Lợi thế tuyệt đối (absolute advantage) là khái niệm dùng để chỉ trường hợp một nước có khả năng sản xuất ra lượng sản phẩm lớn hơn các nước bằng lượng đầu vào tương tự. Để minh hoạ cho tình hưởng này, chúng ta hãy giả định có hai nước A và B (ví dụ Trung Quốc và Việt Nam) sản xuất hai loại hàng hoá A và Y (ví dụ xe đạp và quán áo) bằng cùng một loại đầu vào là L (lao động). Với cùng một lượng lao động như nhau, chẳng hạn 100 giờ công, nước A (Trung Quốc) sản xuất được 2X (2 chiếc xe đạp) và 3T (3 bộ quán áo), trong khi nước B (Việt Nam) chỉ sản xuất được 1X(1 chiếc xe đạp) và 2Y (2 bợ quần áo). Chúng ta có thể thấy ngay là trong tình huống này, nước A có hiệu quả cao hơn một cách tuyệt đối so với nước B, vì nó có thể sản xuất nhiều hơn ở cả hai mặt hàng với lượng đầu vào như nước B.

Mối quan hệ giữa đầu vào và sản lượng. Nhìn bề ngoài, điều này cho thấy hai nước không có cơ sở để tiến hành trao đối với nhau, vì nước A sản xuất cả hai loại hàng với năng suất cao hơn hay đơn phí (chi phí đơn vị) thấp hơn. Tuy nhiên, cần chú ý rằng không phải lợi thế tuyệt đối, mà chính lợi thế so sánh mới là nhân tố quyết định ích lợi do thương mại quốc tế mang lại, bởi vì ngay cả khi nước A có hiệu quả hơn ở cả hai loại hàng hóa nó vẫn có lợi khi chuyên môn hoá vào việc sản xuất mặt hàng X mà nó có lợi thế cao hơn.