1. Ly hôn và đòi quyền nuôi con khi vợ bỏ đi không liên lạc ?
Do vợ chồng không hòa hợp, nên vợ chồng thường xảy ra tranh cãi. Ngày 11/1/2015 âm lịch vợ chồng tranh cãi, tức giận, vợ tôi đã gọi điện cho một người đàn ông đến để đón đi. Trước khi đi, cô ấy có mang một chiếc xe máy của tôi đi bán và đã bỏ đi từ ngày đó, đến nay không liên lạc.
Vậy theo tình hình trên tôi muốn ra tòa ly hôn thì phải làm như thế nào? Hiện tài sản chung không có gì ngoài đứa con trai. Tôi muốn nuôi con.
Tôi kính mong Luật sư giải đáp giúp tôi.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Người gửi: A.K
Trả lời:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty Luật LVN Group! Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:
Như bạn trình bày thì vợ bạn bỏ đi từ 11/01/2015 âm lịch, tính đến thời điểm hiện tại thì thời gian vợ bạn bỏ đi chưa đủ hai năm, do đó bạn không thể yêu cầu Tòa án tuyên bố mất tích và giải quyết ly hôn như quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 được:
Điều 387. Đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích
1. Người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố một người mất tích theo quy định của Bộ luật dân sự.
2. Kèm theo đơn yêu cầu, người yêu cầu phải gửi tài liệu, chứng cứ để chứng minh người bị yêu cầu tuyên bố mất tích đã biệt tích 02 năm liền trở lên mà không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hoặc đã chết và chứng minh cho việc người yêu cầu đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo tìm kiếm; trường hợp trước đó đã có quyết định của Tòa án thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú thì phải có bản sao quyết định đó.
Do đó, bây giờ bạn muốn ly hôn thì bạn cần thực hiên thủ tục đơn phương ly hôn, theo quy định tại Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình 2014:
“Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên
1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.”
Về thủ tục ly hôn bạn tham khảo TẠI ĐÂY.
Vì bạn không biết địa chỉ hiện tại của vợ nên bạn nộp đơn xin ly hôn đến Tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi vợ bạn cư trú, làm việc cuối cùng.
Về việc xác định quyền nuôi con sau khi ly hôn:
Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Như vậy, hai con của chị một cháu 10 tuổi, một cháu 5 tuổi; khi quyết định quyền nuôi con phải xem xét nguyện vọng của cháu 10 tuổi (Khoản 2 Điều 81).
Việc xác định quyền nuôi con sau khi ly hôn phụ thuộc vào thỏa thuận của hai vợ chồng và điều kiện kinh tế, các yếu tố tinh thần nhất định. Cụ thể như sau:
– Nếu hai vợ chồng thỏa thuận được ai là người trực tiếp nuôi con, đồng thời thỏa thuận này đảm bảo quyền và lợi ích tốt nhất cho con thì Tòa án tôn trọng thỏa thuận này.
– Nếu hai vợ chồng không thỏa thuận được ai là người trực tiếp nuôi con thì Tòa án sẽ quyết định, dựa trên các điều kiện vật chất (kinh tế, nơi ăn ở, nuôi dưỡng…) và các yếu tố tinh thần (tình cảm, văn hóa, giáo dục…) để có quyết định cuối cùng.
Trong trường hợp của bạn, vợ bạn bỏ nhà đi và không biết địa chỉ, cho nên việc thỏa thuận giữa vợ chồng bạn khó thực hiện. Để giành được quyền nuôi con, bạn cần cung cấp các căn cứ chứng minh điều kiện vật chất và tinh thần bạn giành cho con, về việc người mẹ đã bỏ nhà đi không liên lạc, không quan tâm tới con. Sau đó, Tòa án sẽ ra quyết định cuối cùng.
Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Cảm ơn bạn đã lựa chọn công ty Luật LVN Group!
>> Xem ngay: Quyền nuôi con khi chưa có công việc ổn định được không ?
2. Phân chia tài sản và quyền nuôi con khi ly hôn với chồng bạo hành gia đình ?
Tôi thì ngoài thời gian nội trợ cũng đi làm thêm thu nhập trung bình 4tr/ tháng. Thời gian đầu chung sống thì tôi là trụ cột chính trong gia đình vì chồng chưa xin được việc. Đến 2010 thì tôi lui về nội trợ cho chồng đi làm. Nhưng từ khi anh ta được tăng lương, thăng tiến thì luôn giấu diếm tiền bạc. Mỗi ngày chỉ đưa tiền chợ, ngoài ra không được quyền biết đến số dư hàng tháng. Mọi việc chỉ nghe anh ta nói bằng miệng rằng tiền đem gửi tiết kiệm, còn sổ thì bỏ trong tủ sắt công ty và anh ta có khoe là mua một mảnh đất nhưng khi tôi hỏi đến thì cứ nói là không cần biết, chỉ lo việc nhà cửa, nuôi con là được. Số tư trang và tiền làm hàng tháng đều giao cho anh ta cất giữ nhưng khi tôi hỏi lại thì anh ta không đưa ra. Tôi cho tới lúc bước ra ly thân không có gì trong người ngoài mấy bộ quần áo vì tiền bạc đều do anh ta quản lí. Về con tôi, đến lúc này bé đã hơn 3 tuổi, bé đang ở với Ba và Nội. Tôi rất muốn giành quyền nuôi con nhưng do gia đình chồng quá hung dữ đã bắt con tôi, còn không cho thăm hỏi gặp mặt. Tôi chỉ lén gặp lúc bé gửi ở nhà trẻ.
Chồng tôi là người có học thức thấp, cách ăn nói tục tĩu, không kính trên nhường dưới, chửi thề, đánh cha ,chửi mẹ là chuyện thường xuyên xảy ra trong gia đình tôi và cả anh tôi, con rể bên nhà chồng cũng vậy. Anh ta còn ham mê nhậu nhẹt thường xuyên đi nhậu gửi con cho Nội giữ cả đêm ( ngày gửi nhà trẻ ) và thường xuyên đi làm ca đêm bõ con cho Nội. Mẹ chồng tôi đã hơn 60 tuổi, giữ 4 đứa cháu, 2 đứa cháu trai lớn đi học, 2 bé gái nhỏ 3 tuổi ( con tôi và con của tôi chồng ). Còn Ba chồng lại là một người nghiện rượu nặng, ông thậm chí uống rượu thay nước và thường xuyên quậy, thường xuyên bị các con trai, con gái, con rể đánh đập đổ máu. Mấy đứa cháu trai lớn thì không hề lễ phép…thậm chí chửi Ba chồng tôi mà cả nhà không hề nói, ngược lại cho là đúng. Với một gia đình 3 thế hệ như thế, tôi tuyệt nhiên không muốn con gái tôi lớn lên trong hoàn cảnh như vậy. Việc dẫn đến ly hôn là do anh ta gia trưởng khó khăn và lúc nào cũng cho là tôi không đi làm mà đi ngoại tình. Còn tôi ở nhà thì anh ta cũng chửi mắng đánh đập chửi rủa là đồ ăn bám. Tôi đã nhiều lần muốn ly hôn nhưng a ta không đồng ý, năn nỉ vì con nên quay về, mặt khác anh ta không đưa giấy tờ để ly hôn. Sống với anh ta, không những bị bạo hành về thể xác mà còn bị bạo hành về tình dục. Nay tôi đã ly thân được 8 tháng và cũng không có ý định ly hôn nhưng anh ta giục ly hôn để anh ta lấy vợ khác. Cũng có nói trong điện thoại là toàn bộ tài sản đã chuyển người khác đứng tên. Sẽ không chia cho tôi một xu nào. Vậy dựa vào những gì mà tôi nói nêu trên, tôi muốn hỏi:
– Khi ra toà, tôi có cơ hội giành quyền nuôi con – hiện tại tôi rất khó khăn về kinh tế nhưng gia đình tôi thì có khả năng nuôi bé và chắc rằng sẽ cho bé sự giáo dục tốt hơn khi ở bên Nội. Tôi có ghi âm một vài cuộc gọi cho thấy chồng tôi nhậu xỉn, bõ con không chăm sóc, bé có thái độ lì lợm, khó dạy bảo, chửi thề giống Ba và một số suy nghĩ của những người họ hàng bên phía nhà chồng khuyên tôi nên giành nuôi con cho bằng được vì con bé càng ngày càng khó dạy bảo.
– Còn về tài sản, tôi không biết anh ta có bao nhiêu tiền trong sổ tiết kiệm, bảo hiểm và đất đai vậy thì làm sao giải quyết ?
– Tôi có ghi âm lại các cuộc gọi, trong đó anh ta nói tất cả đất đai và sổ tiết kiệm đã chuyển qua cho người khác đứng tên. Quyết không chia cho tôi bất cứ gì. Vậy các đoạn ghi âm đó có giá trị khi ra toà hay không ? Sau ly hôn, anh ta còn nói trong cuộc gọi là sẽ tạt axit và thuê người đụng xe Ba tôi, vậy với bằng chứng này tôi có thể kiện anh ta không ? Với điều kiện kinh tế không mấy tốt như bây giờ. Không biết tôi có thể nhờ tư vấn ở đâu và có nên thuê Luật sư của LVN Group để giúp tôi nói trước toà. Và tôi có nên là người đứng đơn ly hôn hay để chồng tôi đứng đơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Người gửi: M.L
Luật sư tư vấn luật hôn nhân gia đình gọi số:1900.0191
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Về vấn đề của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau:
+ Về vấn đề ly hôn
Khoản 1 Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:
“Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn
1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.”
Như vậy, vợ chồng bạn có thể ly hôn theo thủ tục thuận tình ly hôn hoặc ly hôn đơn phương. Trong trường hợp ly hôn đơn phương, người nào có yêu cầu thì người đó phải chuẩn bị toàn bộ hồ sơ xin ly hôn và phải chịu án phí ly hôn là 300.000 đồng trong trường hợp không có yêu cầu giải quyết tranh chấp tài sản (Bạn có thể tham khảo về thủ tục ly hôn đơn phương tại đây)
+ Về vấn đề giành quyền nuôi con sau khi ly hôn:
Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định như sau:
“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Do bạn và chồng sau khi có con rồi mới đăng ký kết hôn vào ngày 9/4/2012, vì vậy, chúng tôi xác định tính tới thời điểm hiện tại con của bạn đã trên 36 tháng tuổi. Vì vậy, trong trường hợp vợ chồng bạn không tự thỏa thuận được với nhau về người trực tiếp nuôi con thì Tòa án sẽ căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con để xem xét giao con cho một bên trực tiếp nuôi.
Theo như những thông tin mà bạn đã cung cấp cho chúng tôi về thái độ, hành vi, cách ứng xử trong cuộc sống gia đình của chồng bạn và gia đình nhà chồng của bạn có thể thấy, những điều này rất có thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển về nhận thức cũng như tính cách của con bạn. Và thực tế thì bé đã có những biểu hiện như lì lợm, chửi thề… Thêm nữa, việc chồng bạn và gia đình nhà chồng ngăn không cho bạn gặp con là vi phạm nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng con của bạn. Vì vậy, nếu bạn có thể đưa ra những bằng chứng về những điều trên, thì khả năng giành được quyền nuôi con của bạn sẽ cao hơn.
Về vấn đề chia tài sản
Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:
“Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng
1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.”
Như vậy, đối với số tài sản mà vợ chồng bạn có được trong thời kỳ hôn nhân mà không phải là tài sản được thừa kế riêng, tặng cho riêng hay có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng thì đó là tài sản chung của hai vợ chồng.
Khoản 2 Điều 26 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 quy định như sau:
“Điều 26. Đại diện giữa vợ và chồng trong trường hợp giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng đối với tài sản chung nhưng chỉ ghi tên vợ hoặc chồng
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng có tên trên giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản tự mình xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch với người thứ ba trái với quy định về đại diện giữa vợ và chồng của Luật này thì giao dịch đó vô hiệu, trừ trường hợp theo quy định của pháp luật mà người thứ ba ngay tình được bảo vệ quyền lợi.”
Theo đó, việc chồng bạn tự ý chuyển cho người khác đứng tên số tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân của hai vợ chồng sẽ bị coi là vô hiệu. Và về nguyên tắc, số tài sản chung đó sẽ được chia đôi và có tính đến yếu tố công sức đóng góp của vợ, chồng theo quy định tại Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.
Về vấn đề chứng cứ
Điều 6 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 có quy định về
Điều 6. Cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự
1. Đương sự có quyền và nghĩa vụ chủ động thu thập, giao nộp chứng cứ cho Tòa án và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện, yêu cầu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác có quyền và nghĩa vụ thu thập, cung cấp chứng cứ, chứng minh như đương sự.
2. Tòa án có trách nhiệm hỗ trợ đương sự trong việc thu thập chứng cứ và chỉ tiến hành thu thập, xác minh chứng cứ trong những trường hợp do Bộ luật này quy định.
Vấn đề khởi kiện về hành vi đe dọa
Do trong trường hợp này của bạn là vụ án ly hôn, vì vậy, việc bạn thu âm được những cuộc gọi mà chồng bạn đe dọa sẽ tạt axit và thuê người đụng xe ba của bạn chỉ có tác dụng trong việc cung cấp thêm cho Tòa án căn cứ để Tòa án giải quyết việc ly hôn cũng như xem xét việc giao con cho một bên nuôi dưỡng. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn muốn dùng bằng chứng này để khởi kiện chồng bạn theo trình tự thủ tục của một vụ án dân sự khác thì hành vi đe dọa đó của chồng bạn có thể sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 161 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 quy định:
“Điều 161. Quyền khởi kiện vụ án
Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Toà án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.”
Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty chúng tôi.
>> Xem thêm: Quyền nuôi con sau khi ly hôn khi bố mẹ không thỏa thuận được ?
3. Giành quyền nuôi con sau ly hôn khi chồng ngoại tình ?
Chị em có điện vào khi con em được 6 tháng thì nghe tin chồng em ngoại tình vì chồng em làm cùng với chú em. Sau này con em được 1 tuổi em vào Sài Gòn và bắt được chồng em ngoại tình với một người em ở Kiên Giang làm cùng nhau. Em và gia đình bên chồng khuyên ngăn mà không được. Giờ mẹ chồng em tối ngày kiếm chuyện. Em giờ rất mệt mỏi và muốn được giải thoát. Thu nhập mỗi tháng của em là 5 triệu , chồng em là 7 triệu, có tháng chỉ được 4 triệu do công ty làm theo sản phẩm nên thu nhập thất thường. Giờ em như vậy thì em có quyền nuôi con không ?
Xin chân thảnh cảm ơn Luật sư.
>> Luật sư tư vấn luật hôn nhân gia đình trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191
Trả lời :
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty Luật LVN Group. Về thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau:
Theo như thông tin bạn cung cấp thì chồng bạn ngoại tình, bỏ vào Sài Gòn từ sau khi 2 vợ chồng bạn cưới nhau được 1 tháng. Sau đó còn ngoại tình với một người ở Kiên Giang. Theo quy định tại mục 8, Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP hướng dẫn một số quy định của Luật hôn nhân gia đình thì:
“a.1. Được coi là tình trạng của vợ chồng trầm trọng khi:
– Vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau như người nào chỉ biết bổn phận người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.
– Vợ hoặc chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, như thường xuyên đánh đập, hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.
– Vợ chồng không chung thuỷ với nhau như có quan hệ ngoại tình, đã được người vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình; “.
Trong trường hợp của bạn, chồng bạn bỏ mặc bạn ngay cả khi bạn sinh con cho đến nay cũng không về thăm nom 2 mẹ con bạn, không chung thủy…cho nên có thể xác định vợ chồng bạn đã lâm vào tình trạng trầm trọng. Bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
Điều 56 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định như sau :
“Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên
1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hônnếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ củavợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.”
Thủ tục ly hôn đơn phương bạn có thể tham khảo tại đây.
Về quyền nuôi con :
Điều 81 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định như sau:
“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Con bạn 18 tháng tuổi nên về nguyên tắc quyền nuôi con sẽ thuộc về bạn trừ trường hợp bạn không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con. Nếu chồng bạn giành quyền nuôi con với bạn thì bạn có thể đưa ra các bằng chứng về việc chồng bạn bỏ mặc mẹ con bạn từ lúc con bạn chưa sinh đến nay, chồng ngoại tình không quan tâm đến mẹ con bạn…để Tòa án giao con cho bạn.
>> Xem thêm: Không thỏa thuận được quyền nuôi con sau ly hôn xử lý thế nào?
4. Ly hôn đòi quyền nuôi con khi con 5 tháng tuổi ?
Tôi muốn hỏi là thủ tục làm đơn ly hôn đơn phương như thế nào và người xin ly hôn có được quyền nuôi con không? Hiện giờ con tôi được 5 tháng tuổi nó được đi theo mẹ đúng không? Hiện giờ chồng đang học còn tôi ở nhà nuôi con cả hai đều không có công ăn việc làm như vậy sẽ giải quyết như thế nào?
Trân trọng cảm ơn.
Người gửi: T.P
Luật sư tư vấn luật hôn nhân gia đình gọi số:1900.0191
Trả lời:
Thứ nhất, về thủ tục xin ly hôn đơn phương, bạn có thể tham khảo tại đây.
Thứ hai, về quyền nuôi con
Theo thông tin bạn trình bày thì con bạn 5 tháng tuổi. Căn cứ theo điều 81 Luật hôn nhân gia đình 2014 thì :
“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Như vậy, con bạn trong trường hợp này con bạn sẽ giao cho bạn trực tiếp nuôi dưỡng. Trường hợp của bạn chồng đang học còn tôi ở nhà nuôi con cả hai đều không có công ăn việc làm thì về nguyên tắc con bạn vẫn được giao cho bạn trừ trường hợp bạn không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc con hoặc vợ chồng bạn có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
>> Xem ngay: Vợ không có việc làm có được quyền nuôi con sau ly hôn?
5. Chồng có quyền nuôi con dưới 36 tháng khi ly hôn không ?
Trong mâu thuẫn cãi vã hàng ngày thì vợ tôi hay đòi tự tử, dạo gần đây hăm doạ sẽ đem con chết cùng.Từ nhỏ vợ tôi đã không có được sự giáo dục tốt từ gia đình, thường thì sống dựa vào các cô chú nên tôi không muốn con tôi rơi vào hoàn cảnh thiếu giáo dục .Về mặt vật chất tôi tin bản thân mình đủ khả năng chăm lo cho con đầy đủ và tốt nhất còn vợ tôi thì gần như không có khả năng. Bố vợ hiện là bảo vệ cho một khu vui chơi mẹ vợ thì ở nhà, em vợ sắp lấy chồng nên khả năng chăm lo về vật chất là không đáp ứng cho con tôi đầy đủ. Trong quá trình sống cùng và chăm sóc con thì cả 2 vợ chồng đôi khi vẫn đánh bé nhưng tôi thì chỉ đánh vào mông bé còn vợ tôi thì khi giận dỗi thường tát vào mặt bé (điều này nhiều người chứng kiến nhưng sẽ không làm chứng cho tôi do toàn là người thân bên vợ) đôi khi tranh luận vợ tôi còn đảm bảo sau khi ly hôn nếu con theo mẹ sẽ đem con đi chỗ khác không cho tôi gặp mặt.
Xin hỏi trong trường hợp này thì tôi có thể giành được quyền nuôi con hay không? Và cần chứng minh những gì để giành được quyền nuôi con vì theo quy định con dưới 36 tuổi được giao trực tiếp cho mẹ.
Trân trọng cảm ơn.
Người gửi: L.H
Luật sư tư vấn luật hôn nhân gia đình gọi số:1900.0191
Trả lời:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty Luật LVN Group. Về vấn đề của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau:
Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Việc xác định quyền nuôi con sau khi ly hôn phụ thuộc vào thỏa thuận của hai vợ chồng và điều kiện kinh tế, các yếu tố tinh thần nhất định. Cụ thể như sau:
– Nếu hai vợ chồng thỏa thuận được ai là người trực tiếp nuôi con, đồng thời thỏa thuận này đảm bảo quyền và lợi ích tốt nhất cho con thì Tòa án tôn trọng thỏa thuận này.
– Nếu hai vợ chồng không thỏa thuận được ai là người trực tiếp nuôi con thì Tòa án sẽ quyết định, dựa trên các điều kiện vật chất (kinh tế, nơi ăn ở, nuôi dưỡng…) và các yếu tố tinh thần (tình cảm, văn hóa, giáo dục…) để có quyết định cuối cùng.
Về nguyên tắc, Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi. Tuy nhiên, nếu trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con thì Tòa án sẽ tôn trọng thỏa thuận hoặc cử người cha, người khác đáp ứng đủ điều kiện để chăm sóc con.
Như vậy, để giành được quyền nuôi con, bạn cần cung cấp cho Tòa án những căn cứ chứng minh vợ bạn không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con (như vợ bạn không có nghề nghiệp ổn định, gia đình nhà vợ không đủ điều kiện vật chất để có thể chăm lo cho con, vợ bạn thường đánh con, dọa tự tử cùng con…). Đây là những căn cứ rất quan trọng, chứng minh vợ bạn không đủ điều kiện vật chất và tình cảm yêu thương, chăm sóc con. Đó là những điều không đản bảo cho lợi ích và sự phát triển của con. Đồng thời, cung cấp cho Tòa án những căn cứ chứng minh điều kiện vật chất (nghề nghiệp, thu nhập, nơi ăn ở…) và tình cảm yêu thương (không bao giờ đánh con đau…), thời gian giành cho con, văn hóa, cách giáo dục con của bạn… Sau đó, Tòa án sẽ căn cứ vào những thông tin trên và ra quyết định cuối cùng.
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật hôn nhân – Công ty luật LVN Group