1. Ly hôn được không khi chồng bị tạm giam ?

Thưa Luật sư của LVN Group, tôi nộp đơn ly hôn và đuợc tòa thụ lý nhưng chồng tôi lại bị bắt tạm giam, tôi muốn hỏi Luật sư của LVN Group trong trường hợp chồng tạm giam thì toà có giải quyết ly hôn cho tôi không? (Anh ta còn nghiện ma tuý) và trong bao lâu là giải quyết đuợc dứt điểm?
Mong Luật sư của LVN Group giúp đỡ!

Trả lời:

1. Điều kiện để yêu cầu giải quyết ly hôn ?

Căn cứ vào Điều 51, Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014:

Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn

1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Như vậy, nếu trong trường hợp vợ hoặc chồng bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức được thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Nếu hai vợ chồng đồng thuận ly hôn thì cùng nhau ký vào đơn ly hôn. Còn trường hợp có một người yêu cầu ly hôn thì như thế nào?

2. Ly hôn theo yêu cầu của một bên thế nào ?

Khi ly hôn, nếu hai vợ chồng cùng đồng thuận thì gọi là ly hôn thuận tình theo yêu cầu của hai bên, nhưng nếu trong trường hợp chỉ có một bên đồng ý còn bên kia không muốn hoặc không chấp nhận ly hôn thì gọi là ly hôn theo yêu cầu của một bên hay còn gọi là ly hôn đơn phương. Những có phải trường hợp nào cũng có thể giải quyết ly hôn được hay không? Cần có điều kiện gì và thủ tục ly hôn đơn phương cần có những hồ sơ, giấy tờ gì?

Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên

1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.”

Trong tình huống này, do chồng bạn bị nghiện ma túy và đang chấp hành án phạt tù, có thể dẫn ra rằng chồng bạn đã vi phạm nghiêm trọng quyền và nghĩa vụ của chồng làm cho hôn nhân của hai người đã lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được. Chính vì thế, bạn hoàn toàn có quyền ly hôn.

Tuy nhiên, bạn lại không có bản án của chồng, điều này sẽ gây khó khăn trong quá trình xin giải quyết thủ tục ly hôn của bạn vì bạn không đủ chứng cứ pháp lý để thuyết phục Tòa ra quyết định cho ly hôn. Do vậy, điều bạn cần làm bây giờ là lấy được bản án của chồng bạn hoặc giấy tờ chứng minh chồng bạn bị nghiện ma túy để hoàn thiện hồ sơ pháp lý gửi lên Tòa án để Tòa thụ lý vụ việc.

Hồ sơ ly hôn, bao gồm:

– Đơn xin ly hôn (theo mẫu)

– Bản chính giấy chứng nhận đăng ký kết hôn của vợ chồng

– Bản sao sổ hộ khẩu của vợ, chồng ( có chứng thực)

– Bản sao giấy khai sinh của các con ( nếu có, có chứng thực)

– Giấy tờ về tài sản ( nếu có tranh chấp).

Nơi nộp hồ sơ:

Hồ sơ được nộp tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người đang thi hành án tù (người vợ hoặc người chồng) cư trú, làm việc trước khi chấp hành hình phạt tù (trong trường hợp ly hôn không có yếu tố nước ngoài).

Trình tự giải quyết:

– Tòa án có thẩm quyền thụ lý đơn ly hôn của người chồng hoặc vợ và sau đó ủy thác cho Tòa địa phương – nơi có trại giam mà người vợ (hoặc chồng) đang thụ hình – để lấy lời khai, ý kiến của người này…vv;

– Tòa án sẽ tiến hành xử ly hôn vắng mặt người đang thụ án tù.(Nếu chồng bạn bị chịu án tù)

Thời hạn giải quyết ly hôn đơn phương khoảng 4-6 tháng

Ly hôn sẽ liên quan đến nhiều vấn đề như: tranh giành quyền nuôi con, phân chia tài sản chung, nợ chung, nghĩa vụ cấp dưỡng sau khi ly hôn, quyền thăm nuôi con sau ly hôn, thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, cho con đi định cư nước ngoài sau khi ly hôn…..

2. Giấy ly hôn không đề ngày tháng năm thì có hiệu lực không ?

Thưa Luật sư, cháu xin hỏi vấn đề sau : Vợ chồng tôi sống có với nhau một cậu con trai nhưng chồng ngoại tình. Trong lúc hai vợ chồng cãi vã đã viết đơn tay ly hôn nhưng không đề ngày tháng năm viết thì có hiệu lực không? Có được tòa án chấp nhận không?
Người gửi: Dung Pham

Giấy ly hôn không đề ngày tháng năm viết có hiệu lực không?

Luật sư tư vấn pháp luật hôn nhân gọi:1900.0191

Trả lời:

Chị có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn, Căn cứ vào khoản 1 điều 52 Luật hôn nhân và gia đình 2014, quy định về quyền yêu cầu ly hôn:

“Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn

1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn”.

Theo quy định này thì vợ chồng có thể thảo thuận là thuận tình ly hôn hoặc đơn phương ly hôn, đơn xin ly hôn này một hoặc cả hai bên có thể viết tay hoặc điền theo mẫu. Do chị không nêu cụ thể là thuận tình ly hôn hay là đơn phương ly hôn, chỉ nên trong lúc cãi vã rồi viết đơn nhưng không ký, vậy xin được tư vấn cho chị theo hai trường hợp sau:

-Trường hợp ly hôn đơn phương: Khi đơn phương ly hôn thì sẽ xảy ra tranh chấp nên sẽ sử dụng đơn xin ly hôn hoặc đơn khởi kiện, dù là đơn xin ly hôn hay đơn khởi kiện thì đều phải có các nội dung bắt buộc theo quy định tại Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 như sau:

Điều 189. Hình thức, nội dung đơn khởi kiện

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện phải làm đơn khởi kiện.

2. Việc làm đơn khởi kiện của cá nhân được thực hiện như sau:

a) Cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự thì có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ nơi cư trú của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú của cá nhân đó; ở phần cuối đơn, cá nhân đó phải ký tên hoặc điểm chỉ;

b) Cá nhân là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp của họ có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ nơi cư trú của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú của người đại diện hợp pháp của cá nhân đó; ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp đó phải ký tên hoặc điểm chỉ;

c) Cá nhân thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này là người không biết chữ, người khuyết tật nhìn, người không thể tự mình làm đơn khởi kiện, người không thể tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì có thể nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện và phải có người có đủ năng lực tố tụng dân sự làm chứng. Người làm chứng phải ký xác nhận vào đơn khởi kiện.

3. Cơ quan, tổ chức là người khởi kiện thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ của người khởi kiện phải ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức và họ, tên, chức vụ của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó; ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức phải ký tên và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó; trường hợp tổ chức khởi kiện là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu theo quy định của Luật doanh nghiệp.

4. Đơn khởi kiện phải có các nội dung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;

b) Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;

c) Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó;

d) Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có);

đ) Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện;

e) Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

g) Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

h) Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);

i) Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.

5. Kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì họ phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Người khởi kiện bổ sung hoặc giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ khác theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án.

-Trường hợp vợ chồng chị thuận tình ly hôn thì sử dụng đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nội dung của đơn bao gồm các mục quy định tại Điều 362 BLTTDS như sau:

Điều 362. Đơn yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự

1. Người yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự phải gửi đơn đến Tòa án có thẩm quyền quy định tại Mục 2 Chương III của Bộ luật này.Trường hợp Chấp hành viên yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự theo quy định của Luật thi hành án dân sự thì có quyền, nghĩa vụ của người yêu cầu giải quyết việc dân sự theo quy định của Bộ luật này.

2. Đơn yêu cầu phải có các nội dung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm làm đơn;

b) Tên Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc dân sự;

c) Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người yêu cầu;

d) Những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết và lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự đó;

đ) Tên, địa chỉ của những người có liên quan đến việc giải quyết việc dân sự đó (nếu có);

e) Các thông tin khác mà người yêu cầu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết yêu cầu của mình;

g) Người yêu cầu là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ, nếu là cơ quan, tổ chức thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn; trường hợp tổ chức yêu cầu là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu được thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp.

3. Kèm theo đơn yêu cầu, người yêu cầu phải gửi tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.

Như vậy, nếu đơn ly hôn của chị hoặc chồng chị không có chữ ký thì đơn này sẽ không hợp lệ, Tòa án sẽ trả lại đơn và yêu cầu chị bổ sung thêm.

3. Chia khoản vay chung từ ngân hàng khi vợ chồng ly hôn ?

Kính gửi Luật sư của LVN Group ! Em kết hôn từ năm 2011 đến nay và có bé gái 4 tuổi. Vì cuộc sống vợ chồng em không hòa hợp như lúc trước nữa, nay em muốn ly hôn. Em xin Luật sư của LVN Group cho em xin vài ý kiến như sau: Về phần tài sản chung, tụi em có căn nhà xây dựng năm 2012. Vì nhà nhỏ không vay ngân hàng được nên chồng em kết hợp với nhà của ba chồng em để vay ngân hàng.
Vì ba chồng em lớn tuổi không đứng ra vay được nữa, nên ba chồng em có làm tờ giấy cho tặng riêng chồng em đứng tên cả hai nền nhà. Hiện tại đang thế chấp ngân hàng trị giá 140 triệu đồng. Cho em hỏi như vậy em trình bày như thế nào bên tòa án ? Vợ chồng em có ký tên để vay. Về nợ thì chồng em nói chồng em mượn tự chồng em trả. Nhưng trong đó có phần nợ em đứng vay cho chồng em. Cho em hỏi em trình bày như thế nào ạ ?
Em chân thành cám ơn Luật sư của LVN Group!

Hai vợ đồng đang xuất khẩu lao động muốn ly hôn thì phải làm như thế nào

Luật sư tư vấn luật Hôn nhân gia đình trực tuyến gọi số:1900.0191

Trả lời:

Căn cứ vào Điều 43, ​Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 của Quốc hội quy định:

“Điều 43. Tài sản riêng của vợ, chồng

1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.”

Thì tài sản này chồng bạn được ba bạn làm giấy tờ tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân nên đó là tài sản riêng của chồng bạn, bạn không có quyền đối với 2 nhà này.

Nếu bạn muốn chia căn nhà này bạn có thể thỏa thuận với chồng bạn.

– Căn cứ vào Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 quy định hợp đồng vay tài sản:

Điều 463. Hợp đồng vay tài sản

Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.

Vì khoản vay là tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân nên bạn hay chồng bạn đứng tên cho vay thì khoản nợ vay này cũng được chia cho hai bên cùng liên đới chịu trách nhiệm. Tuy nhiên chồng bạn có nhận đây là nghĩa vụ riêng của anh ấy thì hai bạn có thể thỏa thuận tại tòa án về việc chịu trách nhiệm trả nợ, là nghĩa vụ tài sản do vợ chồng thỏa thuận.

4. Có ly hôn được khi cả hai vợ chồng đang xuất khẩu lao động ?

Thưa Luật sư của LVN Group, xin hỏi: Năm nay cháu 22 tuổi. Cháu có vài vấn đề muốn hỏi và mong Luật sư của LVN Group giúp đỡ giải đáp thắc mắc cho cháu. Hiện tại thì cháu và chồng đang làm việc và sinh sống ở Nhật Bản, vợ chồng cháu đều có quốc tịch Việt Nam đi xuất khẩu lao động. Cháu đã kết hôn và có 1 bé gái hơn 2 tuổi rồi ạ. Nhưng vì hoàn cảnh và có những mâu thuẫn trong gia đình cháu và chồng cháu đã ly thân được hơn 2 năm rồi ạ.
Cháu muốn hỏi là khi cháu làm việc ở nước ngoài thì cháu có thể viết đơn li hôn được không ạ ?

Luật sư tư vấn:

Theo như trình bày là quan hệ HNGĐ có yếu tố nước ngoài, do đó Luật Hôn nhân và gia đình 2014 tại Điều 127 quy định ly hôn có yếu tố nước ngoàinhư sau:

“2. Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam.”

Thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ ly hôn:

Đối với trường hợp thuận tình ly hôn: Tòa án nhân dân quận/ huyện (trường hợp có yếu tố nước ngoài thì thấp quyền thuộc về cấp tỉnh) nơi một trong các bên thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn.

Đối với trường hợp đơn phương ly hôn: Tòa án nhân dân quận/ huyện (trường hợp có yếu tố nước ngoài thì thấp quyền thuộc về cấp tỉnh) nơi bị đơn cư trú.

Điều 125 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về Công nhận, ghi chú bản án, quyết định của Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài về hôn nhân và gia đình như sau:

“1. Việc công nhận bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình của Tòa án nước ngoài có yêu cầu thi hành tại Việt Nam được thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.

2. Chính phủ quy định việc ghi vào sổ hộ tịch các việc về hôn nhân và gia đình theo bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài mà không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam hoặc không có đơn yêu cầu không công nhận tại Việt Nam; quyết định về hôn nhân và gia đình của cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài.”

Như nội dung mà bạn trình bày thì hiện vợ chồng bạn đang sinh sống và làm việc tại nơi xuất khẩu lao động, vì vậy các bạn nên thực hiện thủ tục ly hôn tại nước sở tại. Sau khi có bản án hoặc quyết định ly hôn của tòa án nước ngoài bạn có thể đề nghị tòa án tại Việt Nam (Tòa án cấp tỉnh) công nhận bản án hoặc quyết định nói trên.

Trường hợp một trong hai bạn có thể về Việt Nam để xin ly hôn, người còn lại đề nghị tòa án xét xử vắng mặt sẽ được tòa án tại Việt Nam chấp nhận. Điều này được quy định tại Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 tại Điều 228:

“Tòa án vẫn tiến hành xét xử vụ án trong trường hợp nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và đại diện của họ vắng mặt tại phiên tòa có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt”.

Trường hợp cả hai người không thể có mặt tại Việt Nam để yêu cầu xin ly hôn mà ủy quyền cho người khác thì không phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam; Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, quy định về người đại diện Điều 85, Khoản 4 như sau:

“Người đại diện theo ủy quyền theo quy định của Bộ luật dân sự là người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự.

Đối với việc ly hôn, đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng. Trường hợp cha, mẹ, người thân thích khác yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật hôn nhân và gia đình thì họ là người đại diện.”

Hình thức nộp hồ sơ ly hôn:

Người khởi kiện gửi hồ sơ ly hôn kèm theo tài liệu, chứng cứ mà mình hiện có đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng các phương thức sau đây:

Nộp trực tiếp tại Tòa án;

Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;

Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

Ngày khởi kiện là ngày đương sự nộp đơn khởi kiện tại Tòa án hoặc ngày được ghi trên dấu của tổ chức dịch vụ bưu chính nơi gửi.

Trường hợp không xác định được ngày, tháng, năm theo dấu bưu chính nơi gửi thì ngày khởi kiện là ngày đương sự gửi đơn tại tổ chức dịch vụ bưu chính. Đương sự phải chứng minh ngày mình gửi đơn tại tổ chức dịch vụ bưu chính; trường hợp đương sự không chứng minh được thì ngày khởi kiện là ngày Tòa án nhận được đơn khởi kiện do tổ chức dịch vụ bưu chính chuyển đến.

Trường hợp người khởi kiện gửi đơn khởi kiện bằng phương thức gửi trực tuyến thì ngày khởi kiện là ngày gửi đơn.

Hồ sơ ly hôn gồm những giấy tờ sau:

Đơn xin ly hôn thể viết bằng tay hoặc đánh máy theo mẫu của Tòa án.

Bản sao Giấy CMND hoặc Hộ chiếu của cả 2 vợ chồng;

Bản sao Hộ khẩu của cả 2 vợ chồng;

Bản chính giấy chứng nhận kết hôn (nếu có), trong trường hợp mất bản chính giấy chứng nhận kết hôn thì nộp bản sao có xác nhận sao y bản chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, nhưng phải trình bày rõ trong đơn kiện.

Bản sao giấy khai sinh con (nếu có con).

Bản sao chứng từ, tài liệu về quyền sở hữu tài sản (nếu có tranh chấp tài sản).

Lưu ‎ý: Các bản sao phải được công chứng hoặc chứng thực; Trường hợp nộp đơn tại nơi tạm trú, bạn phải nộp kèm theo sổ tạm trú.

5. Trình tự, hồ sơ và các vấn đề pháp lý khi ly hôn ?

Thưa Luật sư của LVN Group, xin hỏi: Tôi có người bạn đăng ký kết hôn năm 1991, tuy nhiên khi hai vợ chồng đến ủy ban đăng ký kết hôn thì viết sai tên lót, chỉ đúng họ và tên của người vợ. Bây giờ không muốn sống với nhau nữa thì có cần phải làm thủ tục ly hôn không, hay ngay từ đầu đã sai tên người khi đăng ký thì hôn nhân mặc nhiên không được thừa nhận trước pháp luật?
Cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

Căn cứ theo quy định tại điều 19, Luật hôn nhân gia đình 2014 về tổ chức đăng ký kết hôn như sau:

1. Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch.

Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý.

2. Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn.

Bạn nói rằng giấy kết hôn không phải do vợ chồng bạn ký mà do ba mẹ chồng ký thay nhưng không biết bạn có thực hiện đúng thủ tục đăng ký kết hôn như trên không. Nếu vợ chồng bạn không thực hiện đúng thủ tục kết hôn như trên thì vợ chồng bạn chưa hoàn thành thủ tục đăng ký kết hôn, do đó hôn nhân của vợ chồng bạn không được pháp luật công nhận do đó bạn không thể thực hiện ly hôn khi chưa đăng ký kết hôn.

Còn nếu vợ chồng bạn thực hiện đúng theo thủ tục đăng ký kết hôn theo quy định tại điều 13, luật hôn nhân gia đình 2000 thì muốn được ly hôn trước tiên bạn phải thực hiện thủ tục sửa đổi tên trong đăng ký kết hôn như sau:

Điều 28 Luật Hộ tịch năm 2014 quy định về trình tự, thủ tục như sau:

1. Người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch.

2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc thay đổi, cải chính hộ tịch là có cơ sở, phù hợp với quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan, công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.

Trường hợp thay đổi, cải chính hộ tịch liên quan đến Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn thì công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung thay đổi, cải chính hộ tịch vào Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn.

Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc.

3. Trường hợp đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch không phải tại nơi đăng ký hộ tịch trước đây thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Ủy ban nhân dân nơi đăng ký hộ tịch trước đây để ghi vào Sổ hộ tịch.

Trường hợp nơi đăng ký hộ tịch trước đây là Cơ quan đại diện thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Bộ Ngoại giao để chuyển đến Cơ quan đại diện ghi vào Sổ hộ tịch.

Như vậy, bạn có thể UBND cấp xã nơi trước đây bạn thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn để làm thủ tục cải chính.

– Hồ sơ bao gồm:

+ Tờ khai theo mẫu;

+ Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn

+ Các giấy tờ có ghi tên đệm: giấy khai sinh, chứng minh thư nhân dân, sổ hộ khẩu, các loại bằng cấp…

– Thời gian giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ.

Như vậy, bạn cần sửa đổi nội dung của Giấy chứng nhận đăng kí kết hôn thì bạn đến UBND cấp xã nơi đăng kí kết hôn trước đây để yêu cầu sửa đổi nội dung mà không cần yêu cầu cấp lại Giấy đăng kí kết hôn.

Sau đó, bạn thực hiện thủ tục ly hôn theo như luật hôn nhân gia đình 2014.

Thưa Luật sư của LVN Group, xin hỏi: Cho em hỏi vợ chồng em lấy nhau được 2 năm chưa có con, không có tài sản chung. Nay vợ chồng e quyết định thuận tình ly hôn thi làm thủ tục ly hôn như thế nào ạ?

Khái niệm Thuận tình ly hôn

Thuận tình ly hôn là trường hợp cả vợ và chồng cùng yêu cầu chấm dứt hôn nhân, được thể hiện bằng đơn thuận tình ly hôn của vợ chồng. Đơn xin thuận tình ly hôn là văn bản xác nhận chính thức ý chí và yêu cầu của cả hai người (theo quy định tại Điều 312 BLTTDS) ngay từ khi nộp đơn yêu cầu toà án giải quyết. Đó là cơ sở để Tòa án thụ lý theo thủ tục việc dân sự (Điều 311 BLTTDS).

Còn khi thụ lý đơn yêu cầu ly hôn của một bên đương sự, trong quá trình toà án giải quyết vụ án, thì nếu có sự thoả thuận ly hôn (đơn trình bày của bị đơn có nội dung chấp nhận ly hôn, bản tự khai thể hiện ý chí thuận tình ly hôn) cũng không làm thay đổi thủ tục giải quyết vụ án.

Hồ sơ Thuận tình ly hôn

– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);

– Chứng minh nhân dân của vợ và chồng (bản sao có chứng thực);

– Giấy khai sinh của các con (bản sao có chứng thực);

– Sổ hộ khẩu gia đình (bản sao có chứng thực);

– Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn (Theo mẫu)

Nơi nộp hồ sơ: Tòa án nhân dân quận, huyện nơi thường trú của một trong hai bên.

Thủ tục hòa giải Thuận tình ly hôn tại tòa án

Yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn được toà án giải quyết theo thủ tục giải quyết việc dân sự, trong khi đó, bản chất của việc dân sự là sự xác nhận một sự kiện pháp lý nên về nguyên tắc, không có thủ tục hòa giải và không có thủ tục phản tố. Tuy nhiên, quan hệ hôn nhân mang tính chất đặc thù riêng, vì vậy tòa án vẫn phải tiến hành hòa giải với mục đích để vợ chồng rút đơn yêu cầu ly hôn và đoàn tụ với nhau. Nếu hòa giải đoàn tụ không thành thì tòa án mới mở phiên họp ra quyết định giải quyết việc dân sự.

Quyết định công nhận Thuận tình ly hôn

Trong trường hợp Toà án hoà giải không thành thì Toà án lập biên bản về việc tự nguyện ly hôn và hoà giải đoàn tụ không thành. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày lập biên bản nếu vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng không có sự thay đổi ý kiến cũng như Viện Kiểm sát không có phản đối sự thoả thuận đó, thì Toà án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn mà không phải mở phiên toà khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:

– Hai bên đã tự thoả thuận được với nhau về việc phân chia hoặc không chia tài sản;

– Hai bên đã tự thoả thuận được với nhau về việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con;

– Sự thỏa thuận của hai bên về tài sản và con trong từng trường hợp cụ thể này là bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con.

Quyết định công nhận đồng thuận ly hôn có hiệu lực pháp luật ngay, các bên không có quyền kháng cáo,Viện Kiểm sát không có quyền kháng nghị theo trình tự phúc thẩm.

Thời gian giải quyết Thuận tình ly hôn

– Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, Tòa án phải thụ lý vụ án, thông báo để đương sự nộp tiền tạm ứng án phí. Sau khi nộp án phí, người khởi kiện nộp cho tòa biên lai nộp tiền tạm ứng án phí để Tòa thụ lý vụ án.

– Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày, nếu Tòa án hòa giải không thành, xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thoả thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con thì Toà án công nhận thuận tình ly hôn và sự thoả thuận về tài sản và con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con; nếu không thoả thuận được hoặc tuy có thoả thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Toà án quyết định.

– Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày hòa giải không thành, nếu hai bên đương sự không thay đổi nội dung yêu cầu Công nhận thuận tình ly hôn thì Tòa án ra Quyết định công nhận thuận tình ly hôn.

Thưa Luật sư của LVN Group, xin hỏi: Tôi kết hôn năm 2014, trong cuộc sống gia đình, vợ chồng tôi thường xuyên xảy ra mâu thuẫn, đến nay tôi không muốn tiếp tục cuộc hôn nhân nữa nên xin tư vấn của Luật sư của LVN Group.Vợ chồng tôi có với nhau 1 bé trai năm nay đã được 1 tuổi, trong suốt thời gian năm 2014 và đầu năm 2015 chông tôi thất nghiệp nên ở nhà, đến giữa tháng 5 năm 2015 chồng tôi mới bắt đầu đi làm cho quán cafe và đến nay vẫn đang làm ở đó, lương của chồng tôi là 6 triệu đồng/ tháng thời gian làm việc là xen kẽ ca và không có ngày nghỉ, không kí hợp đồng, không được đóng BHXH. Còn tôi làm nhân viên QS cho 1 công ty xây dựng ở quận 1 với mức lương 6 triệu đồng/ tháng, có kí HĐ, có được đóng BHXH, thời gian làm việc được nghỉ 6 ngày/tháng,1 ngày nghỉ phép. bố mẹ tôi và bố mẹ chồng tôiđề u là nông dân và sinh sống tại Nam Định. Tôi và chồng đã đăng kí hộ khẩu tại Q6 Tp HCM. Xin hỏi Luật sư của LVN Group, khi chúng tôi ly hôn, nếu ly hôn thuận tình thì tôi sẽ làm tư tưởng để được nuôi con, nhưng nếu chồng tôi k đồng ý thì tôi có được xử quyền nuôi con k? Khi đi hộp đơn tôi sẽ phải nộp ở đâu? Xin Luật sư của LVN Group tư vấn, cảm ơn Luật sư của LVN Group.

Thứ nhất: Tòa án nhận đơn

đơn yêu cầu tòa án công nhận thuận tình ly hôn sẽ được nộp tại tòa án nhân dân cấp quận, huyện, nơi đăng kí hộ khẩu thường trú của một trong hai người. Như vậy, vợ chồng bạn đều đăng kí hộ khẩu tại quận 6 TP Hồ Chí Minh thì bạn có thể nộp đơn yêu cầu tòa án công nhận thuận tình ly hôn tại tòa án nhân dân quận 6 TP Hồ Chí Minh.

Thứ 2: Về quyền nuôi con

theo quy định tại khoản 2,3 điều 81 luật hôn nhân gia đình năm 2014 thì quyền nuôi con được xác định như sau:

“2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

đối với trường hợp của bạn con bạn đã được 01 tuổi mà không thỏa thuận được ai sẽ là người nuôi con thì tòa án sẽ giải quyết căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con.”

Thưa Luật sư của LVN Group, xin hỏi: Tôi muốn làm thủ tục ly hôn nhưng không qua giải quyết hòa giải tại phường có được không, cháu thứ 2 đang được 5 tháng, vậy tòa có chấp nhận cho tôi ly hôn không?

Thứ nhất: về thủ tục hòa giải được quy định tại điều 52 luật hôn nhân gia đình 2014

Điều 52. Khuyến khích hòa giải ở cơ sở

Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. Việc hòa giải được thực hiện theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở.

Như vậy, nhà nước và xã hội khuyến khích hòa giải tại cơ sở chứ không bắt buộc phải hòa giải nên bạn có thể không thông qua hòa giải tại phường nhưng bạn sẽ phải hòa giải tại tòa án căn cứ vào điều 54 Luật hôn nhân gia đình 2014

Điều 54. Hòa giải tại tòa án

Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Thứ hai: Tòa có chấp nhận đơn của bạn hay không

theo quy định tại điêu 51 luật hôn nhân gia đình 2014

Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn

1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Như vậy, pháp luật chỉ cấm chồng không có quyền yêu cầu ly hôn khi vợ đang có thai, sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Trường hợp bạn là vợ mà muốn ly hôn thì tòa án sẽ chấp nhận đơn xin ly hôn của bạn.

Luật LVN Group cho mình được tư vấn 1 chút về luật ly hôn với ạ.Mình là người Đà Nẵng, hộ khẩu cũng ở Đà Nẵng.Chồng mình người Hà Nội, hộ khẩu cũng ở Hà Nội Tháng 11/2015, mình và chồng làm thủ tục đăng ký kết hôn tại phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Tuy nhiên mình vẫn để hộ khẩu của mình ở Đà Nẵng, chứ không chuyển khẩu ra Hà Nội Hiện nay mình ở Đà Nẵng, vừa sinh xong được 12 ngày, và muốn làm thủ tục ly hôn.Mình xin Luật LVN Group tư vấn giúp mình, là nếu bây giờ mình muốn ly hôn, thì mình làm thủ tục ly hôn tại UBND phường, nơi mình đăng ký hộ khẩu thường trú ở Đà nẵng có được hay không? Hay bắt buộc phải ra UBND phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội (nơi đăng ký kết hôn) mới làm thủ tục ly hôn được.và hiện tại mình vừa sinh xong, chưa có việc làm, không có thu nhập ổn định, thì mình muốn dành quyền nuôi con có được hay không? Và nếu chồng mình không đồng ý ly hôn, hoặc dành quyền nuôi con với mình thì sao ạ. Xin Luật LVN Group tư vấn giúp mình. Mình cảm ơn rất nhiều ạ.

Thứ nhất: Về tòa án có thẩm quyền thụ lý

Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên

1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.

Như vậy, khi có các căn cứ cho rằng cuộc sống hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được thì bạn có quyền ly hôn.

đây là đơn phương ly hôn nên tòa án sẽ mở phiên tòa giải quyết vụ án dân sự

thẩm quyền giải quyết của tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

Điều 35. Thẩm quyền của tòa án theo lãnh thổ

“1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Toà án theo lãnh thổ được xác định như sau:

a) Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này;”

Như vậy, khi muốn ly hôn bạn phải gửi đơn xin ly hôn lên tòa án nơi chồng bạn cư trú. Nếu chồng bạn không có đăng ký tạm trú thì bạn gửi đơn lên tòa án nơi chồng bạn đăng ký thường trú đó là tòa án quận Hoàng Mai, Hà Nội

Thứ 2: Về quyền nuôi con

căn cứ vào điều 81 luật hôn nhân gia đình 2014

Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng , giáo dục con sau khi ly hôn

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Vì bạn không nói rõ bạn sinh con được mấy tháng nên sẽ chia thành 2 trường hợp:

– Con dưới 36 tháng tuổi thì sẽ do bạn nuôi

– Con trên 36 tháng tuổi thì tòa án sẽ căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn luật hôn nhân gia đình – Công ty luật LVN Group