Thứ hai, công ty hợp danh chội trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty băng tài sản của công ty, thành viên hợp danh phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán hết sổ nợ còn lại của công ty nếu tài sản của cồng ty không đủ để trang trải sổ nợ của công ty. …
1. Khái quát chung
Theo quy định cùa Luật doanh nghiệp năm 2020, công ty hợp danh là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, gồm ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ cùa công ty và có thể có thành viên góp vốn chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
Về cơ bản thì khái niệm trên trong Luật doanh nghiệp năm 2020, theo đó, trong công ty hợp danh tồn tại sợi dây liên kết chặt chẽ giữa các thành viên hợp danh, chính sợi dây liên kết này là điều kiện tiên quyết dẫn đến sự ra đời của mô hình hợp danh. Đây là nguyên lý cơ bản góp phần giải thích các quy định pháp luật có liên quan về công ty hợp danh.
>> Luật sư tư vấn pháp luật Doanh nghiệp, gọi: 1900.0191
2. Một số đặc điểm chủ yếu của công ty hợp danh
Công ty hợp danh theo Luật doanh nghiệp năm 2020 có các đặc điểm cơ bản sau đây:
Thứ nhất, công ty hợp danh có it nhất hai thành viên hợp danh và có thể có thêm thành viên góp vốn:
– Công ty hợp danh có ỉt nhất hai thành viên hợp danh:
– Công ty hợp danh có thể có thêm thành viên góp vốn:
Thứ hai, công ty hợp danh chội trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty băng tài sản của công ty, thành viên hợp danh phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán hết sổ nợ còn lại của công ty nếu tài sản của cồng ty không đủ để trang trải sổ nợ của công ty.
Trong công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần, về nguyên tắc thì thành viên/cổ đông chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn góp vào công ty – chế độ trách nhiệm hữu hạn, còn các thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm tài sản vô hạn khi làm ăn kinh doanh dưới hình thức công ty hợp danh. Tuy nhiên, bù lại các thành viên hợp danh được hưởng quy chế pháp lý linh hoạt hơn rất nhiều so với thành viên/cổ đông trong công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần. Cụ thể, thành viên hợp danh được quyền tổ chức hoạt động kinh doanh trong công ty, được quyền nhân danh công ty tiến hành kinh doanh trên danh nghĩa công ty, mỗi thành viên hợp danh là mỗi người đại diện theo pháp luật trong điều hành kinh doanh của công ty… Quyền năng của thành viên họp danh là rất lớn, hành vi của mỗi thành viên hợp danh có thể đem lại lợi ích, tài sản nhưng có thể tạo ra những khoản nợ cho công ty hợp danh. Bởi vậy, pháp luật đặt ra trách nhiệm liên đới và vồ hạn của các thành viên hợp danh để buộc các thành viên hợp danh phải liên kết chặt chẽ với nhau và tăng cường trách nhiệm trong các hoạt động của mình dưới danh nghĩa công ty hợp danh.
Thứ ba, công ty hợp danh là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân:
Chính công ty hợp danh là chủ thể độc lập trong các quan hệ pháp luật. Bản thân công ty là nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong các quan hệ pháp luật tố tụng. Các thành viên hợp danh mặc dù trực tiếp tiến hành các hoạt động kinh doanh nhưng khi kinh doanh, ký kết họp đồng phải nhân danh công ty và dưới tên công ty để đưa công ty tham gia vào các quan hệ pháp luật.
về tài sản của công ty hợp danh, công ty hợp danh có tài sản độc lập. Công ty hợp danh có tài sản thuộc quyền sở hữu của công ty, những tài sản được liệt kê tại Luật doanh nghiệp năm 2020. Tài sản này tách bạch với tài sản của các thành viên công ty. Khi thành lập, cũng như góp vốn vào công ty hợp danh, dù là thành viên hợp danh hay thành viên góp vốn cũng phải thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản cho công ty. Khi hoàn thành thủ tục này, các thành viên không còn là chủ sở hữu của các tài sàn góp vốn, thay vào đó chính công ty hợp danh trở thành chủ sở hữu tài sàn góp vốn, còn các thành viên là chủ sở hữu chung đối với công ty. về trách nhiệm tài sản, như đã phân tích ở trên, công ty hợp danh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình và thành viên hợp danh liên đới chịu trách nhiệm thanh toán hết số nợ còn lại của công ty nếu tài sản của công ty không đủ để trang trải số nợ còn lại của công ty.
Thứ tư, công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào:
Theo Luật doanh nghiệp năm 2020 thì cồng ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. Điều này đã thu hẹp khả năng huy động vốn của công ty hợp danh, do đó để huy động vốn, công ty có thể lựa chọn các phương án khác như tăng vốn điều lệ từ việc góp thêm vốn của các thành viên hiện hữu, hay tiếp nhận vốn từ thành viên mới, hoặc vay mượn của các tổ chức, cá nhân khác. Lưu ý, trường hợp tiếp nhận vốn từ thành viên mới phải được thực hiện theo đúng quy định trong Luật doanh nghiệp năm 2020 và Điều lệ công ty, bởi cách huy động vốn này có thể tác động đến sợi dây liên kết vốn rất chặt chẽ giữa các thành viên, đặc biệt là việc kết nạp thành viên hợp danh mới.
2. Quy chế thành viên góp vốn
2.1. Xác lập và chẩm dứt tư cách thành viên góp vốn
Nếu như các thành viên hợp danh là những người quản lý của công ty hợp danh thì thành viên góp vốn lại không được tham gia vào việc điều hành, quàn lý doanh nghiệp. Vai trò của thành viên góp vốn gần như một nhà đầu tư thụ động, đơn thuần góp vốn và nhận lợi tức khi công ty kinh doanh có lợi nhuận. Bởi vậy, phạm vi đối tượng có thể trở thành thành viên góp vốn rộng hơn so với đối tượng có thể frở thành thành viên hợp danh. Từ các quy định của Luật doanh nghiệp năm 2020, có thể khái quát các trường hợp xác lập tư cách thành viên góp vốn như sau:
(i) Tham gia góp vốn thành lập công ty hợp danh.
(ii) Góp vốn khi công ty tăng thêm vốn điều lệ. Trong trường hợp này theo Luật doanh nghiệp năm 2020, việc tiếp nhận thành viên mới phải được Hội đồng thành viên chấp thuận,
(iii) Nhận chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp từ thành viên góp vốn của công ty. Luật doanh nghiệp năm 2020 không quy định cụ thể về việc chuyển nhượng vốn của thành viên góp vốn, từ quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2020 có thể hiểu việc chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên góp vốn dựa trên sự tự nguyện của thành viên này mà không cần phải thông qua thủ tục nào.
(iv) Được thừa kế, được tặng cho phần vốn góp; trường hợp thành viên góp vốn chết hoặc bị tòa án tuyên bố là đã chết thì người thừa kế thay thế thành viên đã chết trở thành thành viên góp vốn của công ty. Người thừa kế trong trường hợp này được thừa kế cả phần vốn góp và tư cách thành viên góp vốn của thành viên đã chết.
(v) Các hình thức khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.
Trong số các cách thức xác lập tư cách thành viên góp vốn như trên, có trường hợp dẫn đến hệ quả làm chấm dứt tư cách thành viên góp vốn cùa người khác. Cụ thể:
(i) Thành viên góp vốn là cá nhân bị chết.
(ii) Thành viên tặng cho toàn bộ phần vốn góp cùa mình cho người khác.
(iii) Thành viên góp vốn bị khai trừ khỏi công ty.
(iv) Thành viên góp vốn chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác.
(v) Các hình thức khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.
Nhìn chung, việc xác lập và chấm dứt tư cách thành viên góp vốn đơn giản hơn so với thành viên hợp danh trong công ty hợp danh. Vì chế độ trách nhiệm hữu hạn mà thành viên góp vốn cũng không bị ràng buộc trách nhiệm sau khi chấm dứt tư cách thành viên như đối với thành viên hợp danh.
2.2. Quyền và nghĩa vụ thành viên góp vốn
Quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn được quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2020. Phạm vi quyền của thành viên góp vốn hẹp hơn so với thành viên hợp danh, tương ứng với đó là trách nhiệm của thành viên này đối với công ty hợp cũng cũng hạn chế hơn. Một số điểm đáng lưu ý về quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn như sau:
Quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn được quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2020. Phạm vi quyền của thành viên góp vốn hẹp hơn so với thành viên hợp danh, tương ứng với đó là trách nhiệm của thành viên này đối với công ty hợp cũng cũng hạn chế hơn. Một số điểm đáng lưu ý về quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn như sau:
Theo Luật doanh nghiệp năm 2020 thì thành viên góp vốn có quyền tham gia họp, thảo luận và biểu quyết tại Hội đồng thành viên về việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung các quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn, về tổ chức lại và giải thể công ty và các nội dung khác của Điều lệ công ty có liên quan trực tiép đến quyền và nghĩa vụ của họ. Quyền của thành viên góp vốn là vậy nhưng Luật doanh nghiệp năm 2020 lại không có những quy định thể hiện cách thức biểu quyết của loại thành viên này, mà phụ thuộc hoàn toàn vào Điều lệ công ty. Luật doanh nghiệp năm 2020 cũng chỉ đề cập tỷ lệ biểu quyết của các thành viên hợp danh để thông qua nghị quyết cùa Hội đồng thành viên. Cho nên, việc quyền biểu quyết của thành viên góp vốn phụ thuộc rất nhiều vào Điều lệ công ty – sản phẩm bị chi phối rất lớn bởi các thành viên hợp danh.
Theo Luật doanh nghiệp năm 2020 thì thành viên góp vốn có quyền tham gia họp, thảo luận và biểu quyết tại Hội đồng thành viên về việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung các quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn, về tổ chức lại và giải thể công ty và các nội dung khác của Điều lệ công ty có liên quan trực tiép đến quyền và nghĩa vụ của họ. Quyền của thành viên góp vốn là vậy nhưng Luật doanh nghiệp năm 2020 lại không có những quy định thể hiện cách thức biểu quyết của loại thành viên này, mà phụ thuộc hoàn toàn vào Điều lệ công ty. Luật doanh nghiệp năm 2020 cũng chỉ đề cập tỷ lệ biểu quyết của các thành viên hợp danh để thông qua nghị quyết cùa Hội đồng thành viên. Cho nên, việc quyền biểu quyết của thành viên góp vốn phụ thuộc rất nhiều vào Điều lệ công ty – sản phẩm bị chi phối rất lớn bởi các thành viên hợp danh.
Theo Luật doanh nghiệp năm 2020, thành viên góp vốn không được tham gia quản lý công ty, không được tiến hành công việc kinh doanh nhân danh công ty. Đây là một trong những điểm đặc trưng tạo nên sự khác biệt cơ bản về địa vị pháp lý của thành viên góp vốn với thành viên hợp danh. Do đó, thành viên góp vốn không phải là người quản lý doanh nghiệp. Điều này góp phần giúp chúng ta lý giải quy định về “thành viên Hội đồng thành viên” tại Luật doanh nghiệp năm 2020.
Trân trọng!
Bộ phận tư vấn pháp luật Doanh nghiệp – Công ty luật LVN Group