1. Giá trị tiền tệ
Thuyết Tiền tệ Áo chỉ xem tiền tệ là độc đáo vì khả năng chuyển hoán giữa các thời gian với nhau và tập trung vào các ảnh hưởng giá cả tương đối của thay đổi trong lượng tiền cung cấp. Lý thuyết bắt đầu bằng lý thuyết tiến hóa tiền tệ và kết thúc bằng phân tích ảnh hưởng của thay đổi về tiền tệ đối với quyết định kinh tế cơ bản của cá nhân.
Mặc dù Carl Menger định hình lý thuyết tiến hóa tiền tệ nhấn mạnh kết quả không cố ý của hành vi cá nhân (tư lợi), ông không thành công trong việc lý giải điều gì quyết định giá trị tiền tệ. Vì thế, lý thuyết Tiền tệ vẫn còn tách biệt với lý thuyết giá trị cho đến khi cả hai được Ludwig Von Mises sáp nhập, một trong những học trò của Bõhm – Bawerk, Đại học Vienna. Mises đã thành công trong việc sáp nhập thuyết Tiền tệ và thuyết Giá trị bằng cách hình thành cả hai trên cùng một nguyên tắc, hiệu dụng biên tế các nhu cầu cá nhân chủ quan.
2. Giá trị sử dụng chủ quan so với giá trị trao đổi khách quan
Ludwig Heinrich Edler von Mises (29 tháng 9 năm 1881 – 10 tháng 10 năm 1973) là một nhà kinh tế học, nhà sử học, nhà logic học và nhà xã hội học người Áo. Mises đã viết và thuyết trình nhiều về những đóng góp cho xã hội của chủ nghĩa tự do cổ điển. Ông được biết đến với công trình nghiên cứu về thực dụng học, một nghiên cứu về sự lựa chọn và hành động của con người.
Mises công nhận hiệu dụng biên tế của tiền tệ phát xuất từ hai nguồn riêng biệt. Một mặt, tiền tệ có giá trị rút ra từ giá trị hàng hóa mà tiền có thể mua. Mặt khác, tiền tệ có giá trị sử dụng chủ quan của chính nó vì có thể giữ lại để trao đổi sau này. Những gì chúng ta gọi là giá trị tiền tệ theo cách nói thông thường phát xuất từ khả năng tiền tệ trao đổi lấy các hàng hóa khác. Mises gọi đặc điểm này của tiền tệ là giá trị trao đổi khách quan để phân biệt với giá trị sử dụng chủ quan của tiền tệ. Ngày nay chúng ta gọi là sức mua của đồng tiền.
Lúc ấy bằng cách nào đánh giá được sức mua của đồng tiền? Lý thuyết quy ước đề xuất khái niệm mức giá đơn nhất (tổng hợp), qua đó sức mua của đồng tiền (tương hỗ của mức giá) là kết quả của tổng khối lượng giao dịch trong xã hội chia cho tốc độ chu chuyển. Dưới dạng phương trình trao đổi quen thuộc (xem Chương 20), trong đó MV = PT, mức giá cả p sẽ rút ra như sau: p = MV/T, và tương hỗ của nó (sức mua của đồng tiền), 1ZP = TỊMV. Mises thừa nhận một phần chân lý trong lý thuyết số lượng, nghĩa là “quan điểm rằng sự kết hợp tồn tại một mặt giữa các biến đổi trong giá trị tiền tệ và mặt khác là tiền tệ cung ứng” nhưng ông lập luận, “ngoài vấn đề này, Lý thuyết Tiền tệ không cung cấp cho chúng ta điều gì cả. Trước hết, lý thuyết này không giải thích cơ chế biến đổi trong giá trị tiền tệ” (Money and Credit, trang 130).
Đúng với truyền thông Áo, Mises phủ nhận tiếp cận Kinh tế Vĩ mô trong lý thuyết Tiền tệ để ủng hộ tiếp cận chủ nghĩa cá nhân. Tất cả định giá đều do cá nhân tiến hành, vì thế mấu chốt để hiểu giá trị tiền tệ phải nằm trong suy nghĩ cá nhân. Sức mua của đồng đô-la là một dải hàng hóa mênh mông có thể mua được bằng đồng đô-la ấy. Dải này đồng nhất và cụ thể. Bất kỳ thời điểm nào một đô-la cũng mua được ba hộp kẹo cao su, một đôi vớ, hai đĩa mềm vi tính, hai chai soda, một gói thuốc, v.v… Vì thế, sức mua của đồng tiền không thể tóm tắt bằng một số con số mức giá đơn nhất. Vào mọi thời điểm, hàng hóa đồng nhất phải được định nghĩa dưới dạng tính hữu dụng của nó đối với người tiêu dùng hơn là thuộc tính công nghệ của nó. Tương tự, giá cả phải liên quan đến tính hữu dụng cụ thể của một hàng hóa, chứ không phải đối với thuộc tính công nghệ của nó. Một căn hộ có cùng thuộc tính công nghệ ở Manhattan và ở Peoria sẽ không có giá như nhau vì chúng không hữu dụng như nhau đối với người mua. Căn hộ ở New York có vị trí đáng mong muốn hơn với khả năng tiêu dùng mở rộng hơn do đó được định giá cao hơn trên thị trường. Mises nhấn mạnh khía cạnh vị trí (và nhất thời) khi giải thích sự khác biệt về giá trị của hàng hóa giống nhau về công nghệ, và đến phiên sự khác biệt này bổ sung cho khái niệm của người Áo sức mua của đồng tiền ngang bằng dải hàng hóa.
3. Vấn đề Mises gặp phải
Khi áp dụng lý thuyết hiệu dụng biên tế vào giá tiền tệ, Mises gặp phải vấn đề lý thuyết hóc búa. Khi một cá nhân phân loại cà phê hay giày hay kỳ nghỉ trên thang độ giá trị thì anh ta đánh giá những hàng hóa này cho mục đích sử dụng, tiêu dùng trực tiếp, và mỗi cách đánh giá tùy vào và trước khi giá đưa ra trên thị trường. Tuy nhiên, người đang nắm tiền không phải vì tiền có thể sử dụng tiêu dùng trực tiếp mà vì sau này sẽ trao đổi lấy hàng sẽ được sử dụng trực tiếp. Nói cách khác, tiền tệ bản thân nó không hữu dụng. Tiền chỉ hữu dụng vì nó có giá trị trao đổi trước – sức mua có từ trước. Vì thế nhu cầu tiền tệ không những là không độc lập với giá thị trường hiện hữu mà còn rút ra chính xác từ giá có từ trước dưới dạng hàng hóa và dịch vụ khác, vấn đề vẫn tiềm ẩn. Nếu nhu cầu tiền tệ và do đó là tính hiệu dụng của nó, tùy thuộc vào giá có từ trước hay sức mua, thì giá được giải thích bằng nhu cầu như thế nào? Những người chỉ trích Mises cáo buộc ông đã rơi vào bẫy luân chuyển.
Mises tránh bẫy bằng định lý giảm dần. Nhu cầu tiền trong một ngày nhất định, như ngày D, bằng với sức mua của ngày trước đó, D -I. Nhu cầu về tiền trong ngày trước đó D – 1 đến lượt bằng sức mua của đồng tiền trong ngày D – 2 và v.v… Nói cách khác, nhu cầu về tiền luôn có một thành phần lịch sử (nghĩa là nhất thời). Nhưng thành phần này có phải là sự giảm dần nhất định qua thời gian hay không? Không, Mises đáp, chúng ta phải đẩy phân tích trở ngược về thời điểm đó khi hàng hóa sử dụng như tiền tệ, không sử dụng như một phương tiện trao đổi gián tiếp nhưng thay vào đó được yêu cầu sử dụng tiêu dùng trực tiếp của riêng nó. Giả sử chúng ta đi ngược lại thời gian đến thời điểm khi vàng được giới thiệu như tiền. Chúng ta cứ cho rằng trước thời điểm này, tất cả việc mua bán diễn ra bằng sự đổi chác. Vào ngày đổi chác sau cùng, vàng có giá trị duy nhất vì sử dụng tiêu dùng trực tiếp của nó, nhưng vào ngày thứ nhất sử dụng như tiền, thì vàng có sử dụng bổ sung như một phương tiện trao đổi. Nói cách khác, vào ngày thứ nhất sử dụng như phương tiện trao đổi, vàng có hai khuôn khổ hiệu dụng: thứ nhất, sử dụng tiêu dùng trực tiếp, và thứ hai, sử dụng tiền tệ có thành phần lịch sử trong hiệu dụng.
Đánh giá định lý giảm dần này, Murray Rothbard, học trò của Mises, chỉ ra tính liên tục giữa Mises và Menger, nhấn mạnh các thành phần tiến hóa và định chế của tiền tệ:
“Định lý giảm dần Mises không những giải thích đầy đủ nhu cầu hiện tại về tiền tệ và sáp nhập lý thuyết Tiền tệ với lý thuyết hiệu dụng biên tế, mà còn chứng minh tiền tệ phải phát sinh từ cách này – trên thị trường – với cá nhân trên thị trường dần dần bắt đầu sử dụng một số hàng hóa có giá trị trước đó như một phương tiện trao đổi. Không có tiền tệ nào phát sinh bằng khế ước xã hội để xem xét một số hàng hóa không giá trị trước đó như “tiền tệ” hay bằng sắc lệnh đột ngột của chính phủ. Đối với những trường hợp ấy, hàng hóa tiền tệ không thể có sức mua trước đây, có thể tính đến nhu cầu tiền tệ của cá nhân. Như thế, Mises chứng minh tầm nhìn sáng suốt của Carl Menger theo cách trong đó tiền tệ phát sinh trên thị trường không đơn thuần là một tóm tắt lịch sử mà là sự nhất thiết lý thuyết”. (The Austrian Theory of Money, trang 169).
4. Ảnh hưởng thay đổi trong tiền tệ đối với giá tương đối
Mises tập trung phân tích tiền tệ của mình vào ảnh hưởng của sự thay đổi trong lượng tiền dự trữ đối với hoạt động kinh tế. Thêm một lần nữa, ông phủ nhận tiếp cận Kinh tế Vĩ mô để ủng hộ chủ nghĩa cá nhân phương pháp luận. Đối với lý thuyết số lượng do John Locke đề xuất, Cantillon lập luận rằng kết quả của sự gia tăng lượng tiền dự trữ sẽ không giống nhau trong khắp nền kinh tế mà đúng ra sẽ làm giá tăng đến tỉ lệ không đều trong nhiều khu vực khác nhau, qua đó thay đổi giá tương đối trong tiến trình. Mises kết hợp lý thuyết hiệu dụng biên tế tiền tệ với “hiệu ứng Cantillon” để giải thích tác động của thay đổi trong lượng tiền cung ứng.
Trong xã hội hiện đại, khi chính phủ hay ngân hàng trung ương gia tăng lượng tiền cung ứng, thì họ không làm như cách tác động đến mọi người như nhau. Thay vào đó, tiền mới được chính phủ hay ngân hàng phát hành để chi phí cho hàng hóa và dịch vụ đặc biệt. Nhu cầu đối với các hàng hóa đặc biệt này gia tăng, qua đó trước tiên là tăng giá. (Yếu tố của sự tăng giá này trong kinh tế học Mises lúc này đã rõ: khi sự nắm giữ tiền tăng, thì hiệu dụng biên tế tiền tệ giảm sao cho hàng hóa được đánh giá lại trước tiền bạc trong thang độ chọn lựa chủ quan, đẩy giá của những mặt hàng này lên cao). Dần dần tiền mới lay động nền kinh tế, tăng nhu cầu và giá cả như chính nó. Do đó, thu nhập và của cải do đó được tái phân phối đến những ai nhận tiền mới vào đầu quá trình, với giá phải trả của những người nhận tiền mới chậm hơn, hay những người sống bằng thu nhập cố định và không hề nhận tiền mới.
5. Mises giữ lập trường chống lại sự mở rộng lạm phát của lượng tiền cung cấp
Thừa nhận những ảnh hưởng tương đối này và sự tái phân phối của cải tiếp theo sau, Mises giữ lập trường cứng rắn chống lại sự mở rộng lạm phát của lượng tiền cung cấp. Thật ra, ông cho rằng vì dịch vụ trao đổi| tiền tệ không tăng bằng lượng tiền dự trữ cao hơn, lạm phát luôn trở thành trò chơi được mất ngang nhau, một số hưởng lợi bằng giá phải trải của một số khác:
“Dịch vụ mà những người hoàn trả tùy thuộc vào mức độ cao của sức mua Không ai muốn có trong số tiền mặt đang nắm giữ một số lượng khoản tiền có hạn hay một khối lượng tiền tệ có hạn, anh ta muốn duy trì sự nắm gill tiền mặt với số lượng sức mua có hạn. Khi hoạt động của thị trường có xu hướng quyết định tình trạng sau cùng sức mua của đồng tiền ở độ cao trùng với lượng tiền cung ứng và lượng tiền theo yêu cầu, thì không hề có sư thặng dư hay thiếu hụt tiền. Mỗi cá nhân và mọi cá nhân luôn thụ hưởng đầy đủ lợi thế mà họ rút ra từ sự trao đổi gián tiếp và sử dụng tiền tệ, cho dù tổng lượng tiền có nhiều hay ít đi nữa. Sự thay đổi trong sức mua tiền tệ tạo ra sự thay đổi trong việc tùy ý sử dụng của cải trong số những thành viên khác nhau trong xã hội. Từ quan điểm người ta háo hức làm giàu từ những thay đổi như thế, lượng tiền cung ứng có thể xem là thiếu hay thừa, và sự khao khát hưởng lợi như thế có thể tạo ra từ chính sách nhằm mang lại thay đổi đem lại tiền mặt trong sức mua. Thế nhưng, dịch vụ mà những người hoàn trả tiền sẽ không được cải thiện cũng như sút kém bằng việc thay đổi lượng tiền cung ứng… số lượng tiền có sẵn trong toàn bộ nền kinh tế luôn đủ đảm bảo cho mọi người tất cả những gì mà tiền đang làm và có thể làm”. (Human Action, trang 418).
Đoạn trích trên phân tích kinh tế của Mises đã làm ông thận trọng trong việc lạm dụng khả năng hiện tại thể hiện trong chính sự tập trung sức mạnh kinh tế. Lạm phát tiền tệ là một phương pháp qua đó chính phủ và hệ thống ngân hàng do chính phủ kiểm soát, ủng hộ các nhóm chính trị đều có thể truất hữu từng phần của cải các nhóm khác trong xã hội. Sau khi trực tiếp chứng kiến siêu lạm phát ở Đức sau Thế chiến I Mises vẫn còn hoài nghi sự tự nguyện của chính phủ bất kỳ trong việc kiềm chế tiền tệ dài hạn. Chính vì lý do này và không phải vì ông quy bất kỳ tính chất bí ẩn nào cho vàng, mà Mises là người đấu tranh cho chế độ kim bản vị như là hình thức tiền tệ thích hợp nhất.
LUẬT LVN GROUP (Sưu tầm)