Xét thấy cần thiết phải ban hành một đạo luật điều chỉnh về hoạt động cạnh tranh trong thương mại trên cơ sở các quy định về chống độc quyền tại Luật quản lý giá và chống độc quyền trước đây,

Xét thấy Luật này bao gồm các quy định về hạn chế quyền và tự do cá nhân, theo quy định tại điều 29 cùng với các điều 31, điều 35, điều 36, điều 45, điều 48 và điều 50 của Hiến pháp Vương quốc Thái Lan, các quyền này có thể được điều chỉnh bởi một đạo luật;

>> Luật sư tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp trực tuyến gọi số:1900.0191

Với sự góp ý và tán thành của Nghị viện, Quốc vương ban hành Luật này với các điều khoản như sau:

Điều 1

Luật này có tên là “Luật cạnh tranh thương mại, năm Phật lịch thứ 2542 (1999)”

Điều 2

Luật này có hiệu lực sau 30 ngày kể từ ngày được công bố trên Công báo Chính phủ.

Điều 3

Trong luật này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

“Kính doanh” là những hoạt động thương mại trong nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, tài chính, bảo hiểm và dịch vụ và các hoạt động khác được nêu trong Quy chế đặc biệt;

“Kinh doanh tài chính” là kinh doanh ngân hàng thương mại theo quy định của Luật ngân hàng thương mại, kinh doanh tài chính và môi giới tín dụng theo quy định của Luật tài chính, kinh doanh chứng khoán môi giới chứng khoán theo quy định của Luật chứng khoán và hối đoái.

“Thương nhân” là người bán hàng, người sản xuất hàng hóa để bán, người nhập khẩu hàng hoá để bán, người mua hàng hoá để sản xuất, bán lại hoặc người cung cấp các dịch vụ trong kinh doanh.

“Hàng hoá” là các hàng hoá và các quyền gắn với hàng hoá được sử dụng trong tiêu dùng.

“Dịch vụ” là sự chấp nhận tiến hành công việc, trao quyền, cho phép sử dụng hoặc chia lợi có được từ tài sản hoặc bất kỳ hoạt động nào bằng cách trả bằng tiền công hoặc các khoản lợi nhuận khác, trừ việc thuê lao động.

“Giá” là giá cả hàng hoá bao gồm cả chi phí trả cho việc cung cấp các dịch vụ.

“Thương nhân chi phối thị trường” là một hoặc một số thương nhân ở thị trường hàng hoá và dịch vụ nhất định có thị phần và tổng doanh số bán ra vượt quá mức mà Uỷ ban đã ấn định với sự thông qua của Hội đồng Bộ trưởng và đã được công bố trên công báo, tuy nhiên, cũng cần phải tính đến điều kiện cạnh tranh trên thị trường.

“Uỷ ban” là Uỷ ban cạnh tranh thương mại

“Thành viên uỷ ban” là thành viên của Uỷ ban cạnh tranh thương mại

“Công chức” là công chức được bổ trưởng bổ nhiệm để thực hiện những công việc và nhiệm vụ theo quy định của Luật này.

“Bộ trưởng” là bộ trưởng có trách nhiệm quản lý việc thực hiện luật này.

Điều 4

Luật này không áp dụng đối với những hoạt động của:

Chính quyền trung ương, chính quyền tỉnh hoặc chính quyền địa phương,

Các thương nhân nhà nước hoạt động theo theo luật ngân sách,

Nhóm các nhà nông nghiệp, hợp tác xã hoặc cộng đồng hợp tác được luật pháp thừa nhận và các thương nhân kinh doanh vì lợi ích của người nông dân,

Các thương nhân được quy định theo Quy chế đặc biệt, có thể thuộc diện được miễn thi hành toàn bộ luật này hoặc một số điều nhất định của luật.

Điều 5

Ngoài các vấn đề về tài chính thương nhân do bộ trưởng Bộ Thương mại phối hợp với Bộ Tài chính chịu trách nhiệm theo dõi, Bộ trưởng Bộ Thương mại chịu trách nhiệm theo dõi Luật này, quản lý, bổ nhiệm những cán bộ có năng lực và soạn thảo các Quy chế đặc biệt thực hiện luật này.

Các Quy chế đặc biệt có hiệu lực sau khi được phát hành trên công báo.

Chương 1

ỦY BAN CẠNH TRANH THƯƠNG MẠI

Điều 6

Uỷ ban cạnh tranh thương mại được thành lập và do Bộ trưởng Bộ Thương mại làm Chủ tịch, Thứ trưởng thường trực Bộ Thương mại làm Phó Chủ tịch, Thứ trưởng thường trực Bộ Tài chính và những người có năng lực trình độ, kinh nghiệm về luật, về kinh tế, về thương mại, về quản trị kinh doanh hoặc quản lý nhà nước là thành viên của Uỷ ban.

Số lượng thành viên tối thiểu là 8 và tối đa là 12 người. Các thành viên do Hội đồng bộ trưởng bổ nhiệm, trong đó một nửa là đại diện cho khu vực tư nhân. Tổng thư ký Uỷ ban phải được bầu từ các thư ký thường trực là thành viên Uỷ ban.

Điều kiện và thủ tục bổ nhiệm được quy định tại Quy chế đặc biệt.

Điều 7

Những người được bổ nhiệm làm thành viên của Uỷ ban không phải là người nắm giữ vị trí chính trị chủ chốt của các đảng phái chính trị.

Điều 8

Uỷ ban có quyền hạn và trách nhiệm sau:

1. Đề xuất với Bộ trưởng việc ban hành Quy chế đặc biệt của Uỷ ban theo quy định của luật này.

2. Công bố mức thị phần và tổng số doanh thu của thương nhân bị coi là thương nhân chi phối thị trường

3. Giải quyết khiếu nại theo quy định tại điều 18 (5)

4. Ban hành quy định và thủ tục về việc lấy mẫu hàng hoá để kiểm tra hoặc phân tích theo quy định tại điều 19 (3)

5. Quy định về thị phần cố định, tổng doanh số bán, vốn, số cổ phiếu hoặc số lượng tài sản theo quy định tại điều 26, khoản 2

6. Quy định trình tự theo quy định tại điều 30 và điều 31 để hướng dẫn thương nhân tạm hoãn, ngừng hoặc điều chỉnh lại các hoạt động của mình.

7. Quy định về mẫu đơn, điều kiện, thủ tục và trình tự xin phép sáp nhập thương nhân hoặc liên doanh liên kết làm hạn chế hoặc kìm hãm cạnh tranh theo quy định tại điều 35

8. Giải quyết đơn xin phép về việc sáp nhập thương nhân hoặc liên doanh liên kết làm hạn chế hoặc kìm hãm cạnh tranh theo quy định tại điều 35

9. Chọn người cung cấp số liệu, giải thích, tư vấn hoặc góp ý

10. Quản lý và tăng cường việc điều tra những hành vi vi phạm quy định của bộ luật này

11. Quy định những nguyên tắc hoạt động của công chức nhằm thực hiện những nhiệm vụ theo quy định của Luật này.

12. Tiến hành những công việc khác theo quy định của pháp luật có liên quan đến quyền và trách nhiệm của Uỷ ban.

13. Xem xét và khởi kiện những hành vi pháp luật theo đơn kiện của bên bị thiệt hại theo quy định tại điều 55

Điều 9

Các thành viên quy định tại điều 6 có nhiệm kỳ là 2 năm.

Sau khi hết nhiệm kỳ, nếu chưa có thành viên uỷ ban mới được bổ nhiệm thì các thành viên vẫn tiếp tục giữ chức để thực hiện công việc cho đến khi thành viên mới được bổ nhiệm và tiếp quản công việc.

Các vị trí thành viên còn bỏ trống do sự luân phiên có thể được tái bổ nhiệm, nhưng các thành viên không được giữ chức quá hai nhiệm kỳ liền.

Điều 10

Các quy định tại điều 75, 76, 77, 78, 79, 80, 81, 82, 83 của Luật Quản lý hành chính B.E. 225339 (1996) được áp dụng trong việc bổ nhiệm, việc nghỉ hưu của các thành viên uỷ ban, thích ứng với các sửa đổi chi tiết của Uỷ

ban. Ngoài ra, các thành viên Uỷ ban cũng phải bỏ trống ghế khi họ thuộc diện bị cấm theo quy định tại điều 7.

Điều 11

Uỷ ban có thể lập ra một tiểu ban để giải quyết và đề xuất ý kiến trong bất cứ vấn đề gì hoặc để thực hiện những công việc được giao và báo cáo lại cho Uỷ ban.

Điều 12

Uỷ ban thành lập một hoặc vài tiểu ban chuyên về những lĩnh vực cụ thể (chuyên ban). Mỗi chuyên ban bao gồm những thành viên có chuyên môn về những lĩnh vực đó, có trình độ và kinh nghiệm ở nhiều lĩnh vực như luật, khoa học, kỹ thuật, dược, nông nghiệp, kinh tế, thương mại, kế toán hoặc quản trị kinh doanh với số thành viên tối thiểu là 4 và tối đa là 6 người. Đại diện của Vụ Nội thương phải là thành viên tiểu ban và làm thư ký.

Chuyên ban chọn một thành viên làm Chủ tịch.

Điều 13

Chuyên ban có trách nhiệm xem xét, kiến nghị lên uỷ ban các vấn đề nảy sinh trong công việc được giao phó:

1. Các vấn đề liên quan đến hành vi sử dụng quyền hạn làm ảnh hưởng tới thị trường, việc sáp nhập thương nhân, việc kìm hãm hoặc hạn chế cạnh tranh theo quy định tại điều 25,26, 27, 28 và 29.

2. Xem xét đơn xin phép sáp nhập thương nhân làm giảm hoặc hạn chế cạnh tranh theo quy định tại điều 37.

3. Giải quyết hoặc thực hiện những công việc được yêu cầu và giao phó khác.

Các chuyên ban có thể đề xuất ý kiến lên Uỷ ban việc thực hiện các nguyên tắc theo quy định của Luật này.

Ngoài ra, chuyên ban còn có quyền viết giấy triệu tập yêu cầu các đối tượng có liên quan báo cáo hoặc nộp những tài liệu và chứng cứ để giải quyết.

Điều 14

Uỷ ban thành lập một hoặc một vài tiểu ban điều tra, mỗi tiểu ban có một người có trình độ và kinh nghiệm về luật hình sự được chọn từ những cán bộ công an hoặc Luật sư của LVN Group, và những công chức có trình độ và kinh nghiệm về kinh tế, luật, thương mại, nông nghiệp hoặc kế toán được bổ nhiệm là thành viên của tiểu ban với số người tối đa là 4. Đại diện Vụ nội thương phải làm thành viên tiểu ban và thư ký.

Tiểu ban điều tra có quyền điều tra những vi phạm theo luật này, và trên cơ sở đó đệ trình ý kiến lên Uỷ ban tiếp tục xem xét.

Tiểu ban điều tra bầu một thành viên làm chủ tịch.

Điều 15

Để thực hiện các nhiệm vụ của Luật này, Uỷ ban và tiểu ban điều tra theo quy định tại điều 14 có các quyền tương tự như các nhân viên điều tra theo Bộ luật hình sự.

Điều 16

Trong trường hợp Uỷ ban cho rằng vụ việc cần được chuyển cho Luật sư của LVN Group để truy tố trước toà hình sự thì Chủ tịch Uỷ ban có thể làm đơn kháng nghị và đưa trường hợp này lên toà để xét xử theo Luật hình sự thông qua quyền lực của Tổng Tư lệnh Lực lượng cảnh sát hoàng gia Thái lan hoặc thống đốc tỉnh, tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể.

Điều 17

Các quy định tại điều 9 và điều 10 áp dụng cho tiểu ban, chuyên ban và tiểu ban điều tra

Chương 2

VĂN PHÒNG ỦY BAN CẠNH TRANH THƯƠNG MẠI

Điều 18

Văn phòng Uỷ ban cạnh tranh thương mại được thành lập thuộc Vụ nội thương- Bộ Thương mại, Vụ trưởng Vụ Nội thương là tổng thư ký và chủ tịch, có trách nhiệm thực hiện những nhiệm vụ của Văn phòng, có quyền và nghĩa vụ sau:

1. Tiến hành các công việc quản lý điều hành Uỷ ban, Uỷ ban giải quyết khiếu nại và các tiểu ban do Uỷ ban bổ nhiệm.

2. Quy định các nguyên tắc hoạt động của Văn phòng Uỷ ban cạnh tranh thương mại.

3. Kiểm tra hoạt động của các thương nhân và báo cáo lại với Uỷ ban.

4. Nghiên cứu, phân tích hàng hoá dịch vụ và hoạt động của thương nhân, đưa ra hướng dẫn và ý kiến ngăn chặn việc lạm dụng quyền lực tác động lên thị trường, sáp nhập thương nhân, hạn chế và kìm hãm cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh.

5. Thụ lý các khiếu nại về hành vi vi phạm pháp luật, xem xét và kiểm tra để trình lên Uỷ ban, tuy nhiên, phải dựa trên các quyết định của Uỷ ban đã được phát hành trên công báo.

6. Phối hợp với chính quyền hoặc các cơ quan hữu quan

7. Tuân theo những nguyên tắc và nghị quyết của Uỷ ban và tuân theo sự phân công của Uỷ ban, của Uỷ ban xem xét việc kháng cáo hoặc của các tiểu ban.

Điều 19

Để thực hiện nhiệm vụ quy định tại luật này, công chức có những quyền sau:

1. Ban hành giấy triệu tập mọi người để tuyên bố, cung cấp số liệu, giải thích bằng văn bản hoặc gửi danh sách, đăng ký, tài liệu hoặc bất kỳ chứng cứ nào phục vụ việc kiểm tra và xem xét.

2. Tiến hành kiểm tra tài sản cố định, nơi sản xuất, nơi bán hàng, nơi thu mua, lưu kho, cung cấp dịch vụ của thương nhân hoặc bất cứ đối tượng bị nghi là có vi phạm bộ luật, nghiên cứu và nắm giữ bằng chứng, tài sản có thể bị tịch thu theo bộ luật, người phạm tội có thể bị bắt giữ theo luật mà không cần có lệnh khám, trong những trường hợp sau đây:

a. Phạm tội quả tang tại điểm nghi vấn;

b. Người phạm tội tại thời điểm bị bắt giữ có hành vi tẩu thoát hoặc có chứng cớ rõ ràng để nghi ngờ rằng anh ta đã tẩu thoát

c. Khi có căn cứ nghi ngờ là những chứng cứ hoặc tài sản mà có thể bị tịch thu theo bộ luật này đang tại địa điểm nghi vấn và cũng có căn cứ cho rằng trong thời gian chờ để có được lệnh kiểm soát, thì những chứng cớ hoặc tài sản đó rất có thể bị nhượng lại, cất giấu, huỷ đi hoặc bị chuyển đổi.

Về việc này, công chức có quyền điều tra những sự việc hoặc yêu cầu xem xét sổ sách kế toán, đăng ký, tài liệu hoặc những chứng cứ khác của thương nhân đó hoặc từ những người có liên quan và ra lệnh cho những người nói trên tại địa điểm nói trên phải tuân thủ những thủ tục được coi là cần thiết.

3. Thu thập hoặc lấy một lượng hàng hoá nhất định làm mẫu để thẩm định hoặc phân tích mà không phải trả tiền cho những hàng hoá đó, tuy nhiên, phải dựa trên cơ sở do Uỷ ban quy định và được ban hành tại Công báo chính phủ.

4. Tịch thu những tài liệu, sổ sách kế toán, đăng ký hoặc những bằng chứng để thẩm định và tuân thủ đúng pháp luật.

Điều 20

Những người liên quan phải tạo điều kiện thuận lợi cần thiết cho công chức thực hiện nhiệm vụ

Điều 21

Khi thực hiện nhiệm vụ, công chức phải xuất trình Thẻ Công vụ cho những người liên quan

Thẻ công vụ phải dựa trên mẫu đã được Bộ trưởng quy định và ban hành ở công báo chính phủ.

Điều 22

Theo quy định tại điều 13, đoạn 3, điều 19 (1) và điều 44 (3), công chức có thể gửi trát đòi hầu toà tới nơi thường trú hoặc nơi làm việc của người có tên được nêu trong đó trong giờ làm việc hoặc có thể gửi bằng đường bưu điện.

Trong trường hợp công chức đã gửi giấy gọi rồi, người có tên nêu trong giấy gọi không thi hành mà không có lý do chính đáng, công chức đó có thể yêu cầu một người khác thuộc chính quyền hoặc cảnh sát làm nhân chứng cho việc chống thi hành án đó. Trong trường hợp không tìm thấy đối tượng hầu toà tại nơi ở hoặc nơi làm việc thì có thể tạm gửi giấy gọi tới bất cứ người nào có mặt tại nhà hoặc nơi làm việc, và nếu không tìm thấy ai hoặc có người nhưng người đó từ chối nhận giấy gọi thì giấy gọi đó được gửi tới nơi đối tượng dễ xuất hiện dưới sự chứng kiến của công chức thuộc chính quyền hoặc cảnh sát.

Khi công chức đã thực hiện nhiệm vụ của mình, đối tượng có tên trong giấy gọi coi như đã nhận được giấy gọi. Nếu trường hợp gửi giấy gọi bằng đường bưu điện thì coi như giấy gọi đã tới tay người có tên sau 5 ngày theo

trên dấu bưu điện. Nhưng nếu trường hợp gửi bằng thư bảo đảm (registered reply post) thì đối tượng được coi như đã nhận được giấy gọi sau 5 ngày kể từ ngày nhận.

Điều 23

Theo luật này, các thành viên Uỷ ban, Uỷ ban giải quyết khiếu nại, tổng thư ký và công chức là công chức theo luật hình phạt.

Điều 24

Theo luật này, để thực hiện việc bắt giữ tội phạm, công chức có quyền ngang với các công chức thuộc chính quyền hoặc cảnh sát theo luật hình sự.

Việc bắt giữ tội phạm có thể được thực hiện mà không cần phải có lệnh bắt giữ nếu đó là trường hợp phạm tội công khai hoặc khi luật tố tụng hình sự cho phép công chức thuộc chính quyền hoặc cảnh sát quyền bắt giữ không cần lệnh.

Chương 3

CHỐNG ĐỘC QUYỀN

Điều 25

Thương nhân có ảnh hưởng lớn tới thị trường không được phép tiến hành những công việc sau:

1. Tạo điều kiện không công bằng bằng cách ràng buộc trực tiếp hoặc gián tiếp, các thương nhân vốn là khách hàng của mình phải hạn chế cung cấp dịch vụ, sản xuất, mua bán hàng hoá, hoặc hạn chế cơ hội mua bán hàng, cung cấp các dịch vụ, hoặc mua tín dụng từ các thương nhân khác.

2. Đình chỉ, giảm hoặc hạn chế việc cung cấp dịch vụ, sản xuất, mua, bán, phân phối, nhập khẩu mà không có lý do hợp lý, gây ra những thiệt hại tới hàng hoá làm giảm số lượng xuống thấp hơn nhu cầu thị trường.

3. Can thiệp vào hoạt động kinh doanh của thương nhân khác mà không có lý do chính đáng.

Điều 26

Thương nhân không được sáp nhập để tạo ra độc quyền hoặc cạnh tranh không bình đẳng như quy định của Uỷ ban trên công báo, trừ trường hợp được phép của Uỷ ban.

Việc sáp nhập thương nhân quy định tại đoạn 1 điều này bao gồm:

1. Việc sáp nhập giữa người sản xuất với người sản xuất, người bán hàng với người bán hàng, người sản xuất với người bán hàng, hoặc giữa các người cung cấp dịch vụ có thể gây ra tình trạng một thương nhân ổn định nhưng cũng có thể một thương nhân khác bị xoá bỏ.

2. Mua các tài sản, toàn bộ hoặc một phần, của thương nhân kia để quản lý chính sách của mình về quản trị kinh doanh, giám sát hoặc quản lý.

3. Mua các cổ phiếu, toàn bộ hoặc một phần, của thương nhân kia để quản lý chính sách của mình về quản trị kinh doanh, giám sát hoặc quản lý.

Đơn xin phép đối với các trường hợp trên được trình lên Uỷ ban theo quy định tại điều 35.

Điều 27

Thương nhân không được liên kết với nhau nhằm mục đích thực hiện độc quyền, hạn chế hoặc kìm hãm cạnh tranh ở bất cứ thị trường hàng hoá dịch vụ nào theo những cách sau đây:

1. Định giá bán hàng hoá và dịch vụ tại cùng mức giá hoặc trên cơ sở thoả thuận hoặc hạn chế số lượng bán hàng hoá và dịch vụ.

2. Định giá mua hàng hoá và dịch vụ tại cùng mức giá hoặc trên cơ sở thoả thuận hoặc hạn chế số lượng mua hàng hoá và dịch vụ.

3. Liên kết để thâu tóm thị trường

4. Lập ra những điều kiện thoả thuận ngầm để một bên có thể thắng thầu cung cấp hàng hoá và dịch vụ.

5. Chỉ định một địa phương mà thương nhân có thể bán hoặc giảm số lượng bán hàng hoá và dịch vụ ở địa phương đó, hoặc lựa chọn khách hàng để mỗi thương nhân có thể bán hàng hoá và dịch vụ, theo đó các thương nhân không bán những hàng hoá và dịch vụ nói trên theo giá cạnh tranh.

6. Chỉ định một địa phương mà thương nhân có thể mua hàng hoá hoặc dịch vụ hoặc chọn người mà thương nhân có thể mua hàng hoá hoặc dịch vụ.

7. ấn định số lượng hàng hoá hoặc dịch vụ mà mỗi thương nhân có thể sản xuất, mua, bán để hạn chế số lượng xuống thấp hơn mức nhu cầu thị trường

8. Giảm chất lượng hàng hoá hoặc dịch vụ xuống thấp hơn chất lượng thực được sản xuất, mua hoặc cấp dịch vụ trước đó bằng cách bán hàng ở mức giá cũ hoặc mức giá cao hơn.

9. Bổ nhiệm hoặc giao cho một người nào đó độc quyền bán hàng hoá hoặc dịch vụ cùng một chủng loại.

10. Lập ra những điều kiện hoặc những thông lệ liên quan đến việc mua hoặc bán hàng hoá dịch vụ

Trong trường hợp cần thiết thương nhân phải tiếp tục thực hiện các hành vi quy định tại mục (5), (6), (7), (8), (9) hoặc (10) thì thương nhân nộp đơn xin phép Uỷ ban theo quy định tại điều 35.

Điều 28

Thương nhân không được thông qua quan hệ với thương nhân nước ngoài, không phân biệt đó là quan hệ thông qua hợp đồng, chính sách làm ăn, đối tác, cổ đông hoặc những mối quan hệ tương tự để tiến hành bất cứ hoạt động gì làm mất đi cơ hội mua hàng hóa dịch vụ của người dân có nhu cầu trực tiếp từ các thương nhân nước ngoài

Điều 29

Thương nhân không được tiến hành các hoạt động cạnh tranh không tự do và không bình đẳng, không được tiến hành các hoạt động gây thiệt hại, cản trở hoặc hạn chế đối với hoạt động của những thương nhân khác, ngăn chặn những thương nhân khác hoạt động kinh doanh hoặc buộc thương nhân khác phải kết thúc hoạt động kinh doanh của mình.

Điều 30

Uỷ ban có quyền ban hành lệnh bằng văn bản hướng dẫn các thương nhân có ảnh hưởng lớn tới thị trường (có thị phần lớn hơn 75%) về việc tạm hoãn, đình chỉ hoặc chuyển quyền nắm giữ thị phần. Trong lĩnh vực này, Uỷ ban có thể quy định những cơ sở, thủ tục, điều kiện cũng như thời gian thực hiện.

Điều 31

Trong trường hợp Uỷ ban cho rằng thương nhân đã vi phạm điều 25,

26, 27, 28, hoặc 29, Uỷ ban có quyền ra lệnh bằng văn bản hướng dẫn thương nhân tạm hoãn, đình chỉ hoặc điều chỉnh lại các hoạt động. Về lĩnh vực này, Uỷ ban có thể quy định những cơ sở, thủ tục, điều kiện và thời gian tiến hành có thứ tự.

Thương nhân nhận lệnh của Uỷ ban và nếu không chấp thuận lệnh đó có quyền nộp đơn khiếu nại theo quy định tại điều 46.

Điều 32

Khi xem xét trường hợp theo quy định tại điều 31, Uỷ ban phải cho phép các thương nhân, chuyên ban, chuyên ban điều tra hoặc các công chức có liên quan được giải thích rõ ràng và đưa ra những chứng cứ cho từng trường hợp.

Khi ban hành lệnh theo quy định tại điều 31, Uỷ ban phải tuyên bố lý do về việc đó, cả về số liệu thực tế và các căn cứ pháp lý, và lệnh phải được ký bởi các thành viên của Uỷ ban xem xét từng trường hợp.

Việc gửi lệnh theo đoạn 2 phải được tiến hành trong vòng 7 ngày kể từ ngày Uỷ ban ban hành lệnh, các sửa đổi, quy định chi tiết áp dụng theo quy định tại điều 22.

Điều 33

Bất cứ ai nhận được lệnh theo quy định tại điều 31 đều phải tuân theo lệnh đó, trừ trường hợp toà án hoặc Uỷ ban giải quyết khiếu nại đã thông qua điều chỉnh hoặc ra lệnh hoãn thi hành theo lệnh đó hoặc huỷ bỏ lệnh của Uỷ ban

Điều 34

Trong trường hợp toà án thông qua một phán xét rằng một thương nhân nào đó vi phạm điều 25, 26, 27, 28, hoặc 29, toà án ra lệnh cho thương nhân phải tạm hoãn, ngừng hoặc điều chỉnh lại các hoạt động.

Chương 4

Đơn xin phép và xét đơn

Điều 35

Bất cứ thương nhân nào muốn nộp đơn xin phép để khởi kiện theo quy định tại điều 26 hoặc điều 27 (5), (6), (7), (8), (9) hoặc (10), nộp đơn theo mẫu, thủ tục và điều kiện do Uỷ ban quy định và ban hành trên công báo.

Đơn xin phép ít nhất phải đảm bảo:

1. Hợp lý và phải nêu được sự cần thiết của nó;

2. Phương pháp tiến hành công việc;

3. Thời hạn

Điều 36

KHI XÉT ĐƠN THEO QUY ĐịNH TạI ĐIềU 35, Uỷ ban làm trong vòng 90 ngày kể từ ngày nhận đơn. Trong trường hợp này, Uỷ ban phải cho phép các thương nhân, các chuyên ban hoặc các công chức có liên quan được giải thích và cung cấp chứng cứ theo các trường hợp.

Trong trường hợp cần thiết khi việc xét duyệt không thể hoàn thành trong khoảng thời gian quy định, Uỷ ban có thể kéo dài thêm thời gian nhưng không qúa 15 ngày. Tuy nhiên, những lý do và sự cần thiết kéo dài thêm thời gian cần phải được ghi lại trong quyết định.

Điều 37

Khi Uỷ ban đã xem xét một cách thích hợp và thấy rằng việc nộp đơn xin phép theo quy định tại điều 35 của thương nhân là cần thiết và có lợi cho việc phát triển hoạt động kinh doanh, không gây ra thiệt hại trầm trọng nào với nền kinh tế, và không ảnh hưởng đến lợi ích chính đáng của toàn bộ khách hàng, Uỷ ban cấp giấy phép cho thương nhân đó. Tuy nhiên, nếu Uỷ ban bác bỏ đơn xin phép này, giấy quyết định được gửi cho thương nhân đó không chậm chễ.

Thương nhân nhận quyết định của uỷ ban và nếu không chấp thuận quyết định đó có quyền đệ đơn khiếu nại theo quy định tại điều 46.

Điều 38

Uỷ ban phải tuyên bố lý do cấp phép hoặc lý do không cấp phép theo quy định tại điều 37, cả số liệu thực tế cũng như những tiêu chuẩn pháp lý, và phải được các thành viên uỷ ban ký nhận về trường hợp đó. Về mặt này, điều 32, đoạn 3, áp dụng những sửa đổi thích đáng về chi tiết.

Điều 39

Thương nhân được cấp giấy phép theo quy định tại điều 37 phải hoạt động kinh doanh theo phạm vi, thời gian và điều kiện mà Uỷ ban quy định.

Đối với những trường hợp vi phạm hoặc chưa tuân thủ đúng với đoạn

1, Uỷ ban có quyền huỷ bỏ giấy phép theo quy định tại điều 37, toàn bộ hoặc một phần, và nó có thể quy định thời gian thi hành việc đó.

Chương 5

LẬP HỒ SƠ CÁC VỤ KIỆN ĐÒI BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI

Điều 40

Người bị thiệt hại do những vi phạm vào điều 25, 26, 27, 28 hoặc điều 29 có quyền đệ trình đơn kiện đòi bồi thường thiệt hại từ người vi phạm.

Ban bảo vệ người tiêu dùng hoặc một Hiệp hội dưới luật quản lý bảo vệ người tiêu dùng có quyền trình đơn khiếu nại đòi bồi thường thiệt hại thay cho khách hàng hoặc các thành viên của hiệp hội đối với bất cứ trường hợp lập hồ sơ vụ kiện đòi bồi thường nào quy định tại đoạn 1 điều này.

Điều 41

Đối với việc lập hồ sơ vụ kiện đòi bồi thường thiệt hại theo quy định tại điều 40, nếu không đưa ra toà trong vòng một năm kể từ ngày bên bị thiệt hại phát hiện ra hoặc đã biết vi phạm đó, thì quyền đệ đơn kiện ra toà coi như đã bị chấm dứt.

Chương 6

KHIẾU NẠI

Điều 42

Uỷ ban giải quyết khiếu nại được thành lập bao gồm những cán bộ có trình độ và kinh nghiệm về luật, kinh tế, quản trị kinh doanh hoặc quản lý nhà nước với với số lượng không quá 7 người, do Hội đồng Bộ trưởng bổ nhiệm . Những người này có tư cách là thành viên ủy ban.

Uỷ ban khiếu nại bầu thành viên làm chủ tịch. Vụ trưởng Vụ Nội thương bổ nhiệm nhân viên của Vụ làm thư ký và trợ lý thư ký

Điều 43

Những người được bổ nhiệm làm thành viên Uỷ ban khiếu nại không được thực hiện những công việc đã bị cấm theo quy định tại điều 7, và không phải là thành viên của Uỷ ban cạnh tranh thương mại

Điều 44

Nhiệm vụ của Uỷ ban khiếu nại:

1. Quy định những cơ sở và thủ tục liên quan đến việc khiếu nại theo quy định tại điều 47, đoạn 1

2. Xem xét và quyết định đơn khiếu nại theo quy định tại điều 31 và 37.

3. Ban hành lệnh triệu tập những người liên quan để tuyên bố hoặc gửi tài liệu hoặc chứng cứ để xem xét khiếu nại.

4. Ban hành lệnh hoãn việc tiến hành theo lệnh của Uỷ ban theo quy định tại điều 31 và 37.

Điều 45

Các thành viên của Uỷ ban giải quyết khiếu nại có nhiệm kỳ 4 năm

Đối với nhiệm kỳ đầu tiên, sau khoảng 2 năm, 3 thành viên của uỷ ban này xin từ chức bằng cách rút thăm và việc từ chức bằng cách rút thăm được thực hiện một cách luân phiên.

Những điều khoản quy định điều 9, đoạn 3, và điều 10 áp dụng đối với những sửa đổi về chi tiết của Uỷ ban giải quyết khiếu nại.

Điều 46

Đơn khiếu nại về lệnh của Uỷ ban theo quy định tại điều 31 và điều 37 được đệ trình bởi người nhận lệnh trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận lệnh của uỷ ban.

Điều 47

Những điều kiện và thủ tục khiếu nại được Uỷ ban quy định và công bố ở công báo chính phủ.

Uỷ ban giải quyết khiếu nại xem xét đơn khiếu nại trong vòng 90 ngày kể từ ngày nhận được đơn và thông báo quyết định của mình bằng văn bản cho người khiếu nại. Về lĩnh vực này, điều 36 và điều 38 áp dụng những sửa đổi về mặt chi tiết.

Quyết định của Uỷ ban khiếu nại là quyết định cuối cùng Uỷ ban và thương nhân phải tuân theo quyết định đã được Uỷ ban giải quyết khiếu nại thông qua.

Chương 7

CHẾ TÀI

Điều 48

Người nào không tuân theo giấy triệu tập của chuyên ban, công chức hoặc tiểu ban điều tra theo quy định tại điều 13, đoạn 3, điều 19 (1) và điu 44 (3), thì tuỳ trường hợp cụ thể, bị phạt tù không quá 3 tháng hoặc phạt tiền (không quá 5000 bạt, hoặc áp dụng cả 2 mức hình phạt)

Điều 49

Người nào cản trở việc thi hành công vụ của các công chức quy định tại điều 19 (2), (3) hoặc (4) hoặc điều 2 thì bị phạt tù không quá 1 năm hoặc phạt tiền không quá 20.000 baht hoặc cả hai.

Điều 50

Người nào không tạo điều kiện cho các công chức hoạt động theo quy định tại điều 20 thì bị phạt tù không quá một tháng hoặc phạt tiền không qúa2000 baht, hoặc cả hai.

Điều 51

Người nào vi phạm điều 25, 26, 27, 28, 29 và không tuân thủ điều 39 thì bị phạt tù thời hạn không quá 3 năm hoặc bị phạt tiền không quá 6 triệu baht hoặc cả hai.

Đối với trường hợp vi phạm nhiều lần, hình phạt nặng gấp đôi.

Điều 52

Người nào không tuân theo lệnh của Uỷ ban theo quy định tại điều 30, điều 31 hoặc quyết định của Uỷ ban khiếu nại theo quy định tại điều 47 thì bị phạt tù thời hạn từ 1 năm đến 3 năm, hoặc phạt tiền từ 2 triệu baht tới 6 triệu baht, hoặc phạt tiền hàng ngày là 50.000 baht trong suốt thời gian phạm tội.

Điều 53

Người nào tiết lộ những thông tin số liệu liên quan đến thương nhân hoặc hoạt động của thương nhân, mà những thông tin này thường không được phép lộ ra hoặc biết được do thực hiện nhiệm vụ theo bộ luật này bị phạt tù thời hạn không quá một năm hoặc phạt tiền không quá 100.000 baht, hoặc cả hai hình thức, trừ trường hợp là khai báo cho công chức để thực hiện nhiệm vụ điều tra và xem xét.

Người biết được thông tin về thương nhân từ nhưng người quy định tại đoạn 1 trên đây mà tiết lộ những thông tin đó theo cách có thể gây thiệt hại cho người khác cũng phải chịu hình phạt tương tự

Điều 54

Theo luật này, nếu người vi phạm là một tự nhiên nhân thì người điều hành, người quản lý hoặc người chịu trách nhiệm về hoạt động của tự nhiên nhân đó phải chịu hình phạt như đối với người vi phạm, trừ phi chứng minh

được rằng người vi phạm đã cố tình hành động không báo cấo, hoặc không được sự đồng ý của mình hoặc mình đã ngăn chặn người vi phạm thực hiện hành vi vi phạm.

Điều 55

Đối với những trường hợp vi phạm quy định tại điều 51 và điều 54, bên bị thiệt hại không có quyền lập hồ sơ trường hợp phạm tội, nhưng có quyền đệ trình khiếu nại lên Uỷ ban xem xét theo quy định..

Điều 56

Người phạm tội phải chịu hình phạt phạt tiền hoặc tù không quá 1 năm do Uỷ ban giải quyết. Để thực hiện nhiệm vụ này, Uỷ ban có thể giao cho tiểu ban, thư ký hoặc một công chức thay mặt thực hiện.

Khi người phạm tội đã chịu phạt số tiền trong khoảng thời gian quy định, thì trường hợp đó có thể được giải quyết theo các quy định của luật hình sự.

CHƯƠNG CHUYỂN ĐỔI

Điều 57

Trường hợp thương nhân thấy cần thiết và đã tiến hành các hoạt động quy định tại điều 27 (5), (6), (7), (8), (9) hoặc (10) khi Luật này có hiệu lực, thương nhân phải nộp một đơn xin phép trong vòng 90 ngày kể từ ngày thi hành luật này, và dựa trên đơn đó, thương nhân có thể tiến hành hoạt động theo quy định tại điều 27 (5), (6), (7), (8), (9) hoặc (10) cho đến khi biết kết quả của việc xét đơn.

————————————————— 

THAM KHẢO VÀ DỊCH VỤ TƯ VẤN LIÊN QUAN:

1. Luật sư riêng cho doanh nghiệp;

2. Dịch vụ tư vấn cơ cấu lại doanh nghiệp;

3. Tư vấn thành lập doanh nghiệp tại Hà Nội;

4. Tư vấn xây dựng quy chế hoạt động cho doanh nghiệp;

5. Luật sư tư vấn vụ án tranh chấp kinh doanh, thương mại;

6. Luật sư tư vấn và giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp.