1. Đạo luật
Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996 l là Đạo luật quy định về thẩm quyền, trình tự ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá IX, kì họp thứ 10 thông qua ngày 12.11.1996, Luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01.01.1997 và thay thế Nghị quyết của Hội đồng nhà nước về quy chế xây dựng luật và pháp lệnh ngày 06.8.1988. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật được ban hành nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng pháp luật, kịp thời thể chế hoá đường lối, chính sách của Đảng, đáp ứng yêu cầu quản lí xã hội bằng pháp luật, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
2. Phạm vi điều chỉnh
Phạm vi điều chỉnh của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật là các vấn đề liên quan đến thẩm quyền, trình tự ban hành văn bản quy phạm pháp luật, chất lượng, hiệu quả hoạt động lập pháp của Quốc hội, Uÿ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, hoạt động lập quy của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, của các bộ, cơ quan ngang bộ, chất lượng, hiệu quả của hoạt động đó.
3. Đối tượng áp dụng
Đối tượng áp dụng là hoạt động lập pháp, lập quy của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, của các cơ quan hành pháp, tư pháp cao nhất.
Qua mỗi thời kì phát triển có tính buớc ngoặt của lịch sử dân tộc, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều kịp thời ban hành Hiến pháp và hệ thống pháp luật ngày càng đầy đủ và hoàn thiện, thể chế hoá các thành quả cách mạng, fhiết định về mặt hiến pháp chế độ xã hội, chế độ nhà nước, các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các thể chế của nền dân chủ nhân dân. Tuy nhiên, để tăng cường hiệu quả quản lí xã hội bằng pháp luật theo tinh thần đổi mới, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, hội nhập kinh tế quốc tế của Hiến pháp năm 1992, những yêu cầu rất cao đang được đặt ra trước hoạt động lập pháp, lập quy của các cơ Nhà nước, trước hết đối với các cơ quan nhà nước Cấp cao ở trung ương, đặc biệt là chất lượng, hiệu quả của hoạt động. Chính trên tinh thần đó,
Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành để đề cao chất lượng, hiệu quả của quản lí xã hội bằng pháp luật và theo pháp luật, trước hết phải đề cao, bảo đảm chất lượng, hiệu quả của hoạt động lập pháp, lập quy.
4. Thực trạng
Sau hơn 6 năm triển khai thực hiện luật, nhiều thành tựu đáng khích lệ đã thu được trên lĩnh vực lập pháp, lập quy. Tuy nhiên, trước yêu cầu của giai đoạn phát triển mới, việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 vào cuối năm 2001, một số quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996 cần được sửa đổi, bổ sung và tại kì họp thứ 10, ngày 16.12.2002, Quốc hội Khoá X đã thông qua Luật sửa đổi, bố sung một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật gồm lời nói đầu, 10 chương và 87 điều, gồm những nội dung chính sau: Chương | – Những quy định chung, gồm 10 điều, quy định các vấn đề chung nhất như khái niệm về văn bản quy phạm pháp luật; tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; tham gia góp ý kiến xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật; sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật… Chương | – Cơ quan š nhà nước có thẩm quyền ban hành và hình thức văn ï bản quy phạm pháp luật, gồm 7 điều, quy định các vấn đề về thẩm quyền ban hành và hình thức văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội; thẩm quyền ban hành và hình thức văn bản quy phạm pháp luật của Chủ tịch nước; thẩm quyền ban hành và hình thức văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; thẩm quyền ban hành và hình thức văn bản quy phạm pháp luật của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thẩm quyển ban hành văn bản quy phạm pháp luật liên tịch; thẩm quyển ban hành và hình thức văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân. Chương lIl – Văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ quốc hội, gồm 10 mục và 34 điều, quy định các nội dung như: văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội; chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội; thẩm tra dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội. dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Uỷ ban thường vụ.
Quốc hội: Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến về dự án luật, dự thảo nghị quyết; lấy ý kiến nhân dân về dự án luật, dự án pháp lệnh; lấy ý kiến đai biểu Quốc hội, đoàn đại biểu Quốc hội về dự án luệt, dự án pháp lệnh; thông qua dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; công bố văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội; giải thích luật, pháp lệnh. Chương IV – Văn bản quy phạm pháp luật của Chú tịch nước, gồm 2 điều, quy định các vấn đề về lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; soạn thảo dự thảo lệnh, quyết định. Chương V – Văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, gồm 19 điều, 2 mục với nội dung văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Chương VỊ – Văn bản quy phạm pháp luật của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, gồm 4 điều, quy định các vấn đề về nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao; soạn thảo, ban hành nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao; quyết định, chỉ thị, thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Chương VII – Văn bản quy phạm pháp luật liên tịch, gồm 4 điều. Chương VIII – Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật và nguyên tắc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật, gồm 6 điều. Chương IX – Giám sát, kiểm tra, kiểm sát và xử lí văn bản trái pháp luật, gồm 5 điều. Chương X – Điều khoản thi hành, gồm 2 điều.
5. Kết luận
Để quản lí xã hội bằng pháp luật theo yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật được ban hành nhằm hướng tới mục tiêu là hình thành ý thức tôn trọng pháp luật, biến khẩu hiệu “sống, làm việc theo hiến pháp và pháp luật”, thành phương châm hoạt động của mỗi người dân và lối sống của toàn xã hội.