1. Ly hôn rồi có kết hôn với công an được không?

Thưa Luật sư! Em từng kết hôn được 3 tháng, sau đó chồng em phạm tội trộm cắp tài sản nên bị kết án 2 năm tù. Sau đó em ly hôn và có yêu người công an hình sự. Nhưng lần kết hôn trước em chưa cắt hộ khẩu.
Vậy Luật sư có thể cho em hỏi, em có thể kết hôn với công an được không? Có ảnh hưởng gì đến sự nghiệp của người này không?
Xin Luật sư tư vấn giúp em. Tôi xin chân thành cảm ơn !

Ly hôn rồi có kết hôn với công an được không?

Luật sư tư vấn luật hôn nhân, gọi: 1900.0191

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Thứ nhất về việc đăng kí kết hôn:

Thứ hai về điều kiện đăng ký kết hôn: Việc kết hôn của hai bạn phải thỏa mãn các điều kiện quy định tại Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình 2014:

“1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.

2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.”

Các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5:

“a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;”

Như vậy, hai bạn đáp ứng các điều kiện trên thì được đăng kí kết hôn theo quy định của Pháp luật.

2. Thứ hai là phải đáp ứng quy định về điều kiện kết hôn của ngành công an nhân dân

Theo quy định trong nội bộ nghành công an: vì ngành công an có đặc thù riêng, phải tuân thủ những nguyên tắc hoạt động quy định trong Luật Công an nhân dân năm 2014 cho nên về điều kiện kết hôn cũng phải tuân theo quy định của ngành. Theo quy định của ngành công an nhân dân, mỗi cán bộ chiến sĩ khi xây dựng gia đình phải có lập trường, tư tưởng vững vàng, xác định tương lai hạnh phúc của mình thật sự chín chắn để quyết định đi đến hôn nhân. Nếu đã xác định lập trường tư tưởng thì mỗi cán bộ, chiến sĩ phải tự viết đơn xin tìm hiểu gia đình, viết hai đơn, một đơn nộp cho đơn vị công tác, một đơn nộp cho Phòng tổ chức cán bộ. Thời gian tìm hiểu từ ba đến sáu tháng, tùy thuộc vào mức độ tình cảm của hai bên. Qua thời gian tìm hiểu và quyết định đi đến hôn nhân thì bản thân phải tự viết đơn xin xây dựng gia đình như trình tự trên. Cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân phải động viên người bạn đời của mình kê khai lý lịch cho thật đầy đủ.

Do có những đặc thù riêng về vấn đề bí mật và an ninh quốc gia, trước khi kết hôn với người trong ngành công an bạn và gia đình sẽ phải thẩm tra lý lịch ba đời về các điều kiện cơ bản:

– Gia đình làm tay sai cho chế độ phong kiến, Nguy quân, Ngụy quyền;

– Bố mẹ hoặc bản thân có tiền án hoặc đang chấp hành án phạt tù;

– Gia đình hoặc bản thân theo Đạo thiên chúa, Cơ đốc, Tin lành…;

– Gia đình hoặc bản thân là người dân tộc Hoa;

– Bố mẹ hoặc bản thân là người nước ngoài (kể cả đã nhập tịch)

Ngoài ra còn một số các quy định khác nhưng tùy thuộc vào địa phương của bạn:

– Nếu phòng tổ chức cán bộ ở địa phương bạn có đưa vấn đề về quan hệ hôn nhân trước vào trong thẩm tra lý lịch thì bạn sẽ không đủ điều kiện để kết hôn với bạn trai bạn làm trong ngành công an.

– Nếu phòng tổ chức cán bộ ở địa phương bạn không xét đến vấn đề quan hệ hôn nhân trước vào trong thẩm tra lý lịch và hai bạn có đủ các điều kiện trên thì bạn và bạn trai bạn làm trong ngành công an có thể kết hôn được với nhau mà vấn đề bạn chưa cắt hộ khẩu với chồng cũ bị kết án 2 năm tù không ảnh hưởng gì đến việc kết hôn của hai bạn.

* *Ngoài ra chúng tôi xin được tư vấn thêm cho bạn về trình tự, thủ tục tách hộ khẩu như sau:

-Theo quy định tại khoản 2 Điều 27 Luật cư trú năm 2006; Luật cư trú sửa đổi, bổ sung số 36/2013/QH13 của Quốc hội, khi tách sổ hộ khẩu, người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu; phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; ý kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ .

-Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải trả kết quả giải quyết việc tách sổ hộ khẩu. Nếu không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lí do.

2. Số tiền nợ ngân hàng khi ly hôn sẽ giải quyết thế nào ?

Thưa Luật sư của LVN Group, xin hỏi: tôi và chồng tôi quyết định ly hôn nhau vì không thể chung sống với nhau được nữa, tuy nhiên trong quá trình lấy nhau chúng tôi có vay mượn ngân hàng một số tiền khá lớn, ngoài ra còn vay mượn bà con, anh em, cha mẹ để mua đất, mua rẫy, xây dựng nhà ở.
Vậy nếu nay chúng tôi ly hôn thì số tiền vay kia sẽ giải quyết như thế nào ?
Tôi xin cảm ơn!

Vợ chồng vay mượn ngân hàng khi ly hôn thì số tiền vay sẽ giải quyết như thế nào ?

Luật sư tư vấn pháp luật hôn nhân trực tuyến, gọi:1900.0191

Luật sư tư vấn:

– Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định :

Điều 27. Trách nhiệm liên đới của vợ, chồng

1. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 30 hoặc giao dịch khác phù hợp với quy định về đại diện tại các điều 24, 25 và 26 của Luật này.

2. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ quy định tại Điều 37 của Luật này.

Điều 37. Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng

Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:

1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;

2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;

3. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;

4. Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;

5. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;

6. Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.

>> Như vậy,các khoản vay đó dùng cho nhu cầu thiết yếu của gia đình thì khi ly hôn hai bên vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm trả nợ đối với món nợ này.

>> Tham khảo bài viết liên quan: Định đoạt tài sản chung của vợ chồng khi đang làm thủ tục ly hôn ?

3. Tư vấn thủ tục ly hôn và xử lý tài sản ?

Xin chào Luật LVN Group, tôi có câu hỏi sau xin được giải đáp: Chị gái tôi lấy chồng đã hơn 10 năm và có 2 con nhỏ một cháu học lớp 4 và một cháu 5 tuổi. Sau khi lấy chồng 1 năm thì mẹ tôi đã chia cho anh chị 250 m2 đất cắt ra từ thửa đất gia đình đang ở và chia thành 2 sổ đỏ (1 sổ đỏ đứng tên vợ, 1 sổ đỏ đứng tên chồng). Mẹ tôi cũng đã xây 1 căn nhà 3 gian và hơn 10 phòng trọ sinh viên cho anh chị chuyển sang ở bên thửa đất đã cho này.

Năm 2012 anh chị mua thêm một mảnh đất gần nhà (sổ đỏ đứng tên chồng) và xây một nhà 3 tầng rồi chuyển sang thửa đất bên này ở. Đến nay, do mâu thuẫn gia đình dẫn tới ly hôn, nhưng cả 2 anh chị đều không thống nhất về việc chia tài sản: chồng chị thì muốn bán hết đất và tài sản để chia đôi số tiền nhưng chị tôi thì không đồng ý nên tòa án gọi ra 3 lần nhưng cũng không giải quyết xong.

Đến nay chưa giải quyết ly hôn xong thì chị tôi đã mang thai với một người khác và 2 người đang xây một căn nhà tại thửa đất mẹ cho mang tên chị và đã phá đi vài phòng trọ cũ. Chồng chị thì đang ra sức ngăn cản và có những hành động tiêu cực.

Vậy tôi muốn hỏi là:

1. Muốn giải quyết ly hôn trong trường hợp của chị tôi thì phải làm thế nào ?

2. Mẹ tôi bây giờ muốn đòi lại 250 m2 đất đã cho ngày trước có được không ?

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Người gửi: Duc Anh

Tư vấn thủ tục ly hôn và xử lý tài sản ?

Luật sư tư vấn thủ tục ly hôn trực tuyến: 1900.0191

Trả lời:

1. Muốn giải quyết ly hôn trong trường hợp của chị tôi thì phải làm thế nào ?

theo quy định điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định:”

1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Trong trường hợp của bạn thì chị bạn đang mang thai và trong trường hợp này thì người chồng bị hạn chế quyền li hôn theo khoản 3 điều 51 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. Nhưng chị bạn thì không. Chị bạn có quyền ly hôn, có thể là gửi đơn ly hôn đơn phương đến tòa án.

Hồ sơ xin ly hôn bao gồm:

– Đơn xin ly hôn;

– Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;

– Bản sao Hộ khẩu thường trú, tạm trú của vợ và chồng

– Bản sao Chứng minh thư nhân dân hoặc bản sao hộ chiếu của vợ và chồng

– Các giấy tờ chứng minh về tài sản: Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở (nếu có)…

– Bản sao giấy khai sinh của con.

Thẩm quyền giải quyết của Tòa án

– Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc ly hôn của là tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú.

– Trường hợp không biết thông tin về nơi cư trú, làm việc của bị đơn thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết được quy tại điểm a, khoản 1, Điều 41 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS). Theo đó, “nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết”.

Tại điểm a, khoản 1, Điều 35 BLTTDS quy định thẩm quyền xét xử về hôn nhân (không có yếu tố nước ngoài) thuộc TAND cấp huyện, nên trường hợp này bạn nộp hồ sơ yêu cầu giải quyết việc ly hôn của mình tại TAND cấp huyện nơi chồng chị bạn cư trú.

2. Mẹ tôi bây giờ muốn đòi lại 250 m2 đất đã cho ngày trước có được không ?

Với việc đòi lại đất thì mẹ bạn sẽ không thể đòi lại được, vì việc mảnh đất 250 mét vuông đã được làm bìa đỏ mà thủ tục làm được bìa đỏ phải tuân thủ những quy định của pháp luật. Nên việc đòi lại của mẹ bạn nếu không có sự đồng ý của anh chị bạn thì sẽ không đòi được.

4. Khi ly hôn tài sản có chia cho con hay không ?

Chào Luật sư, xin hỏi: Vợ chồng tôi đang làm thủ tục ly hôn nhưng có tranh chấp về tài sản. Hai bên có tài sản chung là một căn nhà mua vào năm 2015 đứng tên hai vợ chồng. Có 1 con năm nay 22 tuổi.
Vậy cho tôi hỏi khi ra tòa án thì tòa án có chia 3 phần tài sản này không?
Cảm ơn!

Trả lời:

Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn như sau:

1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.

Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.

2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.

Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

5. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

6. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này.

Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 được hướng dẫn cụ thể tại Điều 7 Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP như sau:

Điều 7. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn

1. Vợ chồng khi ly hôn có quyền tự thỏa thuận với nhau về toàn bộ các vấn đề, trong đó có cả việc phân chia tài sản. Trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được mà có yêu cầu thì Tòa án phải xem xét, quyết định việc áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận hay theo luật định, tùy từng trường hợp cụ thể mà Tòa án xử lý như sau:

a) Trường hợp không có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng hoặc văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn;

b) Trường hợp có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng và văn bản này không bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì áp dụng các nội dung của văn bản thỏa thuận để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn. Đối với những vấn đề không được vợ chồng thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng hoặc bị vô hiệu thì áp dụng các quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4, 5 Điều 59 và các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật hôn nhân và gia đình để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn.

2. Khi giải quyết ly hôn nếu có yêu cầu tuyên bố thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu thì Tòa án xem xét, giải quyết đồng thời với yêu cầu chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn.

3. Khi chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn, Tòa án phải xác định vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ về tài sản với người thứ ba hay không để đưa người thứ ba vào tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trường hợp vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ về tài sản với người thứ ba mà họ có yêu cầu giải quyết thì Tòa án phải giải quyết khi chia tài sản chung của vợ chồng. Trường hợp vợ chồng có nghĩa vụ với người thứ ba mà người thứ ba không yêu cầu giải quyết thì Tòa án hướng dẫn họ để giải quyết bằng vụ án khác.

4. Trường hợp áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn thì tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây để xác định tỷ lệ tài sản mà vợ chồng được chia:

a) “Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng” là tình trạng về năng lực pháp luật, năng lực hành vi, sức khỏe, tài sản, khả năng lao động tạo ra thu nhập sau khi ly hôn của vợ, chồng cũng như của các thành viên khác trong gia đình mà vợ chồng có quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình. Bên gặp khó khăn hơn sau khi ly hôn được chia phần tài sản nhiều hơn so với bên kia hoặc được ưu tiên nhận loại tài sản để bảo đảm duy trì, ổn định cuộc sống của họ nhưng phải phù hợp với hoàn cảnh thực tế của gia đình và của vợ, chồng.

b) “Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung” là sự đóng góp về tài sản riêng, thu nhập, công việc gia đình và lao động của vợ, chồng trong việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Người vợ hoặc chồng ở nhà chăm sóc con, gia đình mà không đi làm được tính là lao động có thu nhập tương đương với thu nhập của chồng hoặc vợ đi làm. Bên có công sức đóng góp nhiều hơn sẽ được chia nhiều hơn.

c) “Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập” là việc chia tài sản chung của vợ chồng phải bảo đảm cho vợ, chồng đang hoạt động nghề nghiệp được tiếp tục hành nghề; cho vợ, chồng đang hoạt động sản xuất, kinh doanh được tiếp tục được sản xuất, kinh doanh để tạo thu nhập và phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản chênh lệch. Việc bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và hoạt động nghề nghiệp không được ảnh hưởng đến điều kiện sống tối thiểu của vợ, chồng và con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự.

Ví dụ: Vợ chồng có tài sản chung là một chiếc ô tô người chồng đang chạy xe taxi trị giá 400 triệu đồng và một cửa hàng tạp hóa người vợ đang kinh doanh trị giá 200 triệu đồng. Khi giải quyết ly hôn và chia tài sản chung, Tòa án phải xem xét giao cửa hàng tạp hóa cho người vợ, giao xe ô tô cho người chồng để họ tiếp tục kinh doanh, tạo thu nhập. Người chồng nhận được phần giá trị tài sản lớn hơn phải thanh toán cho người vợ phần giá trị là 100 triệu đồng.

d) “Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng” là lỗi của vợ hoặc chồng vi phạm quyền, nghĩa vụ về nhân thân, tài sản của vợ chồng dẫn đến ly hôn.

Ví dụ: Trường hợp người chồng có hành vi bạo lực gia đình, không chung thủy hoặc phá tán tài sản thì khi giải quyết ly hôn Tòa án phải xem xét yếu tố lỗi của người chồng khi chia tài sản chung của vợ chồng để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của vợ và con chưa thành niên.

5. Giá trị tài sản chung của vợ chồng, tài sản riêng của vợ, chồng được xác định theo giá thị trường tại thời điểm giải quyết sơ thẩm vụ việc.

6. Khi giải quyết chia tài sản khi ly hôn, Tòa án phải xem xét để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Ví dụ: Khi chia nhà ở là tài sản chung và là chỗ ở duy nhất của vợ chồng, trong trường hợp không chia được bằng hiện vật thì Tòa án xem xét và quyết định cho người vợ hoặc chồng trực tiếp nuôi con chưa thành niên, con bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự nhận hiện vật và thanh toán giá trị tương ứng với phần tài sản được chia cho người chồng hoặc vợ nếu người vợ hoặc chồng có yêu cầu.

Từ những quy định trên ta thấy rằng việc chia tài sản khi ly hôn chỉ thực hiện chia cho hai vợ chồng. Đầu tiên do các bên tự thỏa thuận về vấn đề tài sản, nếu không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ xem xét dựa trên nguyên tắc : tài sản chung sẽ được chia đôi nhưng tính đến 4 yếu tố : Hòan cảnh gia đình hai bên, công sức đóng góp, bảo vệ lợi ích hợp pháp của các bên, lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền và nghĩa vụ vợ chồng.

5. Thủ tục ly hôn trong những trường hợp khác nhau ?

Thưa Luật sư của LVN Group, xin hỏi: Cuộc sống gia đình tôi không đến nổi có bạo lực hay thẳng thừng từ chối nhau, nhưng thật sự cuộc sống không còn hạnh phúc, niềm tin tôi dành cho chồng ko còn nhiều, thái độ của cả hai đều làm nhau mệt mỏi… xin hỏi Luật Sư cuộc sống như vậy tôi có nên li hôn không ?

Tôi thật sự mệt mỏi

Trả lời:

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn

1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Điều 52. Khuyến khích hòa giải ở cơ sở

Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. Việc hòa giải được thực hiện theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở.

Khi cuộc sống gia đình không hạnh phúc, mục đích hôn nhân không đạt được và mâu thuẫn giữa vợ chồng không thể hàn gắn được, một trong hai bên vợ hoặc chồng có quyền yêu cầu ly hôn đơn phương hoặc cả hai vợ chồng đều có quyền yêu cầu ly hôn thuận tình. Điều kiện, hồ sơ thủ tục ly hôn được quy định cụ thể tại Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

Thưa Luật sư của LVN Group, xin hỏi: Bây giờ muốn đơn phương li hôn được không.vi chồng không chiụ ký đơn.và hiện nay vânnn đanng sông chung môt nhà.

Theo quy định của luật Hôn nhân và gia đình 2014 vợ, chồng hoặc cả hai người đều có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Bạn muốn ly hôn nhưng chồng bạn không ký vào đơn, bạn có thể tiến hành thủ tục ly hôn đơn phương. Hồ sơ gồm:

– Đơn xin ly hôn.

– Bản sao hợp lệ giấy tờ tùy thân của vợ và chồng.

– Trích lục khai sinh của con (nếu đã có con).

– Bản sao hợp lệ sổ hộ khẩu.

Sau đó bạn nộp đơn tại Tòa án để giải quyết.

Thưa Luật sư của LVN Group, xin hỏi: Tôi và chồng cưới năm 2009 và có 1 con chung. Do mâu thuẫn vợ chồng tôi đã ly thân được 5 năm. Hiện giờ chồng tôi đã lấy vợ và có con. Tôi muốn làm thủ tục ly hôn nhưng tôi không muốn vào ĐL. Liệu tôi có nộp đơn ở quê tôi đang sống được không? Tôi đăng ký kết hôn tại ĐL?

Bạn và chồng bạn mới ly thân chưa ly hôn, tức là chưa có bản án có hiệu lực của Tòa án về việc ly hôn. Luật Hôn nhân và gia đình 2014 cấm người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;”

Bạn muốn ly hôn nhưng hiện tại bạn và chồng không có cùng nơi cư trú. Bạn có thể nộp đơn ly hôn đơn phương đến Tòa án nơi bạn cư trú. Sau khi nhận đơn, những giấy tờ còn thiếu bạn sẽ được bổ sung sau, Tòa án sẽ tiến hành triệu tập những người liên quan đến để giải quyết.

Thưa Luật sư của LVN Group, xin hỏi: Em đang muốn ly hôn. Em kết hôn từ tháng 3 năm 2016 đến nay, tính ra chỉ mới vài tháng thôi. Lý do ly hôn là chồng em thường nhắn tin với người lạ nhưng rất lén lút không công khai với em được. Đã có lần em phát hiện anh ấy nhắn tin với người con gái khác mà xưng hô là vợ chồng rất thân mật. Em đã khuyên nhưng xem ra anh ấy không quan trọng cái gia đình này. Cứ nhắn tin lén lút. Em sử dụng từ lén lút vì hễ em lại gần là anh tắt điện thoại ngay và cứ thường xuyên như thế cho đến tận bây giờ. Em cảm thấy em không thể chịu đựng được nữa và em muốn ly hôn bởi vì anh ấy sẽ không bao giờ từ bỏ cuộc sống đó. Mong Luật sư của LVN Group tư vấn giúp em về thủ tục ly hôn. Chúng em chưa có con và cũng không có tài sản chung hay nợ chung. Em cũng vẫn chưa nhập hộ khẩu về nhà chồng. Mong Luật sư của LVN Group tư vấn giúp. Chào Luật sư của LVN Group!

Trường hợp của bạn nếu bạn muốn đơn phương ly hôn bạn cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm đơn xin ly hôn, bản sao CMTND của bạn và chồng, bản sao sổ hộ khẩu. Sau đó nộp đơn đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bạn cư trú. Nếu chồng bạn cũng đồng ý ly hôn, 2 bạn làm bản thỏa thuận thuận tình ly hôn và nộp cùng các giấy tờ nêu trên đến Toàn án để giải quyết.

Xin chào công ty luật LVN Group, hiện giờ em & anh Phan Đức Thanh đều đang sinh sống và làm việc tại New Zealand. Thời gian vừa qua, do cuộc sống có nhiều thay đổi nên tình cảm cũng thay đổi theo. Em & chồng đều thuận tình ký vào giấy tờ ly hôn. Bọn em có một con gái chung hiện đang sống tại Việt Nam và đồng ý giải quyết sau này mẹ sẽ là người chăm sóc và nuôi nấng con gái. Bố được quyền thăm con, chăm sóc cho con bất kỳ khi nào bố muốn. Về tài sản bọn em không có tài sản chung. Mọi việc đều thuận tình. Nếu công ty LVN Group có thể thay mặt đương đơn để giúp thủ tục ly hôn trong vòng 1 tháng, xử lý vắng mặt thì tốt quá. Không có tranh chấp gì nên mọi việc có lẽ sẽ thuận lợi. Xin chân thành cám ơn! Đỗ Quỳnh Anh

Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định: Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

Bộ luật Dân sự năm 2005 cũng quy định:

Điều 42. Quyền ly hôn

Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn.

Điều 25 BLDS 2015 quy định về quyền nhân thân:

Quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Căn cứ quy định trên, ly hôn và việc của cá nhân, gắn liền với quyền nhân thân không thể chuyển giao cho người khác. Bạn phải tự mình đến Tòa án để giải quyết. Trường hợp bất khả kháng người yêu cầu ly hôn không thể đến phiên tòa thì có thể thực hiện thủ tục ly hôn vắng mặt.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900.0159

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn luật Hôn nhân và gia đình – Công ty luật LVN Group.