Trả lời:
1. Soạn thảo cơ sở ban hành văn bản áp dụng pháp luật ?
Cơ sở ban hành văn bản áp dụng pháp luật là phần nội dung đầu tiên được xác lập và ưình bày dưới phần trích yếu của văn bản. Trên thực tế, nội dung này có ý nghĩa bảo đảm cho văn bản được ban hành một cách hợp pháp và phù hợp với thực tiễn. Văn bản áp dụng pháp luật được ban hành dựa trên cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn.
1.1 Cơ sở pháp lý của văn bản áp dụng pháp luật
Cơ sở pháp lý được hiểu là chuẩn mực pháp lý trên cơ sở đó văn bản áp dụng pháp luật được ban hành bảo đảm tính hợp pháp. Thông thường, đó là các văn bản liên quan trực tiếp đến dự thảo văn bản về thẩm quyền ban hành và nội dung công việc cần giải quyết.
– Yêu cầu khi viện dẫn cơ sở pháp lý của văn bản áp dụng pháp luật:
Trước hết, văn bản được viện dẫn làm cơ sở pháp lý của văn bản áp dụng pháp luật phải là văn bản quy phạm pháp luật, trong một so trường hợp cả văn bản áp dụng pháp luật. Nếu so sánh việc xác lập phần cơ sở pháp lý của văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật sẽ thấy được những khác biệt trong việc lựa chọn các văn bản đóng vai trò cơ sở pháp lý. Cụ thể, nếu các văn bản là đối tượng được lựa chọn trong phần cơ sở pháp lý của văn bản quy phạm pháp luật luôn luôn là văn bản quy phạm pháp luật thì cơ sở pháp lý được lựa chọn trong văn bản áp dụng pháp luật bao gồm cả văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật.
Bên cạnh đó, văn bản pháp luật làm cơ sở pháp lý phải đang có hiệu lực tại thời điểm xảy ra sự việc và quy định trực tiếp về thẩm quyền giải quyết, nội dung cũng như cách thức thực hiện công việc cần áp dụng pháp luật. Vì vậy, người soạn thảo không được viện dẫn những văn bản pháp luật đã hết hiệu lực pháp lý hoặc đã được ban hành nhưng chưa có hiệu lực vào thời điểm xảy ra sự việc hoặc những văn bản không liên quan đến công việc cần giải quyết.
– Cách thức soạn thảo phần cơ sở pháp lý:
Thứ nhất, đối với văn bản áp dụng pháp luật trình bày theo kết cấu điều khoản là nghị quyết, quyết định… khi soạn thảo phần cơ sở pháp lý, chủ thể soạn thảo thường sử dụng công thức có tính chất lặp bắt đầu bằng từ “căn cứ”. Nếu phần cơ sở pháp lý có nhiều văn bản liên quan được viện dẫn thì sẽ có nhiều “căn cứ” khác nhau. Sau mỗi từ “căn cứ” là tên của văn bản pháp luật liên quan và được trình bày theo vị trí như sau:
+ Căn cứ thứ nhất, người soạn thảo viện dẫn văn bản pháp luật quy định trực tiếp về thẩm quyền của chủ thể ban hành văn bản áp dụng pháp luật.
Hiện nay, thẩm quyền của các chủ thể trong việc ban hành văn bản áp dụng pháp luật để giải quyết công việc cụ thể được quy định trong rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau như các luật về tổ chức bộ máy nhà nước, các luật, pháp lệnh điều chỉnh từng lĩnh vực. Tuy nhiên, để viện dẫn chính xác văn bản quy phạm pháp luật quy định thẩm quyền của chủ thể áp dụng pháp luật cần căn cứ vào nội dung chính của văn bản áp dụng pháp luật để lựa chọn văn bản có nội dung quy định thẩm quyền của chủ thể trực tiếp giải quyết loại việc được đề cập trong văn bản.
Ví dụ: Để xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, xây dựng, môi trường… trước hết, cần căn cứ vào Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (là văn bản quy định thẩm quyền của chủ thể ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính); để giải quyết khiếu nại, tố cáo của cá nhân (tổ chức) cần lựa chọn Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo; để giải quyết các tranh chấp đất đai, để giao đất, thu hồi đất cần lựa chọn Luật Đất đai.
+ Căn cứ tiếp theo,người soạn thảo viện dẫn văn bản pháp luật quy định trực tiếp nội dung công việc được giải quyết.
Hiện nay, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật có thứ bậc hiệu lực pháp lý khác nhau. Như vậy, để giải quyết công việc bằng hoạt động ban hành văn bản áp dụng pháp luật thì việc lựa chọn văn bản đóng vai trò cơ sở pháp lý ngoài việc viện dẫn văn bản quy định thẩm quyền áp dụng pháp luật, còn đồng thời phải viện dẫn văn bản quy định cách thức giải quyết vấn đề là nội dung chính của văn bản. Ví dụ: Trong quyết định kỉ luật cán bộ, công chức, văn bản có nội dung quy định cách thức giải quyết vấn đề kỉ luật cán bộ, công chức là nghị định của Chính phủ quy định về xử lý kỉ luật đối với cán bộ, công chức.
Ngoài ra, trong những trường họp nhất định còn xét tới việc viện dẫn văn bản chứa đựng nội dung liên quan trực tiếp đến vấn đề được giải quyết với tư cách là điều kiện hay thủ tục bắt buộc để ban hành văn bản áp dụng pháp luật. Trên thực tế, vấn đề này chỉ đặt ra đối với trường hợp cần phải có những điều kiện, hay thủ tục nhất định bảo đảm để hoạt động áp dụng pháp luật thực hiện đúng quy định của pháp luật. Nói cách khác, đó là việc viện dẫn một văn bản áp dụng pháp luật có nội dung liên quan trực tiếp được ban hành trước đó và được xác định là điều kiện, thủ tục cần phải có để ban hành văn bản.
Ví dụ: Quyết định khởi tố vụ án hình sự là văn bản áp dụng pháp luật được xác định là điều kiện, thủ tục bắt buộc để ban hành quyết định khởi tố bị can, hoặc quyết định xử phạt vi phạm hành chính là thủ tục bắt buộc được ban hành trước đó và được xác lập là cơ sở pháp lý của quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Việc viện dẫn văn bản áp dụng pháp luật là cơ sở pháp lý ương những trường hợp như vậy có mục đích bảo đảm đế văn bản được ban hành đúng thủ tục do pháp luật quy định và theo đó công việc được giải quyết hoàn toàn hợp pháp.
Ngoài các vị trí được xác lập như đã nêu trên, việc viện dẫn văn bản đóng vai trò cơ sở pháp lý trong nhiều trường hợp cần lưu ý một số hướng lựa chọn có điểm chung là mối quan hệ giữa văn bản đang soạn thảo với các văn bản khác trong cùng hệ thống. Theo cách lập luận này, nếu vào thời điểm văn bản được ban hành cùng có nhiều văn bản liên quan đến nội dung được đề cập thì chỉ nên lựa chọn văn bản trực tiếp có ý nghĩa đối với dự thảo. Cụ thể hơn, nếu liên quan đến dự thảo là những văn bản quy phạm pháp luật có cùng hiệu lực pháp lý và cùng quy định vấn đề liên quan đến nội dung của dự thảo thì nên lựa chọn văn bản quy định trực tiếp nội dung chính đề cập trong dự thảo. Ví dụ: Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo đều quy định thẩm quyền của uỷ ban nhân dân các cấp trong việc tổ chức tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân trên địa bàn. Tuy nhiên, trong quyết định giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo chỉ nên lựa chọn Luật Khiếu nại hoặc Luật Tố cáo là những văn bản quy định trực tiếp thẩm quyền giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo của uỷ ban nhân dân các cấp.
Ngoài ra, khi viện dẫn chủ thể soạn thảo văn bản cần nêu đầy đủ và cụ thể các dấu hiệu của văn bản như: tên văn bản, số, kí hiệu, chủ thể ban hành, thời gian ban hành và trích yếu nội dung văn bản.
Ví dụ: Căn cứ Quyết định số…/.. ./QĐ-UBND ngày… tháng… năm… của ưỷ ban nhân dân tỉnh A quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và hoạt động của Sở Tu pháp.
Cần lưu ý, các văn bản pháp luật được viện dẫn trong phần cơ sở pháp lý thường trình bày độc lập, được ngăn cách với nhau bởi dấu chấm phẩy và xuống dòng.
Ví dụ: Trong quyết định phê chuẩn kết quả bầu các thành viên uỷ ban nhân dân cấp huyện của chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh, phần cơ sở pháp lý được trình bày như sau:
CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH A
“Căn cú Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày… tháng… năm…;
Căn cứ Nghị định SỐ…/…/NĐ-CP ngày… tháng… năm… của Chính phủ quy định số lượng Phó chủ tịch và cơ cấu thành viên uỷ ban nhân dân các cấp;
Căn cứ Nghị quyết SỐ…/NQ-HĐND ngày… tháng… năm… của Hội đồng nhân dân huyện về việc bầu thành viên Uỷ ban nhân dân huyện…;”
Thứ hai,đối với văn bản áp dụng pháp luật trình bày theo kết cấu nghị luận (chỉ thị) là hình thức văn bản có cách diễn đạt bằng văn phong nghị luận với kết cấu ba phần, trong đó cơ sở pháp lý của văn bản được xác lập ở phần mở đầu. Việc trình bày cơ sở pháp lý trong văn bản có kết cấu nghị luận thường được diễn đạt bằng các câu văn tự do với việc sử dụng các thành phần trạng ngữ (chỉ thời gian hoặc chỉ mục đích) được bố trí ở câu đầu tiên hoặc câu cuối của phần mở đầu. Thông thường, cách xác lập dễ nhận thấy nhất là người soạn thảo viện dẫn tên một văn bản pháp luật chứa đựng nội dung liên quan trực tiếp đến chủ đề được nêu trong dự thảo.
Ở vị trí câu đầu tiên của phần mở đầu, người soạn thảo viện dẫn văn bản pháp luật sau những trạng ngữ chỉ thời gian như: Sau khi có/Kể từ khi có/Sau nhiều năm thực hiện…
Ví dụ: Sau một thời gian thực hiện Luật Phòng cháy, chữa cháy do Quốc hội ban hành, công tác phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn thành phố đã được các cấp, các ngành quan tâm và bước đầu đạt được những kết quả đáng kể…
Ở vị trí câu cuối của phần mở đầu, người soạn thảo viện dẫn văn bản pháp luật trong thành phần trạng ngữ chỉ mục đích của câu như: Để tổ chức thực hiện.. ./Nhằm triển khai thực hiện…
Ví dụ: Để thực hiện tốt Luật Phòng cháy, chữa cháy trong năm… Uỷ ban nhân dân thành phố yêu cầu các cấp, các ngành khẩn trương triển khai thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau đây:…
1.2 Cơ sở thực tiễn của văn bản áp dụng pháp luật
Cơ sở thực tiễn của văn bản áp dụng pháp luật là những thông tin thực tiễn phản ánh nhu cầu cần giải quyết công việc cụ thể. Thông thường, cơ sở thực tiễn ban hành văn bản áp dụng pháp luật được thể hiện thông qua những văn bản hành chính (biên bản, công văn, tờ trình…) hoặc là hành vi đề nghị của trưởng đơn vị soạn thảo.
Cách thức soạn thảo phần cơ sở thực tiễn:
Hiện nay, để soạn thảo cơ sở thực tiễn của văn bản áp dụng pháp luật ở hai kết cấu văn bản thường được trình bày theo những cách thức khác nhau, điều này cho phép người soạn thảo có thê lựa chọn hướng soạn thảo trên cơ sở ban hành văn bản phù hợp với từng kết cấu.
Trước hết, đối với văn bản áp dụng pháp luật trình bày theo kết cấu điều khoản, vị trí phần cơ sở thực tiễn thường được xác lập và trình bày sau phần cơ sở pháp lý, bắt đầu bằng việc sử dụng các từ “xét” hoặc “theo”. Sau từ “xét” hoặc “theo” là việc đề cập văn bản có giá trị pháp lý liên quan (biên bản), bản đề nghị của cấp liên quan có giá trị cung cấp thông tin thực tiễn (tờ trình, công văn) hoặc hành vi đề nghị.
Ví dụ: Trong quyết định kỉ luật cán bộ, công chức, viên chức:
Xét biên bản của Hội đồng kỉ luật ngày… tháng… năm…, Trong quyết định bổ nhiệm:
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ,
Việc lựa chọn sử dụng từ “xét” hay từ “theo” khi soạn thảo phần cơ sở thực tiễn thường căn cứ vào lý do trực tiếp làm phát sinh vấn đề mà chủ thể ban hành văn bản phải giải quyết. Theo đó, từ “xét” được sử dụng trong trường họp này thường là hành vi đề nghị, văn bản đề nghị của cấp dưới trực tiếp quản lý vấn đề được nêu trong văn bản, hoặc là văn bản hành chính thông dụng như công văn, tờ trình… do cấp dưới ban hành để đề xuất sự việc lên cấp trên; từ “theo” được sử dụng trong trường hợp viện dẫn văn bản của cấp ủy, hoặc văn bản hành chính thông dụng do cấp trên trực tiếp chỉ đạo đòi hỏi chủ thể ban hành văn bản phải thực hiện, hoặc văn bản ngang cấp cùng phối hợp thực hiện.
Đối với văn bản áp dụng pháp luật trình bày theo kết cấu nghị luận, thông thường phần cơ sở thực tiễn được xác lập trong phần mở đầu của văn bản. Hướng trình bày chung nhất là cơ sở thực tiễn được diễn đạt theo văn phong nghị luận thông qua việc trình bày về thực trạng công việc (thành tựu, hạn chế) và nguyên nhân dẫn đến hạn chế. Ví dụ: Trong chỉ thị của Uỷ ban nhân dân tỉnh A về việc tăng cường hiệu lực công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, phần cơ sở thực tiễn được diễn đạt như sau:
“Trong thời gian gần đây, các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng trong việc chỉ đạo, tổ chức xem xét, giải quyết các khiếu nại, tổ cảo của công dân. Nhiều vụ việc được cấp ủy, chính quyền tập trung chỉ đạo giải quyết kịp thời, bảo đảm đúng quy định của pháp luật được quần chúng đồng tình ủng hộ, góp phần tích cực vào việc ổn định tình hình an ninh nông thôn.
Tuy nhiên, ở nhiều nơi tình trạng đơn thư khiếu nại, tố cáo vượt cấp gia tăng. Nhiều việc chưa được cap có thẩm quyền chỉ đạo giải quyết kịp thời; việc xem xét, giải quyết chưa có sự thống nhất, chưa dứt điểm, để kéo dài hoặc kết luận, xử lỉ còn chậm, chất lượng giải quyết công việc chưa cao… Những điều này đã gây ra bức xúc về dư luận trong việc giải quyết khiếu nại, tố cảo ở một so địa phương.
Để khắc phục các tồn tại trên, Uỷ ban nhân dãn tỉnh chỉ thị thủ trưởng các ngành, Uỷ ban nhãn dân các huyện, thành phổ nghiêm túc thực hiện một số nhiệm vụ sau:… ”
Lưu ý, để nội dung phần mở đầu trình bày cô đọng, ngắn gọn cần nêu khái quát, trực tiếp vấn đề chính với tư cách là cơ sở thực tiễn đồng thời là nguyên nhân làm phát sinh vấn đề được triển khai trong phần nội dung (như đã trình bày trong ví dụ trên).
2. Soạn thảo mệnh lệnh của chủ thể áp dụng pháp luật
Trong văn bản áp dụng pháp luật, mệnh lệnh áp dụng pháp luật được xác định là ý chí của chủ thể ban hành văn bản khi trực tiếp áp dụng pháp luật để giải quyết công việc thuộc phạm vi thẩm quyền. Mệnh lệnh áp dụng pháp luật thực chất là nội dung của văn bản áp dụng pháp luật được chủ thể ban hành văn bản xác lập bằng việc hiện thực hoá quy phạm pháp luật vào việc giải quyết các tình huống cụ thể. Thông thường, nội dung chính của văn bản áp dụng pháp luật được hình thành trên cơ sở ban hành mệnh lệnh cụ thể thông qua việc lựa chọn quy phạm pháp luật liên quan đến sự việc, hiện tượng phát sinh trong thực tiễn; hoặc các giải pháp, biện pháp tổ chức thực hiện một nhiệm vụ cụ thể. Căn cứ vào cách thức trình bày kết cấu của mỗi loại văn bản (kết cấu điều khoản hay kết cấu nghị luận), việc soạn thảo mệnh lệnh sẽ theo đó được xác lập một cách khoa học và phù hợp với từng kiểu kết cấu văn bản.
Đối với văn bản áp dụng pháp luật trình bày theo kết cấu điều khoản (quyết định, nghị quyết…), việc xây dựng nội dung thường được phân chia thành các điều, khoản theo trình tự vấn đề liên quan. Việc diễn đạt những nội dung này đòi hỏi phải cụ thể, rõ ràng, bảo đảm tính mệnh lệnh trong suốt quá trình áp dụng pháp luật. Căn cứ vào nhu cầu áp dụng pháp luật và tính chất của loại việc được áp dụng pháp luật, nội dung của văn bản được phân chia, sắp xếp bởi số lượng các điều khác nhau, theo trình tự nội dung chính được trình bày trước rồi đến các nội dung liên quan, theo thứ tự sau đây:
Điều 1. Nêu trực tiếp mệnh lệnh giải quyết công việc.
Vấn đề cần làm rõ nội dung tại Điều 1 là chỉ đề cập mệnh lệnh chính liên quan trực tiếp đến lý do giải quyết công việc thuộc phạm vi thẩm quyền của chủ thể áp dụng pháp luật. Việc diễn đạt nội dung của Điều 1 đòi hỏi phải thể hiện tính quyền uy khi ban hành mệnh lệnh. Để bảo đảm sự chính xác khi soạn thảo các mệnh lệnh cụ thể cần căn cứ vào nội dung của vấn đề và lý do giải quyết vấn đề. Ví dụ: Để điều động công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức thì mệnh lệnh là điều động; để tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức thì mệnh lệnh là tuyển dụng.
Khi diễn đạt nội dung của Điều 1, chủ thể soạn thảo văn bản có thể sử dụng công thức: mệnh lệnh – đối tượng – lý do/ thời gian. Mặt khác, do đặc thù của văn bản áp dụng pháp luật là đề cập trực tiếp đối tượng tác động của văn bản, bởi vậy việc soạn thảo các dấu hiệu để nhận biết đối tượng của văn bản đòi hỏi phải cụ thể, rõ ràng, thể hiện được tính cá biệt của văn bản.
Cùng với cách soạn thảo này đòi hỏi chủ thể ban hành văn bản phải căn cứ vào các dấu hiệu riêng biệt của đối tượng để cá biệt hoá theo hướng đưa vào nội dung văn bản những dấu hiệu nhân thân của cá nhân: họ tên đối tượng, ngày, tháng, năm sinh, nơi đăng kí hộ khẩu thường trú, chức vụ, nơi công tác… Trong những trường hợp đặc biệt, việc soạn thảo đối tượng tác động của văn bản áp dụng pháp luật là bản án còn được xem xét ở những dấu hiệu nhân thân khác như: giới tính, dân tộc, quốc tịch, trình độ văn hoá, quan hệ cha mẹ, quan hệ vợ, chồng, con…
Đế bảo đảm tính thống nhất trong diễn đạt nội dung văn bản, tên của cá nhân là đối tượng tác động thường trình bày sau một số danh từ chung chỉ người như: ông hoặc bà, hoặc một số thuật ngữ pháp lý như: bị can, bị cáo, nguyên đơn, bị đơn.
Ví dụ: Trong quyết định kỉ luật cán bộ, công chức, nội dung này được trình bày như sau:
“Điều 1. Buộc thôi việc đối với ông Nguyễn Văn A sinh ngày… tháng… năm…”
Việc xác lập đối tượng tác động của văn bản áp dụng pháp luật là tố chức, trước hết cần nêu cụ thể tên gọi tổ chức theo đúng quy định của pháp luật hoặc theo văn bản thành lập tổ chức đó. Chẳng hạn, tổ chức do pháp luật quy định có các cơ quan nhà nước; do văn bản thành lập, quy định có các đơn vị kinh tế, đơn vị sự nghiệp công; do nhà nước cấp phép hoạt động có các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân; do nhà nước phê chuẩn điều lệ hoạt động có các tổ chức xã hội… Vì vậy, trong nhiều trường hợp tên gọi của tổ chức luôn được coi là dấu hiệu cá biệt thứ nhất để phân biệt các tổ chức với nhau. Hơn nữa, ngoài tên gọi chính thức, nếu tổ chức còn có tên giao dịch hoặc tên gọi tắt thì trong văn bản cũng cần đề cập đầy đủ các tên gọi đó, nhung cần soạn thảo một cách thống nhất về tên gọi của tổ chức trong văn bản.
Tuy nhiên, trong những trường họp cần thiết, việc soạn thảo các dấu hiệu cá biệt của tổ chức ngoài tên gọi chính thức cũng cần xác lập kèm theo các dấu hiệu điển hình của tổ chức như: văn phòng đại diện, địa chỉ giao dịch, trụ sở chính, số điện thoại giao dịch, so fax của tổ chức, tên tài khoản, website…
Điều 2. Trình bày nghĩa vụ của đối tượng tác động.
Về thực chất, phần nghĩa vụ này trong nhiều trường hợp được xem là mệnh lệnh phái sinh từ mệnh lệnh chính được nêu ở Điều 1. Theo ý nghĩa đó, việc soạn thảo nội dung này sẽ trình bày theo hướng đối tượng phải thực hiện những nghĩa vụ liên quan đến công việc chính đã nêu ở Điều 1.
Để diễn đạt nội dung của Điều 2, có thể sử dụng công thức: “Ai… có nghĩa vụ (có trách nhiệm, phải) thực hiện (làm gì)… trong thời hạn…”.
Ví dụ:
“Điều 2. Bà… có nghĩa vụ bàn giao công việc và nhận nhiệm vụ mới tại… chậm nhất đến ngày…”
Tuy nhiên trên thực tế, không phải trong mọi trường hợp, để soạn thảo nội dung của văn bản có kết cấu điều khoản đều phải đề cập phần nghĩa vụ này. Có thể thấy, tùy theo tính chất và nội dung của loại việc mà chủ thể ban hành văn bản đưa ra các mệnh lệnh áp dụng pháp luật tương ứng, cũng như xem xét vấn đề đang giải quyết có làm phát sinh nghĩa vụ được nêu ở Điều 2 hay không. Do vậy, để xác định có hay không có nội dung này đòi hỏi người soạn thảo phải xem xét việc ban hành mệnh lệnh có phù hợp với vấn đề cần giải quyết và có làm phát sinh các nghĩa vụ liên quan hay không? Chẳng hạn, trong các quyết định về tuyền dụng, về nâng bậc lương cho cán bộ, công chức, viên chức hay bầu thành viên uỷ ban nhân dân các cấp thì phần nghĩa vụ này không đặt ra trong nội dung của Điều 2.
Điều 3. Trình bày quyền lợi của đối tượng tác động.
Nội dung này chỉ đặt ra khi quyền lợi đó trực tiếp phát sinh từ sự việc đang giải quyết. Nếu việc giải quyết vấn đề không làm thay đổi quyền lợi của đối tượng so với hiện tại thì không nhất thiết phải xác lập nội dung này. Cụ thể là trong quyết định bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo đối với cán bộ, công chức, viên chức chỉ đề cập nội dung về quyền lợi của người được bổ nhiệm là hệ số phụ cấp chức vụ theo quy định của pháp luật, còn hệ số lương không thay đổi nên không soạn thảo nội dung này trong Điều 3.
về cách thức trình bày, nội dung của Điều 3 thường diễn đạt theo công thức: “Ai… có quyền được hưởng… theo quy định của pháp luật hiện hành”.
Ví dụ:
“Điều 3. Bà Trần Kim A có quyền được hưởng hệ số chức vụ là… theo quy định của pháp luật hiện hành.”
Đối với văn bản áp dụng pháp luật trình bày theo kết cấu nghị luận (chỉ thị), việc xây dựng nội dung chính được phân chia theo các phần, mỗi phần sẽ chuyển tải một nội dung nhất định. Nội dung của văn bản có kết cấu nghị luận thực chất là việc ban hành các biện pháp tổ chức, triển khai cụ thể nhằm đánh giá thực trạng, khắc phục những tồn tại, bất cập và thống nhất cách thức giải quyết vấn đề. Để soạn thảo những nội dung trên, người soạn thảo cần đề cập đầy đủ các thông tin về diễn biến của quá trình thực hiện và sự phối hợp thực hiện công việc trên thực tế giữa các đơn vị liên quan. Các bước thực hiện cần được đánh giá một cách khách quan và gắn với chức năng, nhiệm vụ của chủ thể tham gia giải quyết vấn đề. Việc ban hành các biện pháp giải quyết vấn đề cần xuất phát từ các hoạt động cụ thể có liên quan trực tiếp đến nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ xã hội của các đơn vị tham gia giải quyết vấn đề. Nhìn chung, phần nội dung chính của chỉ thị áp dụng pháp luật thường chứa đựng các biện pháp sau đây:
– Biện pháp về nguồn nhân lực, kinh phí và cơ sở vật chất bảo đảm để phục vụ công tác giải quyết vấn đề.
– Biện pháp nâng cao năng lực quản lý và hiệu quả quản lý của các cơ quan chức năng.
– Biện pháp về thông tin, truyền thông, phổ biến pháp luật, nghiệp vụ của các cơ quan chức năng.
– Biện pháp về sự phối hợp thực hiện vấn đề giữa các cơ quan, đơn vị liên quan.
– Biện pháp về thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong quá trình thực hiện công việc.
3. Soạn thảo quy định về hiệu lực pháp lý của văn bản áp dụng pháp luật
Cũng như văn bản quy phạm pháp luật, hiệu lực pháp lý của văn bản áp dụng pháp luật được hiểu là những khả năng tác động của văn bản trong phạm vi nhất định. Những khả năng này thường được xem xét và thực hiện ở những phạm vi cụ thể như: khả năng tác động về mặt không gian (hiệu lực pháp lý về không gian), về thời gian (hiệu lực pháp lý về thời gian), về đối tượng thực hiện văn bản (hiệu lực pháp lý về đối tượng có nghĩa vụ tổ chức thực hiện văn bản). Tuy nhiên, khi ban hành văn bản áp dụng pháp luật, hiệu lực pháp lý về không gian thường không đề cập trong văn bản, mà chủ yếu xác lập hiệu lực pháp lý về đối tượng có nghĩa vụ tổ chức thực hiện văn bản và hiệu lực pháp lý về thời gian của văn bản.
3.1 Soạn thảo quy định hiệu lực pháp lý về đối tượng có nghĩa vụ thi hành văn bản
Trong văn bản áp dụng pháp luật trình bày theo kết cấu điều khoản, ngoài đối tượng tác động là cá nhân, tổ chức được xác lập ở phần đầu của văn bản, còn phải kể đến nhóm đối tượng có nghĩa vụ thực hiện hoặc tổ chức thực hiện nội dung của văn bản. Hiện nay, pháp luật không có quy định về cách thức xác lập phần nghĩa vụ này nhưng nhìn chung, ở cả hai kết cấu văn bản áp dụng pháp luật, nhóm đối tượng này thường được trình bày ở vị trí cuối văn bản. Do vậy, việc xác định hiệu lực pháp lý đối với nhóm đối tượng có nghĩa vụ thi hành văn bản chủ yếu căn cứ vào trách nhiệm tổ chức thực hiện văn bản theo thẩm quyền hoặc căn cứ vào vị trí, chức năng, hoạt động của đơn vị liên quan. Theo đó, đối tượng thực hiện văn bản áp dụng pháp luật được xác định là người đứng đầu các đơn vị, bộ phận cấp dưới trực tiếp của cơ quan ban hành văn bàn với phần trách nhiệm được xác định cụ thể theo hướng liệt kê các chức danh liên quan. Ví dụ: chánh văn phòng, vụ trưởng vụ tổ chức cán bộ, vụ trưởng vụ…, chánh án toà án nhân dân tỉnh…, thủ trưởng các đơn vị trực thuộc có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Đối với văn bản áp dụng pháp luật trình bày theo kết cấu nghị luận, việc xác lập hiệu lực pháp lý về đối tượng có nghĩa vụ thực hiện nội dung văn bản thường căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị có hoạt động liên quan đến nội dung chính của văn bản. Việc xác lập này trên thực tế sẽ tạo được sự phối kết họp trong quá trình thực hiện văn bản giữa các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm triển khai mệnh lệnh theo yêu cầu của cơ quan ban hành văn bản. Hơn nữa, thông qua các biện pháp thực hiện mệnh lệnh, cơ quan ban hành văn bản xác định được nghĩa vụ thực hiện văn bản theo các nội dung đề cập trong văn bản đến từng cơ quan, đơn vị cụ thể. Theo đó, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị này được xác định là đối tượng có nghĩa vụ tổ chức việc thực hiện văn bản.
Ví dụ: “Thanh tra tỉnh có ưách nhiệm quản lý công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền cấp tỉnh, giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh trong việc tổ chức công tác tiếp dân, giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân theo quy định của pháp luật. Uỷ ban nhân dân giao thanh tra tỉnh chủ trì, phối hợp với các ngành trong khối nội chính có kế hoạch tổ chức đợt kiểm tra trách nhiệm của thủ trưởng các cấp, các ngành trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo ở một số ngành, địa phương có nhiều khiếu nại kéo dài.
Đề nghị Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể phối hợp với thanh tra tỉnh thực hiện tốt đợt kiểm tra nêu trên”.
về vị trí trình bày, phần hiệu lực này thường được xác lập trong phần kết thúc của văn bản có kết cấu nghị luận.
3.2 Soạn thảo quy định hiệu lực pháp lý về thời gian của văn bản áp dụng pháp luật
Hiệu lực pháp lý về thời gian của văn bản áp dụng pháp luật thường được xem xét thông qua việc xác định thời điểm bắt đầu có hiệu lực và thời điểm kết thúc hiệu lực của văn bản.
– Về thời điểm bắt đầu có hiệu lực của văn bản áp dụng pháp luật
Hiện nay, việc xác lập thời điểm bắt đầu có hiệu lực của văn bản áp dụng pháp luật thường thực hiện theo một trong ba cách sau đây tùy thuộc vào nội dung và tính chất của loại việc mà văn bản giải quyết.
+ Cách thứ nhất,xác lập thời điểm văn bản áp dụng pháp luật có hiệu lực trở về trước (hiệu lực hồi tố). Trong trường hợp này, thời điểm có hiệu lực của văn bản là thời điểm trước khi văn bản được ban hành. Cách soạn thảo này thường áp dụng đối với trường hợp cần bảo đảm quyền lợi cho cá nhân, tổ chức là đối tượng tác động của văn bản như: miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế cho các đối tượng chịu thuế, hoặc truy lình lương cho cán bộ, công chức, viên chức vào thời gian nâng lương. Trên thực tế, việc áp dụng thời điểm này thường thực hiện trước khi văn bản được ban hành và không sử dụng phổ biến vì dễ tạo ra lạm dụng khi áp dụng pháp luật.
Khi soạn thảo hiệu lực trở về trước, chủ thể soạn thảo cần trình bày ngày có hiệu lực của văn bản liền kề với nội dung chính của văn bản. Theo đó, hiệu lực trở về trước của văn bản không xác lập ở vị trí cuối của văn bản, mà được soạn thảo trong điều đầu tiên của văn bản, sau cụm từ chỉ thời gian: “Kể từ ngày… tháng… năm…”.
Ví dụ: Trong quyết định nâng bậc lương cho công chức hoặc viên chức do thủ trưởng cơ quan kí ngày 10/6/2013, nội dung Điều 1 được trình bày như sau:
Điều 1. Nâng bậc lương từ hệ số… lên hệ số… đối với ông/bà…, hiện là chuyên viên Phòng… thuộc Uỷ ban nhân dân huyện M kể từ ngày 02/4/2013.
+ Cách thứ hai,xác lập thời điểm văn bản áp dụng pháp luật có hiệu lực thi hành ngay. Cách xác lập này hiện chỉ đặt ra trong trường hợp văn bản áp dụng pháp luật là bản án phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm hoặc văn bản được ban hành để giải quyết các công việc có tính khẩn cấp, đột xuất, hoặc có nội dung như: lũ lụt, cứu trợ thiệt hại do thiên tai, tai nạn…
Khi soạn thảo thời điểm bắt đầu có hiệu lực của văn bản theo cách này chủ thể soạn thảo cần xác lập nội dung theo công thức: “văn bản này có hiệu lực kể từ ngày kí” và trình bày tại điều cuối của văn bản.
+ Cách thứ ba, xác lập thời điểm văn bản áp dụng pháp luật có hiệu lực sau một khoảng thời gian nhất định (hay còn gọi là hiệu lực thi hành sau). Hiện nay, đây là cách thức xác lập thời điểm bắt đầu có hiệu lực của văn bản được đánh giá là phổ biến hơn so với hai cách trên. Trên thực tế, hướng xác lập này tạo được hiệu quả bảo đảm tính khả thi và yếu tố hợp lý của văn bản trong quá trình áp dụng pháp luật, đồng thời cũng tạo ra những thuận lợi nhất định trong quá trình sao gửi, giao nhận văn bản. Tuy nhiên, việc ấn định thời gian để văn bản có hiệu lực theo hướng này thường căn cứ vào tính chất và nội dung, cũng như mức độ quan trọng của loại việc văn bản giải quyết. Trong trường hợp này, điểm mốc để tính thời điểm có hiệu lực của văn bản là ngày chủ thể ban hành văn bản kí văn bản cộng với khoảng thời gian cụ thể kèm theo. Cách xác lập này thường trình bày theo công thức: “văn bản này có hiệu lực sau… ngày kể từ ngày kí” hoặc “văn bản này có hiệu lực kể từ ngày…” ở vị trí cuối văn bản.
– Về thời điểm kết thúc hiệu lực pháp lý của văn bản áp dụng pháp luật
Hiện nay, các quy định về thời điểm kết thúc hiệu lực của văn bản áp dụng pháp luật thường không xác lập một cách độc lập trong nội dung văn bản, mà được thể hiện thông qua khoảng thời gian thực hiện các nghĩa vụ liên quan của đối tượng. Theo đó, cách thức soạn thảo thời điểm kết thúc hiệu lực của văn bản luôn gắn với việc thực hiện nghĩa vụ của các đối tượng liên quan. Tuy nhiên, trong một số trường hợp hướng xác lập thời điểm kết thúc hiệu lực của văn bản có thể đặt ra đối với một số nội dung cụ thể trong văn bản. Chẳng hạn, trường hợp toàn bộ nội dung của văn bản cùng chấm dứt hiệu lực vào một thời điểm nhất định thì nên xác lập hướng quy định này trong một nội dung cụ thể.
Ví dụ: “Bổ nhiệm chức vụ Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư đối với ông Nguyễn Văn A hiện là Phó chánh Thanh tra Uỷ ban nhân dân tỉnh… trong thời hạn 5 năm kể từ ngày… tháng… năm..
Trường hợp một số nội dung của văn bản phải thực hiện vào những thời điểm khác nhau, thì thời điểm kết thúc hiệu lực được soạn thảo liền kề với từng nội dung.
Ví dụ: “Bà… có nghĩa vụ nộp số tiền phạt… tại Kho bạc nhà nước huyện M trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định và thực hiện việc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày quyết định có hiệu lực”.
Luật LVN Group (sưu tầm & biên tập)