Khái quát chung về Luật tổ chức Quốc Hội
Luật tổ chức Quốc Hội là đạo luật quy định tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội, về nhiệm vụ, quyền hạn của các đại biểu Quốc hội của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Luật tổ chức Quốc hội năm 2001 được Quốc hội Khoá X, kì họp thứ 10 thông qua ngày 25.12.2001, Chủ tịch nước công bố ngày 07.01.2002.
Quá trình hình thành
Ngay sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí Sắc lệnh số 14/SL ngày 08.9.1945 tổ chức cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước để bầu ra Quốc dân đại hội hội đầu tiên của nước ta.
Văn bản luật về tổ chức Quốc hội đầu tiên được ban hành vào ngày 14.7.1960, là sự cụ thể hoá các quy định của Hiến pháp năm 1959 về cơ cấu tổ chức, nguyên tắc hoạt động của Quốc hội, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
Khi đất nước hoàn toàn thống nhất, cả nước gị lên chủ nghĩa xã hội, Luật tổ chức Quốc hội năm 1960 đã được thay thế bằng Luật tổ chức Quốc hội năm 1980 nhằm bảo đảm sự phù hợp với Hiến pháp năm 1980 và đòi hỏi của tình hình thực tế trong giai đoạn phát triển mới. Theo các quy định của Luật năm 1980, cơ cấu tổ chức của Quốc hội có sự thay đổi cơ bản. Quốc hội có Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Quốc hội, có Hội đồng Nhà nước vừa là cơ quan cao nhất, là cơ quan hoạt động thường xuyên của Quốc hội, vừa là Chủ tịch tập thể của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Một số thành viên của các Hội đồng, Uỷ ban của Quốc hội được phân công làm việc theo chế độ chuyên trách. Số lượng đại biểu quốc hệi không quá 400 người.
Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp của thời kì đổi mới, đã có sự thay đổi trong tổ chức bộ máy nhà nước, trong đó thiết chế Hội đồng Nhà nước theo Hiến pháp 1980, sau 12 năm thực hiện, tỏ ra không hoàn toàn thích hợp với bộ máy nhà nước của một Nhà nước dân chủ, đã được thay thế và thiết chế Uỷ ban thường vụ Quốc hội, cơ quan thường trực của Quốc hội và chức danh Chủ tịch nước, người đứng đầu Nhà nước theo Hiến pháp năm 1959 đã được tái lập và để kịp thời thể chế hoá quy định của Hiến pháp năm 1992, Luật tổ chức Quốc hội mới năm 1992 đã được Quốc hội thông qua.
Căn cứ
Căn cứ vào Chương VI Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật này quy định về tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng và các Uỷ ban của Quốc hội; về nhiệm vụ, quyền hạn của các đại biểu Quốc hội.
Có thể thấy
Qua 10 năm thực hiện, trước yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước và yêu cầu cải cách bộ máy nhà nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền, tăng cường hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước đặc biệt là Quốc hội, Luật tổ chức Quốc hội mới năm 2001 đã được ban hành, có hiệu lực kể từ ngày 01.7.2002. Mục tiêu của việc ban hành Luật tổ chức Quốc hội năm 2001 là nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của Quốc hội, các bộ phận cấu thành nên Quốc hội như Uỷ ban thường vụ quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Uÿ ban của Quốc hội cho phù hợp với những sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 vào cuối năm 2001, cũng như phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội trong thời kì mới, nhằm kiện toàn chế độ pháp về tổ chức, hoạt động của các chế định pháp lí cụ thể để cấu thành nên cơ quan quyền lực nhà RưỜP cao nhất là đại biểu Quốc hội và Chủ tịch Quốc hôi Về đối tượng và phạm vi điều chỉnh, Luật tổ chức Quốc hội năm 2001 xác định những quan hệ về tổ chức, hoạt động của Quốc hội và các bộ phận hợp thành của Quốc hội. Trong đó, nhấn mạnh đặc biệt và khẳng định trước hết là vị trí, chức năng, tính chất của Quốc hội trong tổ chức bộ máy nhà nước. Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ hoạt động của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, của Chủ tịch Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban và đại biểu Quốc hội. Về cơ cấu, Luật tổ chức Quốc hội có 7 chương, 94 điều với những nội dung cơ bản như sau: những quy định chung; quy định về Uỷ ban thường vụ quốc hội và Chủ tịch quốc hội; quy định về Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội; quy định về đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội: quy định về kì họp Quốc hội; quy định về bộ máy giúp việc và kinh phí hoạt động của Quốc hội.
SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH LUẬT TỔ CHỨC QUỐC HỘI NĂM 2014
Sau hơn 12 năm thi hành, Luật tổ chức Quốc hội năm 2001 có hiệu lực từ ngày 07/01/2002 (được sửa đổi, bổ sung năm 2007) đã có đóng góp quan trọng, làm cơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và đại biểu Quốc hội. Hoạt động của Quốc hội ngày càng dân chủ, thực chất và hiệu quả hơn. Công tác lập pháp được đổi mới mạnh mẽ; số lượng luật, pháp lệnh được thông qua ngày càng nhiều; chất lượng văn bản được nâng lên, về cơ bản đã bao quát mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế – xã hội, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Công tác giám sát của Quốc hội được tăng cường với sự kết hợp nhiều hình thức giám sát và sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan, tổ chức hữu quan; nội dung giám sát tập trung vào những vấn đề quan trọng, nổi lên trong thực tiễn cuộc sống, được dư luận xã hội và cử tri quan tâm, đồng tình ủng hộ. Việc quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, đặc biệt là về kinh tế – xã hội, ngân sách nhà nước và các công trình, dự án quan trọng quốc gia được Quốc hội xem xét thận trọng nên ngày càng đem lại hiệu quả thiết thực. Hoạt động đối ngoại của Quốc hội đạt kết quả tích cực cả về chiều rộng và chiều sâu, góp phần nâng cao vị thế của đất nước trên trường quốc tế.
Tuy nhiên, để tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội, đáp ứng yêu cầu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, cần sửa đổi Luật tổ chức Quốc hội hiện hành với các lý do cụ thể sau đây:
Thứ nhất, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ 6, ngày 28/11/2013 (sau đây gọi là Hiến pháp) đã có những sửa đổi, bổ sung quan trọng về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và đại biểu Quốc hội, do đó, Luật tổ chức Quốc hội cần phải được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với Hiến pháp.
Thứ hai, từ năm 2002 đến nay, trong quá trình tổ chức và hoạt động, Quốc hội luôn có những đổi mới, cải tiến về phương thức, chế độ làm việc theo hướng phát huy dân chủ, tăng tính chủ động, sáng tạo, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan hữu quan. Những đổi mới, cải tiến này được thực tiễn kiểm nghiệm là đúng đắn và phù hợp nhưng chưa được ghi nhận trong Luật mà chỉ được thể hiện trong nghị quyết, nội quy, quy chế hoạt động hoặc trở thành các tiền lệ trong hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội.
Thứ ba, một số quy định của Luật tổ chức Quốc hội hiện hành về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, đại biểu Quốc hội còn chưa cụ thể, rõ ràng, tính khả thi còn thấp, như việc trình dự án luật, kiến nghị về luật của đại biểu Quốc hội, việc đưa ra để cử tri bãi nhiệm đại biểu Quốc hội không còn xứng đáng, việc bỏ phiếu tín nhiệm, việc tổ chức trưng cầu ý dân…
Thứ tư, một số thiết chế trong Luật tổ chức Quốc hội hiện hành chưa có quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn như Ủy ban lâm thời hoặc nhiệm vụ, quyền hạn không tương xứng với vị trí của thiết chế đó như Đoàn thư ký kỳ họp Quốc hội. Mô hình tổ chức bộ máy giúp việc chưa thật hợp lý, tính chuyên nghiệp trong hoạt động của bộ máy này chưa cao; chưa luật hóa địa vị pháp lý của các cơ quan thuộc bộ máy giúp việc như Ban công tác đại biểu, Ban dân nguyện, Văn phòng Quốc hội;chưa có cơ chế khuyến khích, thu hút các chuyên gia giỏi, cán bộ có năng lực, kinh nghiệm về làm việc tại các cơ quan giúp việc Quốc hội.
Thứ năm, tổ chức và hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và đại biểu Quốc hội vẫn còn một số hạn chế, bất cập. Tổ chức và hoạt động của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội hiện nay chưa tương xứng với sự gia tăng về khối lượng công việc trong khi yêu cầu về chất lượng ngày càng cao. Cơ chế làm việc cũng như các điều kiện bảo đảm cho đại biểu Quốc hội, bao gồm cả đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách chưa thật sự phù hợp và chưa được quy định trong luật.
Từ những lý do nêu trên cho thấy cần phải sửa đổi một cách cơ bản Luật tổ chức Quốc hội hiện hành nhằm tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc tiếp tục đổi mới, hoàn thiện tổ chức và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội.
QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG LUẬT
Luật tổ chức Quốc hội năm 2014 được xây dựng dựa trên các quan điểm chỉ đạo sau đây:
1. Thể chế hóa đầy đủ các chủ trương, đường lối của Đảng, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và đại biểu Quốc hội; bảo đảm Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, giám sát tối cao hoạt động của Nhà nước;
2. Kế thừa và phát triển những quy định trong Luật tổ chức Quốc hội hiện hành và các văn bản pháp luật khác có liên quan đã được thực tiễn kiểm nghiệm là hợp lý, đúng đắn và hiệu quả; khắc phục những hạn chế, bất cập; đồng thời hệ thống hóa, pháp điển một bước các quy định về tổ chức và hoạt động của Quốc hội;
3. Xác định đại biểu Quốc hội giữ vai trò trung tâm, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội là các cơ quan chuyên môn làm việc thường xuyên của Quốc hội; Ủy ban thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội; các cơ quan khác thuộc Quốc hội và Văn phòng Quốc hội là bộ máy tham mưu, phục vụ của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội. Cụ thể hóa nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan của Quốc hội để tránh chồng chéo, trùng lặp, không hành chính hóa hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội.
4. Tham khảo, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm về tổ chức và hoạt động nghị viện của một số nước trên thế giới phù hợp với điều kiện của Việt Nam; đồng thời, hoàn thiện cả về kỹ thuật lập pháp, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, chất lượng và hiệu quả của đạo luật này.