh đều được lợi từ thương mại quốc tế, vì chuyên môn hoá làm tổng sản lượng của hai nước tăng lên. Chỉ khi một nước có ưu thế so với nước khác với tỷ lệ như nhau ở tất cả các loại hàng hoá, thì mối lợi từ thương mại quốc tế mới bị loại trừ.

Số giờ lao động cần thiết để sản xuất

Một thùng rượu nhoMộ! thước IW

Bổ Đào Nha8090

Anh120100

Bang 4. Phân tích lợi thế so sánh.